Thị hóa ở vùng đồng bằng sông Hồng

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng quá trình đô thị hóa ở thành phố Phủ Lý tỉnh Hà Nam giai đoạn 2000-2012 (Trang 28)

7. Cấu trúc luận văn

1.2.2. thị hóa ở vùng đồng bằng sông Hồng

Đồng bằng sông Hồng là vủng có quá trình đô thị hóa phát triển với tốc độ nhanh từ 20.7% năm 1995 lên đến 29.2% năm 2009. Tỉ lệ đô thị hóa của vùng cao thứ 2 cả nước (chỉ sau vùng Đông Nam Bộ). Năm 2009, số dân

thành thị của vùng là 5721 nghìn người, chiếm 20,4% tổng số dân thành thị của cả nước

Bảng 1.3: Quy mô dân số thành thị và tỉ lệ dân thành thị của các tỉnh, thành phố vùng ĐB sông Hồng năm 2000 và 2010 Tỉnh, thành phố Năm 2000 Năm 2010 Dân số thành thị (1000 người) Tỉ lệ dân thành thị(%) Dân số thành thị (1000 người) Tỉ lệ dân thành thị(%) Hà Nội 1603,0 57.9 2709,9 41,3 Hà Tây 194,5 38,0 - - Hải Phòng 594,0 35,1 858,8 46,2 Hải Dương 229,8 13,9 327,1 19,1 Hưng Yên 103,6 9,6 139,5 12,3 Vĩnh Phúc 119,7 10,8 231,4 22,9 Bắc Ninh 96,4 10,1 246,7 23,9 Hà Nam 49,7 6,3 82,2 10,5 Nam Định 240,1 12,7 326,2 17,8 Thái Bình 103,5 5,8 173,5ss 9,7 Ninh Bình 116,5 13,1 161,1 17,9 Toàn vùng 3450,8 20,3 5256,4 28,2

(Nguồn: Xử lý từ niên giám thống kê 2000 - 2010)

Vùng có 127 đô thị, với 2 đô thị lớn nhất, trực thuộc TW là Hà Nội và Hải Phòng, 8 thành phố trực thuộc tỉnh là Vĩnh Yên, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Phủ Lý, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình (đô thị loại II), 5 thị xã là Sơn Tây, Phúc Yên, Từ Sơn, Chí Linh, Tam Điệp và 112 thị trấn. Mật độ đô thị của vùng đạt 8,5 đô thị / 1000 km2, cao gấp 4 lần so với bình quân cả

nước (2,2 đô thị/ 1000 km2

) và gấp 2 lần vùng có mật độ đô thị cao thứ hai là vùng đồng bằng sông Cửu Long là (3,55 đô thị /1000km2

).

Các đô thị trong vùng phát triển rộng khắp và khá đồng đều. Nguyên nhân là do vùng có lịch sử khai thác lâu đời, địa hình đồng bằng châu thổ bằng phẳng, kinh tế phát triển khá tương đồng giữa các tỉnh . Các đơn vị hành chính trong vùng có diện tích nhỏ so với trung bình cả nước (diện tích trung bình mỗi đơn vị hành chính cấp tỉnh là 1496,4 km2

; diện tích trung bình mỗi đơn vị cấp huyện chỉ đạt 130km2

). Số lượng đơn vị hành chính lớn cũng là một nguyên nhân khiến mật độ đô thị của vùng cao hơn các vung khác

Tính đến hết năm 2010, toàn vùng có 6 đô thị có quy mô số dân thành thị đạt > 200000 người là Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Nam Định [19]. Và có duy nhất Hà Nam là tỉnh có quy mô dân thành thị chưa đạt 100000 người.

1.3. Phƣơng phá p luâ ̣n nghiên cƣ́u

1.3.1. Quan điểm nghiên cứ u

1.3.1.1. Quan điểm hệ thống

Thành phố Phủ Lý là một hệ thống lãnh thổ toàn ve ̣n nằm hệ thống đô thị của Hà Nam, hệ thống các đô thị của vùng đồng bằng sông Hồng và của cả nước. Sự phát triển đô thi ̣ của Phủ Lý nằm trong sự phát triển đô thi ̣ của Hà Nam và đồng bằng sông Hồng .Vì vậy để đánh giá được thực trạng đô thị hóa ở thành phố cần phải xem xét trong sự tác đô ̣ng qua la ̣i lẫn nhau.

