Nghiên cứu ảnh hưởng của trồng xen cây họ đậu trong sản xuất sắn

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật canh tác đến năng suất và hiệu quả kinh tế của giống sắn KM94 trên đất gò đồi tỉnh Nghệ An (Trang 66)

2. 5 Đặc điểm khí hậu, thời tiết tại thị xã Nghĩa Đàn

3.5.Nghiên cứu ảnh hưởng của trồng xen cây họ đậu trong sản xuất sắn

Sắn là cây lương thực có thời gian sinh trưởng một năm, kéo dài qua mùa mưa. Do đặc điểm tán lá thưa nên khả năng xói mòn là rất lớn. Vì vậy việc

nghiên cứu trồng xen cây họ đậu nhằm giảm khả năng chống xói mòn, trả lại phần dinh dưỡng đã bị mất đi là một biện pháp kỹ thuật canh tác rất có ý nghĩa.

3.5.1. Ảnh hưởng của các phương thức trồng xen đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất giống sắn KM94

Qua số liệu Bảng 3.12 chúng tôi nhận thấy:

Số củ/gốc: Ở tất cả các công thức trồng xen số củ/gốc đều cao hơn so với trồng thuần, dao động từ 8,87- 9,20 củ/gốc.

Khối lượng củ/gốc: Các biện pháp trồng xen đã có tác động tích cực đến việc tăng khối lượng củ/gốc mặc dù sự tăng này không có sự sai khác có ý nghĩa. Trong các công thức trồng xen thì công thức sắn xen lạc có khối lượng củ/ gốc cao nhất đạt 3,72 kg. Kết quả này cũng có thể là do cây trồng xen đã trả lại cho đất một phần dinh dưỡng qua tàn dư của thân, cành lá của cây trồng xen và trong quá trình hình thành củ sắn thì cây trồng xen đã có tác dụng che phủ mặt đất chống xói mòn, làm chất dinh dưỡng tập trung vào củ nhiều hơn, làm tăng khối lượng củ tuy nhiên cây trồng xen trả lại đất chưa đủ để tăng khối lượng củ/gốc tạo ra sự khác biệt lớn.

Bảng 3.12. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất giống sắn KM94 Công thức thí nghiệm Số củ/gốc (củ) Khối lượng củ/gốc (kg) NSTT (tấn/ha) Sắn thuần (đ/c) 8,73 3,35 30,4

Sắn xen đậu xanh 9,00 3,44 31,5

Sắn xen đậu đen 8,87 3,48 31,3

Sắn xen đậu tương 9,20 3,35 30,9

Sắn xen lạc 9,00 3,72 34,6

CV (%) 9,2 13,8

LSD0.05 0,60 8,24

Kết quả ở Bảng 3.12 cho thấy: Biện pháp trồng xen đã ảnh hưởng đến năng suất giống sắn KM94. Năng suất thực thu của giống sắn KM94 ở tất cả các

công thức trồng xen đều cao hơn trồng thuần, tuy nhiên sự sai khác này không có ý nghĩa về mặt thống kê sinh học. Sở dĩ năng suất sắn ở các công thức trồng xen đều cao hơn năng suất sắn ở công thức sắn trồng thuần vì: Sau khi thu hoạch đậu, lạc thì thân, lá của cây trồng xen sẽ trả lại đất được xem như là trả lại một phần dinh dưỡng cho đất.

3.5.2. Ảnh hưởng của các phương thức trồng xen đến năng suất của cây trồng xen và mức độ che phủ

Bên cạnh việc so sánh về năng suất sắn thì ở các công thức tham gia thí nghiệm, chúng tôi còn quan tâm đến năng suất của cây trồng xen và mức độ che phủ của các công thức.

Bảng 3.13. Năng suất của cây trồng xen và mức độ che phủ

Công thức thí nghiệm

Năng suất cây trồng xen

(tấn/ha)

Năng suất thân lá cây trồng xen (tấn/ha) Mức độ che phủ (%) Sắn thuần (đ/c)

Sắn xen đậu xanh 0,71 7,7 28

Sắn xen đậu đen 1,01 14,4 77

Sắn xen đậu tương 0,72 5,6 32

Sắn xen lạc 1,20 13,6 62

Do có sự canh tranh về dinh dưỡng nên cây trồng xen không phát huy hết tiềm năng năng suất, lạc năng suất đạt 1,2 tấn/ha, đậu đen đạt 1,01 tấn/ha, đậu tương đạt 0,72 tấn/ha, và đậu xanh đạt 0,71 tấn/ha.

