Các giả thiết nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động của các Công ty niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh (Trang 28)

Tỷ số nợ ngắn hạntrên tổng tài sản(STD)

Nghiên cứu của Abor (2005) phát hiện ra rằng tỷ số nợ ngắn hạn tỷ lệ thuận với

ROE của các công ty ở Ghana. Abor (2007) phát hiện ra rằngtỷ số nợ ngắn hạn tỷ

lệ thuận với ROAcủa các công ty ở Nam Phi. Abor cho rằng điều này là do thực tế nợ ngắn hạn có chi phí ít hơn so với nợ dài hạn. Kết quả nghiên cứu tương tự đối

với các công ty ở Brazil theo nghiên cứu của Mesquita và Lara (2003). Vì vậy, giả thiết đặt ra là:

Giả thiết 1: Có mối quan hệ cùng chiều giữa nợ ngắn hạn và lợinhuận trên vốn chủ

sở hữu (ROE),lợi nhuận trên tài sản (ROA)

Tỷ số nợ dài hạntrên tổng tài sản(LTD)

Dựa trên các nghiên cứu của Abor (2005), Abor (2007) đã cho thấy mối quan hệ ngược chiều giữa tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản và lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROE. Điều này được giải thích là bởivì thực tế nợ dài hạn có chi phí cao hơn và do đó dẫn đến lợi nhuận doanh nghiệp thấp. Vì vậy, giả thiết đặt ra là:

Giả thiết 2: Cómốiquan hệ ngược chiều giữa nợ dài hạn và lợinhuận trên vốn chủ

sở hữu (ROE),lợi nhuận trên tài sản (ROA)

Tỷ số tổng nợtrên tổng tài sản(TD)

Gleason và cộng sự (2000), đã tìm thấytổng nợ có mối quan hệ ngược chiều đối với

ROA và kết quả này phù hợp với Min-Tsung Chen (2009), khi đã phát hiện ra rằng

tỷ lệ nợ dự kiến có tác động ngược chiều đáng kể đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Johnny Jermias (2008) cũng đã tìm thấy mối quan hệ ngược chiều giữa đòn bẩy tài chính và lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu. Vì vậy, giả thiết đặt ra là:

Giả thiết 3: Có mối quan hệ ngược chiều giữa tổng nợ và lợinhuận trên vốn chủ sở

hữu (ROE),lợi nhuận trên tài sản (ROA)

Trong nghiên cứu này, bốn biến kiểm soát được sử dụng là quy mô công ty (SIZE),

tốc độ tăng trưởng tài sản (AG), tốc độ tăng trưởng doanh thu (SG) và tỷ số doanh

thu trên tổng tài sản(EFF).

Quy mô công ty (SIZE)

Quy mô công ty được xem là yếu tố quyết định quan trọng đối với hiệu quả hoạt

soát. Penrose (1959) lập luận rằng các công ty có quy mô lớn hơn có thể tạo ra lợi nhuậnnhiều hơn. Vì vậy, giả thiết đặt ra là:

Giả thiết 4: Có mối quan hệ cùng chiều giữa quy môcông ty và hiệu quả hoạt động

doanh nghiệp.

Tăng trưởng tài sản (AG) và tăng trưởng doanh thu (SG)

Các nghiên cứu trước đây cho rằng tốc độ tăng trưởng của công ty là yếu tố quyết

định quan trọng đến hiệu quả hoạt động công ty. Theo nghiên cứu của Abor (2005),

Agarwal R và cộng sự (2001) thì tăng trưởng được đo lường bằng tốc độ tăng

trưởng doanh thu. Trong khi đó, theo Carpentier (2006) tăng trưởng được đobằng tốc độ tăng trưởng tổng tài sản hàng năm.Vì vậy, giả thiết đặt ra là:

Giả thiết 5: Có mối quan hệ cùng chiều giữa tốc độ tăng trưởng tài sản và hiệu quả

hoạt động doanh nghiệp.

Giả thiết 6: Có mối quan hệ cùng chiều giữa tốc độ tăng trưởng doanh thu và hiệu

quả hoạt động doanh nghiệp.

Tỷsốdoanh thu trên tổng tài sản (EFF)

Tỷ số doanh thu trên tổng tài sản dùng để đo lường hiệu quả kinh doanh. Đây cũng

là thước đo các nhà quản lý sử dụng tài sản của công ty để mang lại lợi nhuận tốt

cho công ty. Tỷ số doanh thu trên tổng tài sản là tỷ lệ tài chính quan trọng có thể

được sử dụng để đạt được mục đích đo lường hiệu quả quản lý, do đó việc giới thiệu biến tỷ số doanh thu trên tổng tài sản là biến kiểm soát trong nghiên cứu này là cần thiết.Vì vậy, giả thiết đặt ra là:

Giả thiết 7: Có mối quan hệ cùng chiều giữa tỷ lệ doanh thu trên tài sản và hiệu

quả hoạt động doanh nghiệp.

Kiểm định độ trễ

Mặc dù mâu thuẫn giữa các nhà nghiên cứu về việc sử dụng nợ nhưng nghiên cứu

của doanh nghiệp như thế nào. Bên cạnh đó, cũng nhấn mạnh là nghiên cứu này

xem xét độ trễ của cấu trúc vốn ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp.

Điều này có nghĩa là tỷ số nợ ngắn trên tổng tài sản, nợ dài hạn trên tổng tài và tổng nợ trên tổng tài sản được tính từ bảng cân đối kế toán hàng năm, giả định rằng số

liệu này trong một năm sau và hai năm sau không đổi và có thể ảnh hưởng đến tỷ

suất sinh lợi của năm hiện tại. Hay nói cách khác, tác động của cấu trúc vốn đến tỷ suất sinh lợi có thể có độ trễ.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động của các Công ty niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh (Trang 28)