Ảnh hưởng của thời vụ đến sinh trưởng của giống sắn KM94

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật canh tác đến năng suất và hiệu quả kinh tế của giống sắn KM94 trên đất gò đồi tỉnh Nghệ An (Trang 54)

2. 5 Đặc điểm khí hậu, thời tiết tại thị xã Nghĩa Đàn

3.2.1. Ảnh hưởng của thời vụ đến sinh trưởng của giống sắn KM94

Đối với cây sắn đề đạt được năng suất cao, ngoài khả năng sinh trưởng phát triển tốt, cần có cấu trúc cây thích hợp. Đây là một đặc điểm sinh lý quan trọng. Chiều cao cây trung bình, đường kính gốc to khoẻ sẽ giúp cho cây có khả năng chống đổ tốt. Chiều cao thân chính, chiều cao cây và đường kính gốc của các giống phụ thuộc vào đặc tính phân cành, khả năng sinh trưởng, đồng thời chịu sự tác động của điều kiện ngoại cảnh.

Bảng 3.2. Động thái tăng trưởng chiều cao và đường kính thân của giống sắn KM94

Công thức Sau trồng 2 tháng Sau trồng 4 tháng Thu hoạch Cao cây (cm) Đường kính thân (cm) Cao cây (cm) Đường kính thân (cm) Cao cây (cm) Đường kính thân (cm) TV1 40,6 1,43 163,5 2,75 311,6 3,79 TV2 (Đ/c) 23,4 0,9 155,5 2,53 289,9 3,58 TV3 37,6 1,4 156,1 2,56 332,3 3,71

Hình 3.1: Động thái tăng trưởng chiều cao cây của giống sắn KM94

Khả năng sinh trưởng của cây trồng nói chung, cây sắn nói riêng liên quan chặt chẽ đến yếu tố nội tại của giống, đồng thời chịu tác động lớn của điều kiện ngoại cảnh. Nếu chiều cao cây sinh trưởng quá mạnh hay quá yếu sẽ làm mất cân đối giữa sinh trưởng dinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực.

Giai đoạn sau trồng 2 tháng chiều cao cây ở các thời vụ thí nghiệm tăng chậm. Trong đó thời vụ 1 có chiều cao cây lớn nhất đạt 40,6cm, công thức 3 có chiều cao cây thấp nhất: 23,4cm. Sở dĩ có sự khác nhau này là do thời tiết năm 2013 tháng 2 có số ngày mưa nhiều hơn nên khi trồng cây sắn mọc mầm nhanh hơn nên phát triển thân tốt hơn. Thời tiết tháng 3 số giờ nắng cao gần gấp đôi tháng 2, thời tiết nắng nóng đã ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ này mầm và quá trình sinh trưởng của cây sắn, làm 2 tháng đầu chiều cao cây tăng chậm.

Giai đoạn 4 tháng sau trồng: Cây sắn bước vào thời kỳ sinh trưởng mạnh của thân lá và củ phát triển nên tốc độ phát triển chiều cao cây tăng lên rất nhanh. Trong vòng hai tháng chiều cao cây ở tất cả các công thức thí nghiệm đều tăng gấp 4-5 lần so với giai đoạn 2 tháng sau trồng, dao động từ 155,5 cm đến 163,5cm.

Chiều cao cây ở giai đoạn thu hoạch không có sự sai khác giữa các công thức. Cao nhất là thời vụ trồng 26/3 đạt 332,6cm thấp nhất thời vụ trồng 6/3 đạt 311,6 cm.

Đường kính thân là đặc tính thực vật học thể hiện khả năng sinh trưởng, phát triển của cây sắn. Sắn có đường kính thân lớn thì khả năng vận chuyển dinh dưỡng và nước tốt hơn, đường kính thân lớn cũng làm tăng khả năng chống đổ của cây sắn. Ngoài ra đường kính thân sắn cũng là bộ phận dữ trữ dinh dưỡng để làm hom sắn.

Qua Bảng 3.2 chúng tôi thấy:

- Giai đoạn 2 tháng sau trồng: Thời vụ 1 có đường kính thân lớn nhất: 1,43 cm , thấp nhât là thời vụ 2: 0,9cm.