Năng suất thân lá của cây trồng xen gồm lạc, đậu tương, đậu đen và đậu xanh tương ứng là : 13,6 tấn/ha, 5,6 tấn/ha, 14,4 tấn/ha và 7,7 tấn/ha.

Độ che phủ đất có ý nghĩa lớn cho việc giữ ẩm gốc sắn, giúp củ phát triển thuận lợi, đồng thời làm giảm mật độ và tác hại sâu. Trong 5 công thức tham gia thí nghiệm mức độ che phủ cao nhất là sắn xen đậu đen (77%) tiếp đến là sắn xen lạc (62%), sắn xen đậu tương (32%) và thấp nhất là sắn xen đậu xanh (28%).

Bên cạnh việc so sánh về năng suất sắn thì ở các phương thức trồng xen, chúng tôi còn quan tâm việc hạch toán kinh tế.

Trồng đậu và lạc trong vườn sắn không những làm năng suất sắn, mà có thể thu lại một số sản phẩm phụ từ đậu, lạc nên làm tăng thu nhập cho cả một hệ thống canh tác. Ngoài tăng thu nhập từ sản phảm của cây họ đậu, việc trồng đậu còn hạn chế xói mòn và trả lại cho đất một lượng chất dinh dưỡng đáng kể từ thân lá của cây họ đậu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 3.14. Hiệu quả kinh tế của phương thức trồng xen

Công thức thí nghiệm Tổng thu (tr.đ) Tổng chi (tr.đ) Lợi nhuận (tr.đ) Tăng so với đ/c (tr.đ) Sắn thuần (đ/c) 54,72 22,76 31,96

Sắn xen đậu xanh 76,70 30,33 46,37 14,41

Sắn xen đậu đen 76,34 30,76 45,58 13,62

Sắn xen đậu tương 77,62 29,36 48,26 16,30

Sắn xen lạc 87,28 35,76 51,52 19,56

Qua Bảng số liệu 3.14 cho thấy trong 4 phương thức trồng xen so với công thức đối chứng thì ở tất các phương thức trồng xen đều có hiệu quả kinh tế khác rõ rệt so với công thức đối chứng. Cụ thể là: công thức 5 đạt cao nhất, sau khi trừ chi phí sản xuất thu lợi nhuận 51,52 triệu đồng/ha cao hơn đối chứng 19,56 triệu đồng/ha; Các công thức trồng xen còn lại đều cho hiệu quả kinh tế cao hơn trồng thuần từ 13,26-16,30 triệu đồng/ha.

Như vậy trồng xen sắn với lạc sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất và giảm thiểu xói mòn đất, tăng độ phì cho đất.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ Kết luận

1. KM94 là giống sắn có khả năng cho năng suất cao tại Nghệ An (đạt từ 33-45 tấn/ha) và có chất lượng tốt, hàm lượng tinh bột đạt trên 30%.

2. Kết quả nghiên cứu bước đầu đề xuất quy trình thâm canh giống sắn KM94 đạt năng suất cao trên đất gò đồi tỉnh Nghệ An như sau:

- Thời vụ gieo trồng từ: 6/3-26/3 hàng năm. - Mật độ phù hợp nhất là: 10.000 hom/ha.

- Nền phân bón: 3 tấn phân hữu cơ vi sinh (phân sinh học tổng hợp) + 100 kg N + 50 kg P205 + 100 kg K20/ha.

3. Sử dụng trồng xen cây họ đậu đặc biệt là trồng xen cây lạc trong thâm canh sắn cho năng suất cao hơn trồng thuần, độ che phủ đạt 66% và bổ sung cho đất trên 13 tấn sinh khối/ha làm tăng đáng kể độ phì cho đất trồng sắn.

Đề nghị

Đề nghị tiếp tục nghiên cứu, từng bước áp dụng và hoàn thiện các biện pháp kỹ thuật thâm canh sắn bền vững nhằm nâng cao năng suất sắn tăng thu nhập cho nông dân.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT

[1] Phạm Văn Biên, Hoàng Kim và Reinhart Howeler (1996), “Những thực hành trồng trọt cho sắn tại Việt Nam”, Thông tin hội thảo sắn, tại Hà Nội, tháng 10 năm 1996, tr. 58-97.

[2] Phạm Văn Biên, Hoàng Kim, Reinhart Howeler và Vương Triệu Thụ (2001), “Sắn Việt Nam trong vùng châu Á: Cơ hội và thách thức trước thế kỷ 21”, Thông tin hội thảo sắn Việt Nam lần thứ 10 tại thành phố Hồ Chí Minh, ngày 13- 14/3/2001, tr. 9.

