7. Cấu trúc luận văn
3.2.2 Nhóm giải pháp tổng thể
Một số chính sách và biện pháp cụ thể để phát triển công nghiệp, phát triển đô thị đảm bảo phát triển của thành phố Phủ Lý đến năm 2020 như sau:
1. Công tác quy hoạch và quản lý đô thị
Rà soát lại quy hoạch tổng thể nhằm đảm bảo phát triển đô thị bền vững. Điều chỉnh bổ sung các quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch các khu công nghiệp, các điểm dân cư nông thôn, đảm bảo quy hoạch phải đi trước một bước.
Chú trọng các nội dung quy hoạch bảo vệ môi trường, khai thác sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên. Thực hiện nghiêm việc đánh giá, xác định các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường khi thực hiện các quy hoạch xây dựng, đề xuất các giải pháp, kế hoạch, lộ trình thực hiện quy hoạch xây dựng kết hợp với bảo vệ môi trường. cải tạo và làm mới đồng bộ các khu hiện có trong đô thị, các di tích lịch sử văn hóa, đông thời cân đối đáp ứng nhu cầu
và môi trường sống cho người dân. Trong các khu dân cư cần tổ chức liên kết hợp lý mạng lưới dịch vụ ngoài nhà ở đáp ứng nhu cầu của người dân theo định kỳ ngắn hạn và dài hạn.
2. Thu hút nguồn vốn đầu tư
Nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển kinh tế- xã hội và phát triển đô thị trong thời gian tới của thành phố là rất lớn. Do đó, cần có chính sách tốt để tạo điều kiện thuận lợi thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, đặc biệt là vốn đầu tư vào các KCN, CCN, vào hạ tầng đô thị …
Thu hút mọi nguồn vốn trong dân, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tư nhân tham gia vào quá trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa của thành phố, thúc đẩy đô thị hóa diễn ra với tốc độ nhanh hơn nữa.
3. Phát triển và phân bố công nghiệp theo hướng hiện đại bền vững Tiếp tục đảy mạnh đầu tư, phát triển các ngành công nghiệp trong thành phố Nhất là việc thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các dự án phát triển công nghiệp của thành phố. Nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm công nghiệp tạo ra các sản phẩm công nghiệp mũi nhọn phục vụ cho xuất khẩu.
Quy hoạch các khu công nghiệp, các cơ sở sản xuất công nghiệp ở những vị trí thích hợp. không bố trí các khu công nghiệp, nhà máy xí nghiệp đặc biệt là các cơ sở công nghiệp có mức độ độc hại cao gần khu dân cư. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trong quản lý đô thị, bảo vệ phòng chống suy thoái, ô nhiễm môi trường.
4. Tiếp tục hoàn thiện, đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng
Thành phố Phủ Lý cần tiếp tục đầu tư cho công việc xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị (giao thông, điện, nước, công trình đô thị công cộng…)
nhằm tạo ra 1 đô thị hiện đại văn minh, đảm bảo được tích chất đầu mối kết nối các đô thị trong tỉnh và trong vùng ĐBSH.
5. Nâng cao trình độ dân trí, phổ biến rộng rãi lối sống đô thị văn minh Cần nâng cao trình độ dân trí trong việc thực hiện nếp sông văn minh đô thị như việc thực hiến các quy tắc chung, giữ gìn môi ttường…tuyên truyền, phổ biến rộng rãi cho người dân về chủ trương thực hiện: xây dựng đô thị văn minh, công dân thân thiện của thành phố.
PHẦN KẾT LUẬN
1. Ngày 9//6/2008 Chính Phủ ban hành Nghị Định 72/2008/NĐ-CP về việc thành lập thành phố Phủ Lý- đô thị loại III trực thuộc tỉnh Hà Nam. Đây là bằng chứng xác thực cho quá trình đô thị hóa của thành phố trong những năm qua. Chính quá trình đô thị hóa nhanh chóng đã đặt ra yêu cầu phải chia tách tỉnh Hà Nam ra khỏi Nam Hà cũ để quản lý hiệu quả hơn và đem đến nhiều hơn những cơ hội phát triển cho Phủ Lý. Trải qua hơn 10 năm chia tách tỉnh, bộ mặt Phủ Lý đã có nhiều thay đổi theo hướng từ một thị xã nhỏ bé trở thành thành phố trẻ đày năng động và tiềm năng phát triển.
