Tình hình nghiên cứu sắn ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật canh tác đến năng suất và hiệu quả kinh tế của giống sắn KM94 trên đất gò đồi tỉnh Nghệ An (Trang 30)

1.2.4.1. Nghiên cứu về thời vụ

Sắn là cây hàng năm nhưng thời gian sinh trưởng dài từ 9-11 tháng do vậy thời vụ trồng có các điều kiện khí hậu khác nhau có ảnh hưởng rõ rệt đến quá trình sinh trưởng và năng suất củ.

Ở Việt Nam cây sắn sống trong điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, nên có thể sinh trưởng tốt và cho năng suất quanh năm. Tại Vùng đồi núi thị xã Nghĩa Đàn tỉnh Nghệ An sắn chính vụ trồng vào tháng 1 - 3, bắt đầu thu hoạch và bán vào tháng 10, đồng loạt vào tháng 11 - 3 năm sau.

Hàng năm vào tháng 4 - 6 (dương lịch) có gió Tây Nam (gió Lào) khô và nóng thổi mạnh không thể trồng sắn trên vùng gò cát pha. Tháng 7 tuy chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam, nhưng bắt đầu có mưa dông, tháng 8 xuất hiện những cơn mưa đầu mùa, giúp sắn mọc thuận lợi. Tuy nhiên, khi bắt đầu vào giai đoạn phát triển thân lá sắn gặp mưa lớn, nhiệt độ tương đối thấp, nên sắn sinh trưởng chậm và kéo dài thời gian sinh trưởng. Thời tiết vào tháng 10 tuy không thuận lợi

cho sắn mọc mầm do mưa kéo dài với cường độ lớn, nhưng nhiệt độ lại ở ngưỡng thích hợp cho sắn nảy mầm (20 - 350C).

Vì thế, đất gò đồi được thoát nước và khi trồng tránh những ngày mưa lớn thì sắn vẫn nảy mầm được. Nhưng tháng 11 mưa nhiều, bão lớn, kết hợp gió mùa Đông Bắc thổi mạnh hơn tháng 10, trồng sắn dễ bị thối hom.

Nghiên cứu mùa vụ trồng sắn ở Thái Nguyên chỉ ra rằng giống sắn KM94 cho năng suất 25 - 32 tấn/ha/năm, được trồng từ 25/2 - 25/5 với tỷ lệ tinh bột 29,7 - 31,5%, cao hơn mùa vụ trồng khác. Đặc biệt, mùa vụ trồng cuối tháng 3, giống sắn cho kết quả cao nhất, với lợi nhuận một năm đem lại hơn 14 triệu đồng/ha (Nguyễn Viết Hưng, 2005)[13].

Theo Trịnh Thị Phương Loan, thời vụ trồng sắn thích hợp nhất khoảng từ tháng 2 đến 15/3 (miền Bắc), từ tháng 4 đến tháng 8 (miền Nam) (Lê Hân, 2003)[9]. Trong nước thời vụ trồng sắn ở mỗi vùng cũng khác nhau. ở vùng Đông Bắc, Tây Bắc và đồng bằng sông Hồng của miền Bắc Việt Nam, sắn được trồng tốt nhất trong tháng 2 vì lúc này có mưa xuân, nhiệt độ tăng dần, thích hợp cho cây sinh trưởng, hình thành và phát triển củ. Trồng muộn vào tháng 4, nhiệt độ cao cây sinh trưởng mạnh nhưng không đủ thời gian cho củ phát triển.

Nghiên cứu về thời vụ trồng sắn ở miền Bắc nước ta cho thấy: Do điều kiện thời tiết giữa các năm thay đổi, đặc biệt là mưa xuân nên thời vụ trồng tốt nhất dao động từ tháng 2 đến tháng 3. Điểm cần lưu ý, ở miền Bắc thường sau khi kết thúc mưa xuân thời tiết khô hạn gần một tháng. Do đó, nếu không tranh thủ trồng sắn ngay khi bắt đầu có mưa xuân dễ bị chậm thời vụ. Khi bắt đầu mưa xuân đất không bị quá ẩm nên trồng sắn và trồng xen các cây trồng ngắn ngày như lạc, đậu...

