Nghiên cứu này sử dụng dữ liệu thu thập từ báo cáo tài chính đã được kiểm toán
của 90 công ty niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2012. Tác giả loại bỏ dữ liệu của những công ty không đầy đủ số liệu, các công ty tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, quản lý quỹ… Dữ liệu được thu thập từ 2 báo cáo tài chính là: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanhtạiwebsite chứng khoán Tân Việt.
3.2.2 Phương pháp nghiên cứu
Khi ước lượng các mô hình hồi quy dữliệu bảng có nhiều cách tiếp cận khác nhau:
tiếp cận mô hình hồi quy tuyến tính thông thường (the pooled model - Pooled), tiếp
cận mô hình cácảnh hưởng cố định (Fixed Effect Model, FEM) hay còn gọi là hồi
quy biến giả bình phương nhỏ nhất LSDV (Least Squares Dummy Variable) và mô
hình ảnh hưởng ngẫu nhiên (Random Effects Model, REM). Tác giảsửdụng kiểm
định Likelihook Ratio để lựa chọn ra mô hình hồi quy phù hợp giữa hai mô hình
Pooled hay FEM; và kiểm định Hausmanđểquyết định lựa chọn mô hình FEM hay
REM. Từ kết quả kiểm định ta có thể lựa chọn ra mô hình hồi quy phù hợp nhất.
Trong bài nghiên cứu này, tác giả sử dụng Eviews 6 để chạy mô hình hồi quy. Từ
kết quả kiểm định lựa chọn mô hình hồi quy phù hợp, tác giả chọn mô hình ảnh hưởngcố định FEM (Fixed EffectModel)để thực hiện nghiên cứu.
CHƯƠNG 4. NỘI DUNG VÀ CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Phân tích cấu trúc vốn của các công ty niêm yết tại Sở Giao dịch chứng
khoán TP.HCM (HOSE)
Mẫu nghiên cứu 90 công ty niêm yết trên Sở giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí
Minh, bao gồm: 27 công ty ngành công nghiệp, 5 công ty ngành dịch vụ tiêu dùng,
6 công ty ngành dược phẩm y tế, 21 công ty ngành hàng tiêu dùng (Ô tô phụ tùng, thực phẩm đồ uống, hàng cá nhân, đồ gia dụng), 14 công ty ngành nguyên vật liệu,
11 công ty ngành bất động sản và 6 công ty ngành tiện ích cộng đồng.
Bảng 2: Tổng hợp các biến của mô hình hồi quy qua phân tích cấu trúc vốn và
hiệu quả hoạt động cáccông ty niêm yết trên sàn HOSE
S T T Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 Trung bình A. Các biến phụ thuộc
1 Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu
(ROE) 0.1718 0.2052 0.1979 0.1676 0.1388 0.1762
2 Tỷ suất sinh lợi trên tài sản (ROA) 0.1016 0.1210 0.1165 0.1049 0.0904 0.1069
B. Các biến độc lập
1 Nợ ngắn hạn/Tổng tài sản (STD) 0.2833 0.2998 0.2940 0.3156 0.3268 0.3038
2 Nợ dài hạn/Tổng tài sản (LTD) 0.1026 0.1019 0.1039 0.0986 0.0882 0.0988
3 Tổng nợ/Tổng tài sản (TD) 0.3858 0.4018 0.3979 0.4142 0.4150 0.4030
4 Quy mô công ty (SIZE) 12.92 13.13 13.30 13.42 13.49 13.25
5 Tăng trưởng tài sản (AG) 0.2190 0.2797 0.2033 0.1451 0.0832 0.1863 6 Tăng trưởng doanh thu (SG) 0.2888 0.2457 0.3022 0.2251 0.0485 0.2221 7 Tỷ lệ doanh thu/Tổng tài sản(EFF) 0.8519 0.7702 0.8054 0.8661 0.8436 0.8276
Đồ thị 1: Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Tỷ số ROE phản ánh mức sinh lợi trên vốn chủ sở hữu được sử dụng để đo lường hiệu quảhoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. ROE đạt mức trung bình
cao nhất là 21% trong năm 2009, đến năm 2012 chỉ còn 14%. ROE của các công ty
trong mẫu nghiên cứu đạt mức trung bình qua 4 năm(2008-2012) là 18%.