2. Đô thị hóa ở Phủ Lý được hình thành trên cơ sở một thị xã nhỏ, kinh tế nông nghiệp làm chủ đạo. Quá trình đô thị hóa bắt nguồn từ yêu cầu trở thành trung tâm hành chính- kinh tế- xã hội của tỉnh mới có sự chuyển biến mạnh trong cơ cấu kinh tế và sự thay đổi cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế xã hội.
3. Quá trình đô thị hóa thành phố Phủ Lý đã dần đi vào chiều sâu, thể hiện qua việc tăng dần GTSX của khu vực CN-TTCN và TM-DV, giảm dần sản xuất nông nghiệp, hiện đại hóa hạ tầng kỹ thuật và nâng cao chất lượng hạ tầng xã hội… Việc mở rộng không gian đô thị ra những vùng trước đây vốn là nông thôn như Liêm Chính, Thanh Châu, Lam Hạ…và việc thu hẹp dần diện tích đất sản xuất nông nghiệp, tăng dần diện tích đất đai chuyên dùng chứng tỏ sự mở rộng trong quá trình đô thị hóa ở Phủ Lý. Đô thị hóa Phủ Lý là sự không đồng đều giữa các xã, phường trong thành phố. Trong số 12 phường, xã thì chỉ những phường trung tâm hoặc các xã nằm trên trục giao thông chính như Quang Trung, Thanh Châu là có tốc độ đô thị hóa nhanh.
4. Quá trình đô thị hóa thành phố Phủ Lý bên cạnh những mặt tích cực, cũng có không ít những bất cập. Bất cập thể hiện trước tiên trong cơ cấu kinh
tế, trong đó đáng chú ý là GTSX của khu vực DV chiếm tỉ trọng chưa tương xứng trong tổng GTSX.
5. Đi ̣nh hướng phát triển đô thi ̣ của thành phố Phủ Lý đến năm 2020 thành 7 khu đô thi ̣ tương xứng với sự phát triển của thành phố trong vùng thủ đô Hà Nô ̣i.
Mặc dù những vấn đề cơ bản trong quá trình đô thị hóa ở thành phố Phủ Lý đã được chúng tôi nghiên cứu và trình bày cụ thể trong luận văn. Tuy nhiên, đô thị hóa là một quá trình diễn biến phức tạp, diễn ra trên nhiều lĩnh vực, nhiều góc cạnh của đời sống xã hội. Nhưng trong khuôn khổ luận văn cao học, chúng tôi chỉ dừng lại ở những vấn đề cơ bản nhất, phản ánh được quá trình chuyển biến thành đô thị Phủ Lý. Những vấn đề đô thị hóa tiếp theo của thành phố Phủ Lý hi vọng chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu sâu hơn trong những đề tài nghiên cứu tiếp theo.
TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Tiếng Việt
1. Lê Hữu Ái (1995), Tính hai mặt của quá trình đô thị hóa, Tạp chí nghiên cứu lý luận.
2. Nguyễn Thế Bá (2004), Quy hoạch xây dựng phát triển đô thị, NXB Xây dựng, Hà Nội.
3. Ban chấp hành Đảng bộ thi ̣ xã Phủ Lý (2004), Lịch sử đảng bộ thi ̣ xã Phủ Lý, NXB Chính trị Quốc gia.
4. Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Nam (2002), Lịch sử đảng bộ tỉnh Hà Nam, NXB Chính trị Quốc gia.
5. Bộ xây dựng - Vụ Kiến Trúc 1999, Định hướng quy hoạch tổng thể phát triển đô thị Việt Nam đến 2020, NXB Xây dựng, Hà Nội.
6. Bộ xây dựng (1995), Dự thảo phát triển đô thị quốc gia thời kỳ 1995- 2010, Hà Nội.
7. Chi cục thống kê thành phố Phủ Lý (2005), Niên giám thống kê thành phố Phủ Lý 1999 – 2004.
8. Chi cục thống kê thành phố Phủ Lý (2011), Niên giám thống kê thành phố Phủ Lý 2006 – 2010.
9. Chi cục thống kê thành phố Phủ Lý (2010), Niên giám thống kê thành phố Phủ Lý 2005 – 2009.
10. Vũ Thị Chuyên (2009), Phân tích quá trình đô thi ̣ hóa ở Hải Phòng thời kỳ 1985- 2007. Luận án tiến sĩ Đi ̣a lý, trường Đa ̣i ho ̣c sư pha ̣m Hà Nô ̣i. 11. Trần Văn Chử, Trần Ngọc Hân (1998), Đô thị hóa và các chính sách phát
triển đô thị trong CNH-HĐH ở Việt Nam, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội.
12. Nguyễn Xuân Cự, Nguyễn Thị Phương Loan (2011), Môi trường và con người, Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội.
13. Đỗ Thị Minh Đức (1992), Phân tích dưới góc độ đi ̣a lý kinh tế xã hội sự chuyển hóa nông thôn thành đô thị ở Hà Nội trong quá trình đô thị hóa. Luận án phó tiến sĩ. Trường ĐHSP Hà Nội.
14. Đỗ Thị Minh Đức, Nguyễn Viết Thịnh(1996), Dân số - xã hội - môi trường, Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội.
15. Mạc Đường (2002), Dân tộc học - đô thị và vấn đề đô thị hóa, Nhà xuất bản Trẻ. 16. Hoàng Văn Hoa (2005), Tác động của quá trình đô thị hóa tới lao động
và việc làm ở Hà Nội thực trạng và giải pháp, Nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà Nô ̣i.
17. Đặng Thái Hoàng (2000), Lịch sử đô thị, NXB xây dựng, Hà Nội.
18. Nguyễn Đình Hòe (2009), Môi trường và phát triển bền vững, NXB Giáo dục. 19. Trịnh Duy Luân (1996), Tìm hiểu môn xã hội học đô thị, NXB Khoa học
xã hội, Hà Nội.
20. Lê Du Phong (2002), Ảnh hưởng của đô thị hóa đến nông thôn ngoại thành Hà Nội –Thực trạng và giải pháp, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 21. Đàm Trung Phường (1995), Đô thị Việt Nam tập 1, NXB xây dựng, Hà Nội. 22. Đàm Trung Phường (1995), Đô thị Việt Nam tập 2, NXB xây dựng, Hà Nội. 23. Nguyễn Duy Qúy (1998), Đô thị hóa trong quá trình công nghiệp hóa,
kinh nghiệm Nhật Bản và một số nước khác, Nhà xuất bản khoa học xã hội, Hà Nội.
24. Trần Văn Tấn (2006), Kinh tế đô thị và vùng, NXB Xây dựng, Hà Nội 25. Trương Quang Thao (2003), Đô thị học – những khái niệm mở đầu,NXB
xây dựng, Hà Nội.
26. Hà Huy Thành (1999), Đô thị hóa, một số vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam. NXB giáo dục
28. Phạm Thị Xuân Thọ (2008), Địa lý đô thị, NXB Giáo dục.
29. Lê Thông (2005), Địa lý các tỉnh và thành phố Việt Nam, tập 1, NXB giáo dục. 30. Nguyễn Minh Tuệ và nnk(2007), Địa lý kinh tế xã hội đại cương, NXB
giáo dục.
31. UBND tỉnh Hà Nam, Quy hoạch sử dụng đất đai tỉnh Hà Nam đến năm 2020.
32. UBND tỉnh Hà Nam, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Hà Nam đến năm 2020.
B. Tiếng Anh
33. George Modelski(1997), “Cities of the ancient word: An inventory (- 3500- 1200)”, Department of Political Science, University of Washington, US, https://faculty.washington.edu/modelski/WCITI2.html 34. Michael Pacione (2002), Urban Geography, Routled.
C. Website 35.http://www.xaydung.gov.vn/c/document_library/get_file?p_l_id=10499&folderI d=29703&name=23239 36.http://www- wds.worldbank.org/external/default/WDSContentServer/WDSP/IB/2012/03/30/ 000386194_20120330030034/Rendered/PDF/669160ESW0WHIT00hoa0o0Vi et0Nam00TV0.pdf
PHỤ LỤC
Nghị định số 42/2009/NĐ-CP của Chính phủ: Về việc phân loại đô thị CHÍNH PHỦ
---
Số: 42/2009/NĐ-CP
CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---
Hà Nội, ngày 07 tháng 05 năm 2009
NGHỊ ĐỊNH Về việc phân loại đô thị
--- CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001; Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Xây dựng,
NGHỊ ĐỊNH: Chƣơng I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tƣợng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh: Nghị định này quy định về việc phân loại đô thị, tổ chức lập, thẩm định đề án và quyết định công nhận loại đô thị.
2. Đối tượng áp dụng: các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có liên quan đến việc phân loại đô thị và phát triển đô thị trên lãnh thổ Việt Nam.
Điều 2. Mục đích phân loại đô thị
Việc phân loại đô thị nhằm:
1. Tổ chức, sắp xếp và phát triển hệ thống đô thị cả nước. 2. Lập, xét duyệt quy hoạch xây dựng đô thị.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Đô thị mới là đô thị dự kiến hình thành trong tương lai, được đầu tư xây dựng từng bước đạt các tiêu chuẩn của đô thị theo quy định của pháp luật. 2. Dân số đô thị là dân số thuộc ranh giới hành chính của đô thị, bao gồm: nội thành, ngoại thành, nội thị, ngoại thị và thị trấn.
3. Hệ thống công trình hạ tầng đô thị được xây dựng đồng bộ là khi hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đã được đầu tư xây dựng đạt 70% yêu cầu của đồ án quy hoạch xây dựng theo từng giai đoạn; đạt quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật và các quy định khác có liên quan.
4. Hệ thống công trình hạ tầng đô thị được xây dựng hoàn chỉnh là khi hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đã được đầu tư xây dựng đạt yêu cầu của đồ án quy hoạch xây dựng theo từng giai đoạn; đạt quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật và các quy định khác có liên quan.
5. Đô thị có tính chất đặc thù là những đô thị có những giá trị đặc biệt về di sản văn hóa (vật thể và phi vật thể), lịch sử, thiên nhiên và du lịch đã được công nhận cấp quốc gia và quốc tế.
Điều 4. Phân loại đô thị
Đô thị được phân thành 6 loại như sau: loại đặc biệt, loại I, loại II, loại III, loại IV và loại V được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định công nhận.
1. Đô thị loại đặc biệt là thành phố trực thuộc Trung ương có các quận nội thành, huyện ngoại thành và các đô thị trực thuộc.
2. Đô thị loại I, loại II là thành phố trực thuộc Trung ương có các quận nội thành, huyện ngoại thành và có thể có các đô thị trực thuộc; đô thị loại I, loại II là thành phố thuộc tỉnh có các phường nội thành và các xã ngoại thành.
3. Đô thị loại III là thành phố hoặc thị xã thuộc tỉnh có các phường nội thành, nội thị và các xã ngoại thành, ngoại thị.
4. Đô thị loại IV là thị xã thuộc tỉnh có các phường nội thị và các xã ngoại thị.
5. Đô thị loại IV, đô thị loại V là thị trấn thuộc huyện có các khu phố xây dựng tập trung và có thể có các điểm dân cư nông thôn.
Điều 5. Điều kiện để công nhận loại cho các đô thị điều chỉnh mở rộng địa giới và đô thị mới.
1. Việc điều chỉnh mở rộng địa giới đô thị phải căn cứ vào quy hoạch xây dựng đô thị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Các khu vực điều chỉnh mở rộng địa giới phải được đầu tư xây dựng đạt được những tiêu chuẩn cơ bản về phân loại đô thị.
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) tổ chức lập đề án điều chỉnh mở rộng địa giới hành chính đô thị theo quy định hiện hành, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định.
Việc công nhận loại đô thị được tiến hành sau khi có quyết định điều chỉnh mở rộng địa giới và khi đô thị đó đã đạt được các tiêu chuẩn cơ bản về phân loại đô thị.
2. Đối với khu vực dự kiến hình thành đô thị mới phải có quy hoạch xây dựng đô thị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và đã được đầu tư xây dựng về cơ bản đạt các tiêu chuẩn phân loại đô thị.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập đề án thành lập đô thị mới theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Nghị định này.
Việc công nhận loại đô thị được tiến hành sau khi có quyết định thành lập đô thị mới và khi đô thị đó đã đạt được các tiêu chuẩn cơ bản về phân loại