Vùng ven biển miền Trung Việt Nam, sắn được trồng từ tháng 1 đến tháng 2 trong điều kiện nhiệt độ tương đối cao và có mưa ẩm, thu hoạch vào tháng 9 đến tháng 10 nhằm tránh bão lụt gây đổ ngã và thối củ ngoài đồng.

Vùng Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ Việt Nam sắn được trồng vụ chính từ giữa tháng 4 đến cuối tháng 5 và vụ phụ từ cuối tháng 9 đến

đầu tháng 11. Tục ngữ Việt Nam có câu “nhất thì nhì thục” nên xác định thời vụ trồng thích hợp là rất quan trọng đối với cây sắn.

Vùng Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và một số chân đất cao của vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), sắn trồng chủ yếu vào cuối mùa khô, đầu mùa mưa (tháng 4 – tháng 5) trong điều kiện nhiệt độ cao ổn định và có mưa đều. Một số nơi nông dân còn tiếp tục trồng sắn cho đến tháng 6 tháng 7. Những nơi có điều kiện chủ động nước ở ĐBSCL, sắn thường trồng ngay từ đầu năm để kịp thu hoạch trước mùa lũ. Thời vụ trồng sắn thay đổi tuỳ theo điều kiện cụ thể của mỗi địa phương nhưng thời gian thu hoạch có thể bắt đầu sau khi trồng được 8-10 tháng. Sắn trồng để sản xuất bột thường được thu hoạch sau 10-12 tháng. Các giống sắn ngọt trồng để ăn tươi thì có thể thu hoạch rải rác từ 6-9 tháng.

Vùng Đông Nam Bộ, tác giả Nguyễn Thị Sâm và ctv cho biết thời vụ trồng sắn thích hợp đối với giống sắn KM94 là khi mưa đầu mùa đã ổn định từ 15/5 đến 15/6 dương lịch là tốt nhất, chậm nhất đến 25/6, tác giả Nguyễn Hữu Hỷ đề nghị thời vụ trồng sắn sớm hơn từ khi mùa mưa bắt đầu (15/4) cho đến lúc lượng mưa ổn định (15/5) sắn sẽ đạt được năng suất củ tươi, năng suất thân lá, tỷ lệ tinh bột trong củ cũng như hiệu quả kinh tế cao nhất [17]. Việc trồng sắn “đón mưa” có lợi thế đạt năng suất cao nhưng có nhược điểm là rủi ro cao nếu sau trồng gặp trời khô hạn kéo dài sẽ dễ bị mất giống. Do vậy, kinh nghiệm của những nông hộ sản xuất giỏi muốn xác định được thời vụ trồng là phải theo sát nông lịch từng vùng và dự báo thời tiết cụ thể từng năm. Thông thường thời vụ trồng sắn vùng này phổ biến trong khoảng 20/4 -20/5 dương lịch.

Ở miền Nam trồng sắn cần chuẩn bị đất trước khi mùa mưa bắt đầu. Khi có 1-2 trận mưa đầu cần nhanh chóng xuống giống, năng suất giảm rõ rệt khi trồng sắn muộn.

1.2.4.2. Nghiên cứu về mật độ trồng

Tác giả Nguyễn Hữu Hỷ cho biết mật độ trồng sắn thích hợp với các giống sắn KM60 là: 10.000-17.700 cây/ha, KM94 là: 10.00- 15.625 cây/ha

trồng vụ đầu mùa mưa trên đất đỏ ở Đông Nam Bộ sẽ đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao [17].

Nguyễn Viết Hưng cho rằng mật độ trồng và mức bón phân cho sắn có quan hệ chặt chẽ với nhau. Ảnh hưởng mức độ phân bón dưới mật độ cây khác nhau của giống sắn KM94 là rất khác nhau. Tác giả đã chỉ ra mức độ phân bón có ảnh hưởng đến chiều cao cây của giống sắn KM94, đặc biệt ảnh hưởng đến năng suất củ tươi. Năng suất đạt cao nhất và năng suất kinh tế có thể đạt được ở khoảng cách trồng: 0,8 m × 0,8 m và 10 tấn phân xanh + 80 kg N + 40 kg P2O5 + 80 kg K2O/ha (Nguyễn Viết Hưng, 2004)[12]. Thí nghiệm trên giống sắn KM98- 7, cho kết quả: năng suất đạt cao nhất và hiệu suất kinh tế có thể đạt được với khoảng cách: 0,8 m × 1,0 m và 10 tấn phân xanh + 80 kg N + 40 kg P2O5 + 80 kg K2O/ha (Nguyễn Viết Hưng, 2006)[14].