[3] Hoàng Minh Châu (1998), “Cẩm nang sử dung phân bón”, Trung tâm thông tin Khoa học Kỹ thuật hóa chất, Hà Nội, tr. 19.

[4] Bùi Huy Đáp (1967), Trồng xen, trồng gối, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Nông Nghiệp, tr. 47.

[5] Nguyễn Đậu, Nguyễn Văn Tiễn và Nguyễn Hữu Hồng (1991), “Hệ thống canh tác vùng đồi núi phía Bắc Việt Nam”, Những kết quả nghiên cứu hệ thống canh tác ở Việt Nam, Đại học Cần Thơ, tr. 92-98.

[6] Nguyễn Thế Đặng (1997), Chương trình Nông dân tham gia nghiên cứu (FPR) đối với sản xuất sắn bền vững ở miền Nam, kết quả và phương hướng, Kỷ yếu Hội thảo "Chương trình sắn Việt Nam hướng tới năm 2000" Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam, tr. 54-68.

[7] Nguyễn Thế Đặng (1998). Hiệu lực của đạm ở năm thứ 14 đối với sắn trong tổ hợp phân khoáng NPK bón liên tục trên đất xám bạc màu Acrisol tại Thái Nguyên.

[8] Nguyễn Thế Đặng (2001), Đào tạo nông dân theo phương pháp tham gia sử dụng đất dốc bền vững, Kỷ yếu Hội thảo "Đào tạo nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ cho phát triển bền vững trên đất dốc Việt Nam ", Nhà Xuất bản Nông nghiệp Hà Nội , tr 148-151.

[9] Lê Hân (2003), “Trồng sắn trên đất dốc”, Báo Nông thôn ngày nay, 24/12/2003.

[10] Nguyễn Minh Hiếu, Hoàng Đức Phương, Nguyễn Thị Đào, Đinh Xuân Đức và Bùi Xuân Tín (2003), Giáo trình cây công nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà nội, tr. 336.

[11] Nguyễn Thế Hùng (2001), Tính bền vững của hệ thống canh tác sắn khi sử dụng phân bón vô cơ hợp lý trên đất dốc Thái Nguyên, Kỷ yếu Hội thảo "Đào tạo nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ cho phát triển bền vững trên đất dốc Việt Nam " , nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội tr 140-147. [12] Nguyễn Viết Hưng (2004), “Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và tổ hợp phân bón đến năng suất của giống sắn mới KM94”, Tạp chí NN & PTNN, số 12, tr. 1702-1703.

[13] Nguyễn Viết Hưng (2005), “Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ trồng đến sinh trưởng và năng suất của giống sắn KM94 tại Thái Nguyên”. Tạp chí NN & PTNN, số 16, tr. 81-83. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

[14] Nguyễn Viết Hưng (2006), “Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất của giống sắn mới KM98-7”, TC Nông nghiệp và phát triển nông thôn, số 2, tr. 96-97.

[15] Nguyễn Hữu Hỷ, Reinhardt Howeler, Tống Quốc Ân (2000), Một số kỹ thuật canh tác khoai mì ở Đông Nam Bộ năm 1997-1998; Kỷ yếu Hội thảo "Kết quả Nghiên cứu và Khuyến nông sắn Việt Nam" Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam, tr.142-149.

[16] Nguyễn Hữu Hỷ, Hoàng Kim, Reinhart Howeler, Trần Công Khanh, Võ Văn Tuấn và Tống Quốc Ân (2001), “Phát triển các giống sắn mới có năng suất bột cao và xây dựng mô hình canh tác sắn bền vững tại đất xám bạc màu xã An Viễn, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai”, Hội thảo sắn Việt Nam lần thứ 10 tại thành phố Hồ Chí Minh, tr. 62-68

[17] Nguyễn Hữu Hỷ (2002), Xây dựng mô hình trồng sắn (Manihot esculenta Crantz) có năng suất cao ổn định trên đất đỏ Bazan và đất xám phù sa cổ của vùng Đông Nam Bộ, "Luận án tiến sỹ nông nghiệp".

[18] Trần Công Khanh, Nguyễn Văn Long (1998), Kết quả khảo nghiệm giống và nghiên cứu bón phân khoáng cho sắn ở Bình Long (Bình Phước) năm 1996, Kỷ yếu hội thảo" Chương trình sắn Việt Nam hướng tới năm 2000", 1998, tr.215-218. [19] Đinh Ngọc Lan (1999), Kết quả xây dựng mô hình canh tác sắn đạt lợi nhuận kinh tế cao và bảo vệ đất trên các vùng đất dốc của Việt Nam, Kỷ yếu hội thảo "Chương trình sắn Việt Nam hướng tới năm 2000", Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam, tr.118-128.

