Theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển, năng suất, phẩm chất theo quy định của chương trình sắn quốc gia và CIAT như sau:
* Chỉ tiêu nghiên cứu về sinh trưởng:
- Chiều cao cây (CCC) (cm): theo dõi ở một số thời điểm và lúc thu hoạch, đo từ gốc đến đỉnh sinh trưởng ngọn.
- Đường kính thân (cm): dùng thước kẹp đo cách mặt đất 15cm, 10 cây chéo góc/ô thí nghiệm.
- Số lá trên cây: theo dõi ở một số thời điểm và lúc thu hoạch, dùng sơn màu đánh dấu ở lá được đếm cuối cùng của mỗi lần theo dõi. Số lá đợt sau được cộng bởi số lá theo dõi đợt trước với lần hiện tại đo đếm.
* Chỉ tiêu nghiên cứu về sinh lý:
- Diện tích lá (LA): Sử dụng phương pháp cân nhanh
- Chỉ số diện tích lá (LAI): Xác định thông qua mật độ trồng và LA/cây LAI (m2lá/m2đất) = LA bình quân/cây × số cây/m2đất
- Tuổi thọ lá (ngày): Tính từ lúc lá hình thành cho đến lúc lá rụng
* Chỉ tiêu nghiên cứu về các yếu tố cấu thành năng suất, năng suất.
- Khối lượng 1 củ (g/cây) = Khối lượng củ 1 cây / số lượng củ 1 cây - Khối lượng củ/gốc (kg): Mỗi ô thí nghiệm theo dõi 10
- Năng suất lý thuyết (NSLT) sắn (tấn/ha): Tiến hành theo dõi 10 cây/ô thí nghiệm, xác định khối lượng trung bình cây, sau đó quy ra héc ta.
NSLT (tấn/ha) sắn = số củ/cây × khối lượng 1 củ × số cây/m2 × 10000
- Năng suất thực thu (NSTT) (tấn/ha): Nhổ toàn bộ cây trong ô thí nghiệm để tính khối lượng củ bình quân của cây, từ đó tính cho ha.
- Hàm lượng tinh bột (HLTB)(%): Phân tích ở phòng Thí nghiệm tổng hợp Viện KHKTNN Bắc Trung Bộ.
- Hàm lượng chất khô (HLCK)(%): Phân tích ở phòng Thí nghiệm tổng hợp Viện KHKTNN Bắc Trung Bộ.
- Năng suất tinh bột (NSTB) (tấn/ha): NSTT x HLTB - Hiệu quả kinh tế: Được tính theo công thức:
Lợi nhuận = Tổng thu - Tổng chi (triệu đồng/ha) Tổng thu = NSTT × đơn giá (triệu đồng/ha)
* Chỉ tiêu nghiên cứu cho thí nghiệm trồng xen:
+ Năng suất TT của lạc, đậu: Cân toàn bộ sản phẩm thu được sau đó tính cho 1ha.
+ Năng suất chất xanh (NSCX) (tấn/ha): Cân toàn bộ sản phẩm phụ của cây họ đậu và cây chống xói mòn lúc thu hoạch trên ô thí nghiệm.
Thí nghiệm: Nghiên cứu thời vụ trồng
- Thí nghiệm gồm 3 công thức (mỗi công thức là 1 thời vụ, mỗi thời vụ cách nhau 20 ngày), được bố trí theo phương pháp Khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCB), nhắc lại 3 lần, diện tích ô 50 m2
- Các công thức thí nghiệm:
Thời vụ 1 (TV1): Trồng ngày 16/2/2013
Thời vụ 2 (TV2) (đối chứng): Trồng ngày 6/3/2013 Thời vụ 3 (TV3): Trồng ngày 26/3/2013 - Sơ đồ thí nghiệm: Bảo vệ Lặp 1 Lặp 2 Lặp 3 TV1 TV3 TV3 TV2 TV1 TV2 TV3 TV2 TV1 Bảo vệ - Mật độ: 10.000 hom/ha
- Kỹ thuật bón phân áp dụng cho thí nghiệm: + Liều lượng phân bón cho 1ha là:
3 tấn phân hữu cơ vi sinh + 120 kg N + 60 kg P205 + 120 kg K20/ha. + Thời gian bón phân:
* Bón thúc lần 1 (từ 20- 30 ngày sau khi mọc mầm): 1/2 lượng đạm + 1/2 lượng kali (sau khi đã làm cỏ đợt 1).
* Bón thúc lần 2 (từ 50- 70 ngày sau khi mọc mầm): 1/2 lượng đạm + 1/2 lượng kali (sau khi đã làm cỏ đợt 2).
Thí nghiệm: Nghiên cứu về mật độ trồng thích hợp
- Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh. Gồm 4 công thức, mỗi công thức 3 lần nhắc lại. Diện tích ô thí nghiệm 50 m2.