Mật độ trồng sắn thích hợp được dựa trên cơ sở điều kiện đất đai, mức độ thâm canh và giống sắn. Trên đất đỏ vùng Đông Nam Bộ chúng tôi thấy: phương pháp đặt hom nằm với khoảng cách trồng (0,9 m x 0,8 m tương đương với mật độ 13.800 cây/ ha), cho năng suất củ tươi cao nhất (37,63 tấn/ha). (Nguyễn Hữu Hỷ, 2012).

Thí nghiệm tại Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc và ở Đại học Nông Lâm Huế, với mục đích xác định năng suất củ sắn và năng suất lá sắn phơi khô của 4 giống được trồng mật độ khác nhau. Kết quả cho biết: giống sắn mới KM140-2 cho năng suất củ và năng suất lá khô cao nhất ở mật độ 2,2 vạn cây/ha (khoảng cách cây: 0,9 x 0,5 m) (Nguyễn Hữu Hỷ và CTV, 2007)[63].

Theo Hoàng Minh Tâm (2010) trên vùng đất cát mật độ trồng thích hợp nhất là 12.000 hom/ha với khoảng cách hàng 1 mét và cây 0,83 mét năng suất đạt 26,74 tấn/ha; ngoài ra có thể trồng ở mật độ 14.000 cây/ha (khoảng cách 1 m x 0,71 m) năng suất đạt 24,97 tấn/ha. Trên vùng đất đồi mật độ trồng thích hợp là 12.000 cây/ha (khoảng cách 1 m x 0,83 m) năng suất đạt 26,65 tấn/ha.

Theo Trịnh Thị Phương Loan, mật độ tùy thuộc vào từng loại đất, đất tốt trồng thưa, đất xấu trồng dày, khoảng cách 1 hom: 0,8 - 1,0 m, tương ứng mật độ cây từ 1,25 - 1,00 vạn hom/ha (Lê Hân, 2003)[9].

1.2.4.3. Nghiên cứu về phân bón

Theo Phạm Văn Biên và CTV (1996)[1] có 4 vùng bón quá nhiều P so với mức mà sắn lấy đi trong đất. Đó là vùng núi phía Bắc, đồng bằng sông Hồng, vùng ven biển Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ là vượt quá: 56,0 - 64,7 kg/ha. Đối với N thì bón nhiều ở 3 vùng: đồng bằng sông Hồng, vùng ven biển Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ. Đối với K, các vùng đều bón rất thấp, đặc biệt là vùng Đông Bắc. Như vậy, nông dân Việt Nam bón quá nhiều lân, trừ vùng cao nguyên Trung Bộ và vùng Đông Bắc, có ba vùng bón N vượt quá nhu cầu, nhưng đa số các vùng khác lại chưa chú ý bón đủ N. Riêng K hầu hết các vùng bón còn quá ít so với nhu cầu của sắn. Như vậy, việc sử dụng phân bón là chưa hợp lý, chưa khai thác được tiềm năng năng suất sắn.

Theo Thái Phiên và CTV (2001)[25], trên đất đỏ vàng tỉnh Hoà Bình, trồng xen sắn với lạc; hoặc sắn xen khoai sọ và có băng cốt khí hay cỏ vetiver chống xói mòn và bổ sung NPK (60 kg N + 40 – 60 kg P205 + 80 - 120 kg K20), làm thay đổi rõ rệt năng suất sắn và hiệu quả kinh tế, nhưng hoá tính đất ít thay đổi. Thâm canh sắn bằng biện pháp bón phân khoáng cho thấy hiệu quả cao nhất. Năng suất sắn đạt 23,4 tấn củ tươi/ha ở liều lượng N:P:K là 60:60:80.