Tỷ số ROE năm 2009 tăng khoảng 3% so với năm 2008, đến năm 2010 thì ROE có xu hướng giảm dần. Sự suy giảm chỉ số ROE cho thấy việc huy động vốn của các
công ty một cách ồ ạt và việc sử dụng vốn không hoạch định đã làm giảmhiệu quả
việc sử dụng vốn.
Tỷ số ROA phản ánh mức sinh lợi trên tài sản được sử dụng để đo lường hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. ROA bình quân của các công ty là 11% và dao động trong mức từ 9% đến 12% trong khoảng thời gian từ năm
2008-2012. ROA của các công ty có xu hướng giảm dần trong thời kỳ nghiên cứu.
Đồ thị 3: Tỷ lệ nợ ngắn hạn (STD), nợ dài hạn (LTD) và tổng nợ (TD)
Qua đồ thị cho thấy các công ty trong mẫu nghiên cứu có xu hướng sử dụng nợ ngắn hạn nhiều hơn nợ dài hạn. Trong đó, tỷ số nợ ngắn hạn có xu hướng tăng lên, và tác động lên tỷ số tổng nợ cũng có xu hướng tăng lên. Ngược lại, tỷ số nợ dài hạn thì có xu hướng giảm nhẹ trong thời kỳ nghiên cứu.
Tỷ số nợ ngắn hạn trên tổng tài sản có mức trungbình 30% và dao động trong mức từ28% đến 33% trong khoảng thời gian từ năm 2008-2012. Tỷ số nợ dài hạn trên tổng tài sản có mức trungbình 9.9% vàdao động trong mức từ8% đến10.3% trong khoảng thời gian từ năm2008-2012.
Tỷ số tổng nợ trên tổng tài sản trung bình là 40%. Tỷ số tổng nợ trung bình năm 2008 là 39%, đến 2009 tăng khoảng 2% so với 2008, đến 2010 giảm khoảng 0.5% so với 2009và từ năm 2011 thì tăng dần đến 42% vào năm 2012.
Đồ thị 4: Quy mô công ty (SIZE)
Quy mô công ty có sự gia tăng trong thời kỳ 2008-2012.Điều này cho thấy các công ty
trong mẫu nghiên cứu đầu tư tài sản ngày càng nhiều trong thời kỳ nghiên cứu. Tuy
nhiên, với việc tài sản công ty ngày càng tăng nhiều nhưng tỷ lệ nợ chỉ tăng nhẹ.
Đồ thị 5: Tăng trưởng tài sản (SG), tăng trưởng doanh thu (SG)
Chỉ số tăng trưởng tài sản và tăng trưởng doanh thu có xu hướng giảm dần trong thời kỳ nghiên cứu. Chỉ số tăng trưởng tài sản trung bình là 18%, tăng trưởng doanh
chỉ số này chỉ còn 8%. Chỉ số tăng trưởng doanh thu năm 2008 là 29%, đến năm
2012, chỉ số này chỉ còn 5%.
Đồ thị 6: Tỷ lệ doanh thu trên tổng tài sản (EFF)
Tỷ lệ doanh thu trên tổng tài sản trung bình trong thời kỳ nghiên cứu là 83%. Tỷ lệ doanh thu năm 2009 giảm mạnh so với năm 2008, tức là giảm khoảng 8%. Đến năm 2010, 2011 tỷ lệ doanh thu tăng lên, năm 2011 tỷ lệ doanh thu tăng lên đến 87%.Đến năm 2012 thì tỷ lệ doanh thu giảm còn 84%.
Qua các đồ thị trên cho thấy hiệu quả hoạt động và tốc độ tăng trưởng của doanh
nghiệp có xu hướnggiảmdần mặc dù tỷ số nợ và tài sản ngày càng tăng. Điều này
cho thấy cuộc khủng hoảng tài chính 2007 đã ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động
kinh doanh của các doanh nghiệp, dẫn đến các doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả,
lợi nhuận thấp và thua lỗ ngày càng nhiều. Từ đó số lượng doanh nghiệp phá sản