[20] Lê Hồng Lịch, Võ Thị Kim Oanh (2000), Kết quả khảo nghiệm giống và nghiên cứu liều lương phân bón cho một số giống sắn tại Buôn Ma Thuột- Daklak năm 1998, Kỷ yếu Hội thảo "Kết quả Nghiên cứu và Khuyến nông sắn Việt Nam" Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam, 2000, tr. 219-225. [21] Trần Văn Minh, Nguyễn Thị Cách, Lê Thiếu Kỳ và Nguyễn Hữu Hoà (2003), Giáo trình cây lương thực, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 185.

[22] Ngô Vi Nghĩa, Hoàng Kim, Nguyễn Hữu Hỷ, Trương Quang Minh, Nguyễn Văn Hồng, Nguyễn Hồng Lĩnh, Nguyễn Thái Dũng, Võ Thanh Dung, Ðinh Hồng Sơn và Hà Văn Ên (2001), “Kết quả khảo nghiệm, tuyển chọn giống sắn và xây dựng mô hình canh tác tại tỉnh An Giang”, Thông tin hội thảo sắn Việt Nam lần thứ 10 tại thành phố Hồ Chí Minh, ngày 13-14/3, tr. 79-100.

[23] Trần Ngọc Ngoạn (2003), Kỹ thuật canh tác sắn bền vững trên đất dốc, Nhà Xuất bản Nông nghiệp Hà Nội.

[24] Lý Nhạc (1980), Phương pháp xây dựng chế độ luân canh, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

[25] Thái Phiên, Nguyễn Huệ và Trần Minh Tiến (2001), “Kết quả xây dựng mô hình canh tác thích hợp trên đất dóc tại tỉnh Hòa Bình và Phú Thọ”, Thông tin hội thảo sắn Việt Nam lần thứ 10 tại thành phố Hồ Chí Minh, ngày 13-14/3, tr. 101- 121.

[26] Thái Phiên, Nguyễn Công Vinh (1998), Quản lý dinh dưỡng đất trồng sắn ở miền Bắc Việt Nam. Kỷ yếu hội thảo:"Chương trình sắn Việt Nam hướng tới năm 2000" Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam, tr. 68-82.

[27] Hoàng Văn Phụ (1994), Tác dụng của hàng rào xanh cốt khí và hệ thống cây trồng nông nghiệp khác nhau trong việc bảo vệ đất. Hội nghị SALT khu vực miền núi phí Bắc Việt Nam.

[28] Nguyễn Hữu Quán (1984), Phát triển nguồn lợi đậu đỗ và cây bộ đậu nhiệt đới, NXB Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội, tr. 5-8.

[29] Công Doãn Sắt và P. Detuck (1998), “Ðất sắn và quản lý dinh dưỡng ở miền Nam, Việt Nam”, Trong: R.H.Howeler (1996), “Công tác giống sắn, nông học và nghiên cứu có sự tham gia của người dân tại châu Á”, Thông tin tại hội thảo vùng, tổ chức tại Danzhou, Hainan, Trung Quốc, ngày 3 - 8/10, tr. 257-267. [30] Công Doãn Sắt, Hoàng Văn Tám (2000), Quản lý dinh dưỡng và độ phì nhiêu của đất trồng sắn vùng Đông Nam Bộ. Kỷ yếu hội thảo " Kết quả nghiên cứu và khuyến nông sắn Việt Nam" Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam, tr.129- 141.

[31] Nguyễn Hữu Tháp (2005), “Kết quả xây dựng một số mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum”, TC Nông nghiệp và phát triển nông thôn, (7), tr. 71-72, 75.

[32] Nguyễn Công Vinh và Thái Phiên (1997), “Tác động phân hữu cơ trong cơ cấu cây trồng sắn xen đậu, lạc trên đất đồi”,Tạp chí khoa học đất, tr. 174-177.

TIẾNG ANH

[33] Akinyemi, S. (2001), “Intercropping Plantain systems with crops different maturities and population densities Tropical Agriculture”, (TTO), 78, (2), pp. 71-71. [34] Boursard, B. (1982), Trồng xen cho cà phê và cao su, (Bài dịch của Trịnh Đức Minh), Viện nghiên cứu cà phê ca cao Pháp, IFCC.

Ceballos, H., J.C. Pérez, F. Calle, G. Jaramillo, J.I. Lenis, N. Morante and J. López (2007). A new evaluation scheme for cassava breeding at CIAT, In: Cassava research and development in Asia: Exploring New Opportunities for an Ancient Crop, The Nippon Foundation, Tokyo, Japan, pp. 125-135.