Từ năm 1990 đến nay, nghiên cứu sắn tại Việt Nam đã được hỗ trợ bởi CIAT và Nippon Foundation. Những thí nghiệm phân bón cho thấy nhu cầu phân bón cho sắn phụ thuộc vào loại đất và loại phân bón. Cây sắn yêu cầu cung cấp hàng năm nhiều nhất là N và K, chỉ yêu cầu một lượng P không lớn (Nguyễn Hữu Hỷ và CTV, 2007a)[62].

Đất xám bạc màu tỉnh Đồng Nai, áp dụng công thức bón N:P:K với tỷ lệ 120:20:120 và 60:40:120 cho năng suất củ sắn tươi và hiệu quả kinh tế cao. Trồng xen 1 hàng lạc giữa 2 hàng sắn có kết quả của 2 chỉ tiêu trên cao hơn trồng thuần hoặc 2 hàng lạc xen (Nguyễn Hữu Hỷ và CTV, 2001)[16].

Trên đất phiến thạch sét bón kết hợp đầy đủ NPK ở hai mức (30 kg N + 30 kg P205 + 60 kg K20)/ha và (60 kg N + 60 kg P205 + 120 kg K20)/ha đã làm tăng năng suất sắn trung bình từ 71-112% so với đối chứng không bón phân. Điều này chứng tỏ trồng sắn trên đất đồi bón phân khoáng có hiệu lực rất cao (Thái Phiên, Nguyễn Công Vinh, 1998) [26].

Những nghiên cứu đất trồng sắn tại An Giang cho thấy: tại đây chủ yếu là đất phèn rất chua pH rất thấp đến thấp; độ độc nhôm cao (Al3+ là 11,4 meq/100g, Fe2O3 là 1,03%. Đạm và lân dễ tiêu nghèo 9,57 mg/kg NH4- và P2O5 chỉ ở mức 2,67 mg/100g đất. Kali ở mức nghèo đến trung bình, dao động trong khoảng 0,24 meq/100g. Để cải tạo đất, kết quả nghiên cứu của Ngô Vi Nghĩa và cộng sự 2001[22] cho biết: trồng sắn xen với đậu trắng là có hiệu quả kinh tế và cải tạo đất cao nhất.

Theo Trịnh Thị Phương Loan, lượng phân bón cho 1 ha sắn khoảng: 10 - 15 tấn phân chuồng, 110 - 160 kg đạm urea, 220 - 270 kg supe lân, 160 - 250 kg kali, 180 kg phân tổng hợp NPK theo tỷ lệ 60 kg N, 40 kg P2O5, 80 kg K2O. Trong đó, bón lót toàn bộ phân chuồng và phân lân; thúc lần 1 (sau trồng 45 ngày) 50% N + 50% K; thúc lần 2 (sau trồng 3 tháng) toàn bộ lượng phân còn lại kết hợp làm cỏ và vun cao (Lê Hân, 2003)[9]. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Điều kiện tốt để cây sắn sinh trưởng và phát triển là ánh sáng cho đất trung bình , thoát nước tốt, độ pH 4,5 - 7,5. Sắn là cây trồng thích nghi với điều kiện bán khô hạn, sắn cần độ ẩm của đất đầy đủ chủ yếu trong quá trình trồng, sau khi đã nảy mầm có thể chịu được nhiều tháng khô hạn. Sắn có khả năng thích nghi với đất rất chua với mức độ Al trao đổi cao, thích nghi với mức độ lân tổng số thấp nhưng đòi hỏi K khá cao, đặc biệt là khi trồng sắn trong nhiều năm hàm lượng K trong đất bị cạn kiệt. Sắn phản ứng mẫn cảm khi bị thiếu Zn và thường xuất hiện triệu chứng thiếu Zn ở giai đoạn đầu của sự phát triển. Yêu cầu tối ưu cho sự phát triển của cây sắn là: Al trao đổi <80%, lân dễ tiêu > 5 ppm; Ca trao đổi > 0,25 me/100 g đất khô ; K trao đổi > 0.17 me/100 g đất khô ; Na trao đổi < 2,5 % bão hòa, (R. Howeler, 1981).

Ở phía Bắc Việt Nam khoảng 68 % diện tích đất đồi có đá dùng cho trồng sắn, Khoảng 12% - 18% đất sét và cát. Đất đồi núi phổ biến tại các tỉnh Hà Bắc, Hà Sơn Bình, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai. Sắn được trồng chủ yếu ở các khu vực có địa hình trung du và đồi núi. Khoảng 89% sắn ở phía Bắc Việt Nam được trồng trên các loại đất nói trên ( Phạm Văn Biên et al , 1996).