- Giai đoạn 4 tháng sau trồng và giai đoạn thu hoạch đường kính không có sự biến động lớn giữa các công thức tham gia thí nghiệm. Ở giai đoạn 4 tháng sau trồng đường kính thân dao động từ: 2,53cm đến 2,75cm. Giai đoạn thu hoạch cao nhất là thời vụ 1: 3,79 cm và thấp nhất thời vụ 2: 3,58cm.

Qua Hình 3.1 và Hình 3.2 chúng tôi nhận thấy: Giai đoạn trồng từ tháng thứ 2 đến tháng thứ 4 là giai đoạn sinh trưởng phát triển mạnh nhất chiều cao cây chiếm 50% cho cả chu kỳ, sau đó là phát triển và sinh thực. Vì vậy cần chú ý để đầu tư và chăm sóc, bón phân cân đối để cây sắn phát triển đạt năng suất cao.

Như vậy thời vụ trồng chỉ ảnh hưởng đến chiều cao cây và đường kính thân ở giai đoạn sau trồng 2 tháng. Những giai đoạn sau thời tiết khí hậu khá thích hợp cho cây sắn sinh trưởng, phát triển nên thời vụ trồng đã không ảnh hưởng lớn đến chiều cao cây và đường kính thân.

3.2.2. Ảnh hưởng của thời vụ đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất giống sắn KM94

Năng suất là chỉ tiêu quan trọng thể hiện quá trình sinh trưởng và phát triển của cây sắn. Thời vụ trồng khác nhau dẫn đến năng suất khác nhau.

Bảng 3.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống sắn KM94 Công thức Số củ/gốc (củ) Khối lượng củ/gốc (kg) NSTT (tấn/ha) NSTT (tấn/ha) TLTB (%) NSTB (tấn/ha) TV1 8,83 2,65 26,5 22,5 30,7 6,91 TV2(Đ/c) 8,63 3,19 31,9 28,9 30,5 8,81 TV3 9,03 3,74 37,6 34,1 30,5 10,40 CV % 11,2 11,1 LSD0.05 0,81 7,1

Kết quả thu được ở Bảng 3.3 cho thấy:

Số củ/gốc: Nhìn chung số củ trên gốc tương đương nhau ở cả 3 thời vụ và dao động từ 8,63-9,03 củ/gốc, trong đó thời vụ 3 cao nhất 9,03 củ/gốc, thấp nhất thời vụ 2: 8,63 củ/gốc.

Khối lượng củ/gốc: Thời vụ 1 và thời vụ 3 có khối lượng củ trên gốc cao hơn đối chứng, đặc biệt là thời vụ 3 (3,74 kg) cao hơn thời vụ đối chứng ở mức có ý nghĩa thống kê (95%).

Tỷ lệ tinh bột: Giữa 3 thời vụ không có sự sai khác nhau rõ rệt về tỷ lệ tinh bột, dao động từ: 30,5 % đến 30,7%. Do vậy năng suất tinh bột đạt từ 6,91- 10,4 tấn/ha.

Năng suất lý thuyết của các ông thức thí nghiệm dao động từ 26,5 - 37,6 tấn/ha.

Năng suất thực thu: Năng suất thực thu của cả ba thời vụ đều tương đối cao, trong đó thời vụ 3 cao nhất đạt 34,1 tấn/ha, cao hơn thời vụ 2 (đối chứng) là 11,6 tấn/ha, tiếp theo là thời vụ 2 (đối chứng): 28,9 tấn/ha, thời vụ 1: 22,5 tấn/ha. Như vậy thời vụ 3 trồng này 26/3 cho năng suất cao hơn hẳn 2 thời vụ còn lại và đạt năng suất 34,1 tấn/ha. Sự khác biệt về năng suất này có ý nghĩa về thống kê sinh học. Đây là thời vụ thích hợp nhất nên áp dụng để thâm canh sắn ở Nghệ An.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật canh tác đến năng suất và hiệu quả kinh tế của giống sắn KM94 trên đất gò đồi tỉnh Nghệ An (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w