Mật độ 1 (MĐ1): Mật độ trồng 15.500 hom/ha tương đương với khoảng cách trồng (0,8m x 0,8m)
Mật độ 2 (MĐ2): (đối chứng): Mật độ trồng 12.500 hom/ha tương đương với khoảng cách trồng (1,0m x 0,8m)
Mật độ 3 (MĐ3): Mật độ trồng 10.000 hom/ha tương đương với khoảng cách trồng (1,0 m x 1,0m)
Mật độ 4 (MĐ4): Mật độ trồng 8.000 hom/ha tương đương với khoảng cách trồng (1,0 m x 1,2m). - Sơ đồ bố trí thí nghiệm: Bảo vệ B ảo v ệ Lặp 1 CT1 CT2 CT3 CT4 B ảo v ệ Lặp 2 CT2 CT3 CT4 CT1 Lặp 3 CT3 CT4 CT2 CT1 Bảo vệ - Thời gian trồng: 26/3/2013
- Kỹ thuật bón phân áp dụng cho thí nghiệm:
+ Liều lượng phân bón cho 1ha là: 3 tấn phân hữu cơ vi sinh Sông Danh + 120 kg N + 60 kg P205 + 120 kg K20/ha.
+ Thời gian bón phân:
* Bón thúc lần 1 (từ 20- 30 ngày sau khi mọc mầm): 1/2 lượng đạm + 1/2 lượng kali (sau khi đã làm cỏ đợt 1).
* Bón thúc lần 2 (từ 50- 70 ngày sau khi mọc mầm): 1/2 lượng đạm + 1/2 lượng kali (sau khi đã làm cỏ đợt 2).
Thí nghiệm: Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón
- Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp Khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh, nhắc lại 3 lần, diện tích ô thí nghiệm 50 m2
- Thời gian trồng: 26/3/2013 - Mật độ: 10.000 hom/ha - Các công thức thí nghiệm:
Nền phân 1 (PB1) (đối chứng): Không bón
Nền phân 2 (PB2): 3 tấn phân hữu cơ vi sinh + 80 kg N + 40 kg P205 + 80 kg K20/ha
Nền phân 3 (PB3): 3 tấn phân hữu cơ vi sinh +100 kg N + 50 kg P205 + 100 kg K20/ha
Nền phân 4 (PB4): 3 tấn phân hữu cơ vi sinh + 120 kg N + 60 kg P205 + 120 kg K20/ha
Nền phân 5 (PB5): 3 tấn phân hữu cơ vi sinh + 140 kg N + 70 kg P205 + 140 kg K20/ha
- Kỹ thuật bón phân áp dụng cho thí nghiệm: + Thời gian bón phân:
* Bón lót toàn bộ phân lân và phân hữu cơ.
- Bón thúc lần 1 (từ 20- 30 ngày sau khi mọc mầm): 1/2 lượng đạm + 1/2 lượng kali (sau khi đã làm cỏ đợt 1).
- Bón thúc lần 2 (từ 50- 70 ngày sau kh mọc mầm): 1/2 lượng đạm + 1/2 lượng kali (sau khi đã làm cỏ đợt 2).
Bảo vệ B ảo v ệ Lặp 1 Lặp 2 Lặp 3 B ảo v ệ PB1 PB3 PB5 PB2 PB1 PB4 PB4 PB2 PB3 PB3 PB5 PB1 PB5 PB4 PB2 Bảo vệ
Thí nghiệm: Nghiên cứu ảnh hưởng của trồng xen cây họ đậu trong sản xuất sắn.
- Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp ngẫu nhiên hoàn chỉnh, nhắc lại 3 lần, diện tích ô thí nghiệm 50 m2.
Trong thí nghiệm này cây trồng xen (lạc, đậu xanh, đậu đen, đậu tương) được trồng 02 hàng vào giữa 02 hàng sắn để thấy rõ tính chất tốt của cây trồng xen chúng tôi tiến hành theo dõi năng suất sinh vật học của cây trồng xen trả lại cho đất thông qua lượng chất xanh vùi bón cho sắn.
Thí nghiệm gồm 05 phương thức:
+ Phương thức 1 (PT1): Sắn trồng thuần (đ/c) + Phương thức 2 (PT2): Sắn trồng xen đậu xanh + Phương thức 3 (PT3): Sắn trồng xen đậu đen + Phương thức 4 (PT4): Sắn trồng xen đậu tương + Phương thức 5 (PT5): Sắn trồng xen Lạc - Sơ đồ bố trí thí nghiệm B ảo v ệ Bảo vệ B ảo v ệ Lặp 1 PT1 PT2 PT5 PT4 PT3 Lặp 2 PT2 PT3 PT4 PT1 PT5
Lặp 3 PT3 PT4 PT5 PT1 PT2 Bảo vệ
- Khoảng cách và mật độ trồng sắn đối với thí nghiệm trồng xen (1,0 m x 1,0 m), mật độ khoảng cách lạc trồng xen: 0,20 m x 0,40 m x 1 hạt
- Liều lượng phân bón cho 1ha là: 3 tấn phân hữu cơ vi sinh + 120 kg N + 60 kg P205 + 120 kg K20/ha.
- Phân phối phân bón cho sắn và cây trồng xen:
+ Bón cho cây sắn: 1,5 tấn phân hữu cơ vi sinh + 70% N + 30% P2O5 + 50% K2O/ha.
+ Bón cho cây trồng xen: 1,5 tấn phân hữu cơ vi sinh + 30% N + 70% P2O5 + 50% K2O/ha.
2.2. Phương pháp xử lý số liệu
- Phương pháp nghiên cứu được áp dụng theo phương pháp thí nghiệm đồng ruộng của Phạm Chí Thành (1998).
- Phương pháp phân tích số liệu: Số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê sinh vật học, tính toán và xử lý theo chương trình Irristat 5.0 và Excel.