3. Phương pháp nghiên cứu
3.3. Dữ liệu nghiên cứu
Bảng 3.1: Mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu
Tên biến Ký hiệu Cách tính Nguồn số liệu
GDP thực RGDP Lấy năm 2005 làm năm gốc
Trang web thomsonreuters.com
Lạm phát LP
Tính theo CPI với CPI lấy năm 2005 làm năm
gốc
IMF
Lãi suất tái cấp
vốn LS IMF
Cung tiền (M2) M2 IMF
Tỷ giá thực có
hiệu lực REER
Được tính từ NEER điều chỉnh theo CPI với CPI lấy năm 2005
là năm gốc
IMF
Dự trữ ngoại hối RES Tổng dự trữ ngoại hối
không bao gồm vàng IMF
Dữ liệu trong bài nghiên cứu được lấy từ quý 4 năm 1998 đến quý 4 năm 2012 với tổng cộng 57 quan sát. Nguồn dữ liệu và cách tính toán các biến cho dữ liệu hồi quy được đề cập ở trong bảng trên.
Dữ liệu về giá trị GDP thực (real_gdp) của Việt Nam được lấy trong giai đoạn từ quý 4 năm 1998 đến quý 4 năm 2012. Bài nghiên cứu đã phát hiện thấy chuỗi dữ liệu này bị tác động bởi yếu tố mùa vụ. Tác động này
làm cho số liệu thống kê thay đổi rất mạnh từ quý này qua quý khác. Cụ thể, số liệu RGDP quý 1 hàng năm thường giảm rất mạnh (có thể là do tết âm lịch), trong khi số liệu tăng mạnh vào quý 4 hàng năm
Đồ thị 3.1: Số liệu RGDP thực của Việt Nam từ quý 4 năm 1998 đến quý 4 năm 2012 khi chưa điều chỉnh yếu tố mùa vụ
(Đơn vị: VNĐ)
Một trong số những cách phổ biến thường được sử dụng để hiệu chỉnh cho yếu tố mùa vụ là so sánh số liệu tại một quý trong năm với một quý ở cùng thời điểm năm trước đó. Bài nghiên cứu thực hiện phương pháp điều chỉnh X11/X12 do Bureau of Census của Mỹ xây dựng.
Sau khi điều chỉnh yếu tố mùa vụ, chuỗi GDP thực sẽ có đồ thị như sau:
Đồ thị 3.2: Số liệu GDP thực của Việt Nam từ quý 4 năm 1998 đến quý 4 năm 2012 đã điều chỉnh yếu tố mùa vụ
(Đơn vị: VNĐ)
Bài nghiên cứu sẽ lấy giá trị logarithm của GDP thực sau khi đã loại bỏ yếu tố mùa vụ cũng như lấy giá trị logarithm của cung tiền M2 và của dự trữ ngoại hối để thực hiện các hồi quy trong mô hình nghiên cứu thực nghiệm.
Cách tính tỷ lệ lạm phát bằng CPI:
Tỷ lệ lạm phát = (
— Trong đó, Ip là chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của kỳ đang tính và Ip-1 là CPI của kỳ trước (thời kì gốc).
— Chỉ số giá tiêu dùng CPI là mức giá chung, hay nói chính xác hơn là số trung bình của giá nhiều loại hàng hóa và dịch vụ. Đầu tiên, cơ quan chức năng sẽ chọn một rổ hàng hóa, gồm những mặt hàng mà một hộ gia đình tiêu biểu ở thành thị tiêu dùng (trong một tháng chẳng hạn). Tiếp theo, gắn trọng số của các mặt hàng trong rổ và tính: