Quan điểm nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng quá trình đô thị hóa ở thành phố Phủ Lý tỉnh Hà Nam giai đoạn 2000-2012 (Trang 30)

7. Cấu trúc luận văn

1.3.1.Quan điểm nghiên cứu

1.3.1.1. Quan điểm hệ thống

Thành phố Phủ Lý là một hệ thống lãnh thổ toàn ve ̣n nằm hệ thống đô thị của Hà Nam, hệ thống các đô thị của vùng đồng bằng sông Hồng và của cả nước. Sự phát triển đô thi ̣ của Phủ Lý nằm trong sự phát triển đô thi ̣ của Hà Nam và đồng bằng sông Hồng .Vì vậy để đánh giá được thực trạng đô thị hóa ở thành phố cần phải xem xét trong sự tác đô ̣ng qua la ̣i lẫn nhau.

1.3.1.2. Quan điểm tổng hợp

Xuất phát từ quan điểm hệ thống, nhấn mạnh mối quan hệ thống nhất và biện chứng giữa các yếu tố hệ thống trong tổng thể hoàn chỉnh , mỗi yếu tố này là mô ̣t mắt xích trong mạng lưới liên hệ với các yếu tố khác. Đô thị hóa là quá trình phức tạp đan xen nhiều lĩnh vực. Vì vậy xem xét quá trình này trên

quan điểm tổng hợp sẽ giúp người nghiên cứ u có quan điểm biện chứng về đô thị hóa.

Như vâ ̣y, dự trên quan điểm này thì để đánh giá quá trình đô thi ̣ hóa ở thành phố Phủ Lý không chỉ đơn thuần là việc đánh giá tỉ lệ dân thà nh thi ̣ mà còn đánh giá tấ t cả các điều kiê ̣n như chuyển di ̣ch cơ cấu kinh tế , cơ cấu lao đô ̣ng…Do đó phải kết hợp nhiều yếu tố nhiều lĩnh vực khác nhau.

1.3.1.3. Quan điểm lịch sử

Sự vật hiện tượng nào cũng có quá trình phát sinh phát triển. Đô thị hóa là quá trình vận động theo thời gian và gắn chặt với sự phát triển của công nghiệp hóa. Nhìn nhận trên quan điểm lịch sử giúp việc phân tích quá trình đô thị hóa ở thành phố Phủ Lý trong mối quan hệ trong quá khứ hiện tại và tương lai.

1.3.1.4. Quan điểm lãnh thổ

Đây là quan điểm đặc thù của nghiên cứu Địa lý . Nghiên cứu quá trình đô thị hóa ở Phủ Lý được xem xét trên quan điểm lãnh thổ để làm rõ tính địa lý của quá trình đô thị hóa. Từ đó tìm ra những khác biệt và thế mạnh của quá trình đô thị hóa ở Phủ Lý so với các vùng khác

1.3.1.5. Quan điểm phát triển bền vững

Thuật ngữ phát triển bền vững xuất hiện từ những năm 70 của thế kỉ XX và đề cập một cách hệ thống về môi trường và phát triển qua chiến lược bảo tồn thế giới 1980 và được thể hiện chi tiết hơn trong chương trình nghị sự 21 năm 1992. Cho đến nay phát triển bền vững đã trở thành một thuật ngữ được sử dụng rộng rãi và phổ biến trong chiến lược, định hướng phát triển nào từ cấp địa phương, quốc gia và quốc tế.

Có nhiều định nghĩa về phát triển bền vững, tác giả sử dụng định nghĩa: “phát triển bền vững là phát triển nhằm thỏa mãn nhu cầu của thế hê ̣ hiê ̣n ta ̣i mà không làm ảnh hưởng tới việc làm thỏa mãn nhu cầu của thế hệ tương lai”

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng quá trình đô thị hóa ở thành phố Phủ Lý tỉnh Hà Nam giai đoạn 2000-2012 (Trang 30)