Ở phía Nam Việt Nam, hầu hết sắn được trồng trên đất cát ở vùng duyên hải miền Trung và vùng Đông Nam Bộ, trong khi đó chiếm ưu thế ở Gia Lai - Kon Turn và Đắc Lắc. Các vùng trồng sắn ở các tỉnh Tây Nguyên có địa hình tương tự nhau. Vùng duyên hải miền Trung và vùng Đông Nam Bộ, sắn được trồng chủ yếu trên đất xám bạc màu, một số ít đất đỏ bazan hoặc đất cát ven biển. Các khu vực bằng phẳng, đất nghèo chất dinh dưỡng và không thích hợp cho canh tác lúa. Diện tích sắn trồng trong loại đất nói trên chiếm hơn 70 % tổng diện tích sắn của miền Nam . Ở đồng bằng sông Cửu Long, sắn không phải là cây trồng chính. Tuy nhiên, cây sắn phát triển tốt trên đất phèn ở đồng bằng sông Cửu Long trong điều kiện nitơ cao ( N ) , kali ( K) và chất hữu cơ ( OM ) trung bình. Sắn không bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi độc tính nhôm ( A1 ) khi được trồng ở đất này. Với những khác biệt đáng kể của tính chất đất trồng sắn, các nghiên cứu ở miền Bắc nên tập trung vào vấn đề xói mòn và nâng cao độ phì của đất , trong khi nghiên cứu về phía Nam cần cải tạo đất trồng sắn và bảo tồn bằng cách sử dụng các hệ thống xen canh là ưu tiên cao nhất (Phạm Văn Biên và cộng sự , 1996).

Howeler (1992) cho rằng 66% diện tích sắn của Việt Nam được trồng trên đất Utisols, 17% ở đất Inceptisol, 7% ở đất Oxisols, 4% ở đất Alfisols và phần còn lại trên đất Entisols và Vertusols. Phần lớn đất Ultisols và Inceptisols được đặc trưng bởi thành phần cơ giới nhẹ, pH chua và hàm lượng chất hữu cơ và dinh dượng thấp. Theo kết quả điều tra của Phạm Văn Biên, Hoàng Kim, Howeler (1996) trên 1078 nông hộ trồng sắn tại 45 huyện ở các vùng sắn chính của Việt Nam năm 1990 – 1991, có 59% diện tích sắn được trồng trên đất cát, 25,3% trên đất nhiều đá sỏi, 11,7% trên đất thịt nặng và 3,9% trên đất thịt. Khoảng 45% diện tích sắn được trồng trên đất dốc.

Sắn là cây có nhu cầu dinh dưỡng cao, với năng suất 40 tấn/ha, cây sắn lấy đi của đất khoảng 150 kg N, 70 kg P2O5, 350 kg K2O và 40 kg MgO. Chính vì vậy mà khi trồng sắn liên tục nhiều năm không bón phân, năng suất sắn bị suy giảm nhanh chóng [7]. Chúng ta cũng biết rằng, bón phân hữu cơ kết hợp phân khoáng vừa nâng cao năng suất, chất lượng sắn, vừa bảo vệ được đất đai. Nhưng trên thực tế, sắn lại là cây trồng chủ yếu trên đất đồi dốc, nên việc vận chuyển một khối lượng lớn phân chuồng bón cho sắn là không thực tế.

Công Doãn Sắt và Deturk (1998) so sánh lý tính và hoá tính của đất Haplic Agrisosl (Utisols) ở vùng Đông Nam Bộ dưới tán rừng và các cây trồng cao su, mía, điều, sắn trong nhiều năm. Họ nhận thấy rằng, đất trồng sắn nhiều năm có thành phần sét, độ bền vững kết cấu và khả năng giữ nước thấp nhất, thấp nhì ở độ thẩm thấu và cao thứ ba ở mật độ bulk. Điều này cho thấy một sự thoái

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật canh tác đến năng suất và hiệu quả kinh tế của giống sắn KM94 trên đất gò đồi tỉnh Nghệ An (Trang 30)