[35] Chairoj Wongwiwatchai, Kobkiet Paisancharoen and Chamlong Kokram (2007), Soil fertility improvement through manures and cropping systems and the effect on cassava productivity in Thailand, In: Cassava research and development in Asia: Exploring New Opportunities for an Ancient Crop. The Nippon Foundation, Tokyo, Japan. pp. 224-233.

[36] Davis, J.H.C. and J.N. Woolley (1993), Genotypic requirement for intercropping. Field Crops Res. 34: pp. 407-430.

[37] Gardner, F.P., R.B. Pearce and R.L. Mitchell (1985), Physiology of Crop Plants, Iowa State University Press. pp. 321.

[38] Gardner, F.P. and E.O. Auma (1989), Canopy structure, light interception, and yield and market quality of peanut genotypes as influenced by planting pattern and planting date, Field Crop Res. 20(1): pp. 13-29.

[39] Ghandorah, M.O., M.M. El-Roulry, F.A. Al-Saad and A.A. Al-Derfasi (1988), Effects of shading densities on the agronomic and physiological characters of two sugar beet cultivars, J. Agron, Crop Sci. 161(2): pp. 114-122. [40] Heichen, G.H. (1987), “Legumes as a source of nitrogen in conservation tillage systems”, The role of legumes in conservation tillage systems, America,

pp. 29-34.

[41] Hoang Kim, Pham Van Bien, Reinhardt Howeler, Joel J. Wang, Tran Ngoc Ngoan, Kazuo Kawano, Hernan Ceballos (2005), The history and recent developments of the cassava sector in Vietnam. In: Innovative technologies for commercialization: Concise papers of The Second International Symposium on Sweetpotato and Cassava, 14-17 June 2005, Corus Hotel, Kuala Lumpur, Malaysia /jointly organized by Malaysian Agricultural Research and Development Institute, International Society for Horticultural Science with cooperation of Food Biopolymer Research Group, Universiti Sains Malaysia pp. 26-27. [42] Howeler, R.H. (1981), Mineral nutrition and fertilization of cassava. Series 09EC-4. Centro International de Agri. Tropical (CIAT), Cali, Colombia, pp. 52.

[43] Howeler, R.H. (1991), “Identifying plants adaptable to low pH condition”,

In: R.J. Wright et al. (Eds), “Plant-soil Interactions at low pH”, Kluwer Academic Publisher, Netherlands, pp. 885-904.

[44] Howeler, R.H. (1992), “Cassava Breeding”, Agronomy vend Utilization research in Asia, Proc.3th regional workshop, held in Malang, Indonesia, Oct. 22-27, 1990. pp. 260-285.

[45] Howeler, R.H. and G. Oates Christopher (2001), “An assessment of the impact of cassava production and processing on the environment”, Information on workshop in Ho Chi Minh City, 3/13-14th, pp. 21-34 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

[46] Howerler, R.H., G. Oater Christopher and Antonio Corte Allen (2001), “An Assessment of the Impact of cassava Production and Processing on the Environment and Biodiversity, Strategic environmental assessment”,

International Food and Agricultural Organization, Rome, pp. 18-64.

[47] Howeler, R.H. (2007a), “Agronomic practices for sustainable cassava production in Asia”, In: Cassava research and development in Asia: Exploring New Opportunities for an Ancient Crop, The Nippon Foundation, Tokyo, Japan, pp. 288-314.

[48] Howeler, R.H. (2007b), “Achievements and lessons learned in the Nippon Foundation cassava project in Asia”, In: Cassava research and development in Asia: Exploring New Opportunities for an Ancient Crop, The Nippon Foundation, Tokyo, Japan. pp. 412-421.

[49] Huxley, P.A. and Z. Maigu (1978), “Use of a systematic spacing design on aid to the study of intercropping”, Exper. Arg. 14, pp. 49-56.

[50] Keating, B.A. and P.S. Carberry (1993), Resource captures and use in intercropping: solar radiation, Field Crops Res. 34: pp. 273-301.

[51] Khieu Borin and B.E. Frankow-Lindberg (2005), “Effects of Legumes- Cassava Intercropping on Cassava Forage and Biomass Production”, Journal of Sustainable Agriculture: Volume: 27 Issue: 2, ISSN: 1044-0046, pp. 139 - 150.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật canh tác đến năng suất và hiệu quả kinh tế của giống sắn KM94 trên đất gò đồi tỉnh Nghệ An (Trang 66)