1.3.1.2. Quan điểm tổng hợp

Xuất phát từ quan điểm hệ thống, nhấn mạnh mối quan hệ thống nhất và biện chứng giữa các yếu tố hệ thống trong tổng thể hoàn chỉnh , mỗi yếu tố này là mô ̣t mắt xích trong mạng lưới liên hệ với các yếu tố khác. Đô thị hóa là quá trình phức tạp đan xen nhiều lĩnh vực. Vì vậy xem xét quá trình này trên

quan điểm tổng hợp sẽ giúp người nghiên cứ u có quan điểm biện chứng về đô thị hóa.

Như vâ ̣y, dự trên quan điểm này thì để đánh giá quá trình đô thi ̣ hóa ở thành phố Phủ Lý không chỉ đơn thuần là việc đánh giá tỉ lệ dân thà nh thi ̣ mà còn đánh giá tấ t cả các điều kiê ̣n như chuyển di ̣ch cơ cấu kinh tế , cơ cấu lao đô ̣ng…Do đó phải kết hợp nhiều yếu tố nhiều lĩnh vực khác nhau.

1.3.1.3. Quan điểm lịch sử

Sự vật hiện tượng nào cũng có quá trình phát sinh phát triển. Đô thị hóa là quá trình vận động theo thời gian và gắn chặt với sự phát triển của công nghiệp hóa. Nhìn nhận trên quan điểm lịch sử giúp việc phân tích quá trình đô thị hóa ở thành phố Phủ Lý trong mối quan hệ trong quá khứ hiện tại và tương lai.

1.3.1.4. Quan điểm lãnh thổ

Đây là quan điểm đặc thù của nghiên cứu Địa lý . Nghiên cứu quá trình đô thị hóa ở Phủ Lý được xem xét trên quan điểm lãnh thổ để làm rõ tính địa lý của quá trình đô thị hóa. Từ đó tìm ra những khác biệt và thế mạnh của quá trình đô thị hóa ở Phủ Lý so với các vùng khác

1.3.1.5. Quan điểm phát triển bền vững

Thuật ngữ phát triển bền vững xuất hiện từ những năm 70 của thế kỉ XX và đề cập một cách hệ thống về môi trường và phát triển qua chiến lược bảo tồn thế giới 1980 và được thể hiện chi tiết hơn trong chương trình nghị sự 21 năm 1992. Cho đến nay phát triển bền vững đã trở thành một thuật ngữ được sử dụng rộng rãi và phổ biến trong chiến lược, định hướng phát triển nào từ cấp địa phương, quốc gia và quốc tế.

Có nhiều định nghĩa về phát triển bền vững, tác giả sử dụng định nghĩa: “phát triển bền vững là phát triển nhằm thỏa mãn nhu cầu của thế hê ̣ hiê ̣n ta ̣i mà không làm ảnh hưởng tới việc làm thỏa mãn nhu cầu của thế hệ tương lai”

1.3.2. Phương pháp nghiên cứu

1.3.2.1. Phương pháp thu thập xử lý tài liệu

Nội dung của phương pháp này là thu thâ ̣p , tìm kiếm và chon lọc các thông tin tư liê ̣u sau đó phân tích xử lý để có được những kết quả cần thiết và có cái nhìn tổng quan về khu vực nghiên cứu . Những tài liê ̣u thông tin luôn được bổ sung câ ̣p nhâ ̣t đảm bảo cơ sở cho viê ̣c xử lý , phân tích đánh giá vấn đề nghiên cứu

1.3.2.2. Phương phá p khảo sát thực đi ̣a

Tiếp cận thực tế giúp nghười nghiên cứu có điều kiê ̣n kiểm chứng những tài liệu đã có , bổ sung thêm những thông tin thiếu sót hoă ̣ không chính xác . Do vâ ̣y phương pháp thực đi ̣a là phương pháp rất quan tro ̣ng góp phần làm kết quả nghiên cứu có tính xác thực cao.

Tiến hành điều tra thực địa tại hiện trường các khu công nghiệp; Thu thập các tài liệu về điều kiê ̣n tự nhiên , kinh tế xã hội, điều kiện môi trường, thu thập các báo cáo đánh giá tác động môi trường các dự án, khu công nghiệp, vùng kinh tế. Các số liệu, báo cáo từ Sở tài nguyên và Môi trường, Cục thống kê Hà Nam…

Thăm quan tìm hiểu thành phố Phủ Lý qua 2 chuyến khỏa sát vào tháng 7 và tháng 10.

1.3.2.3. Phương pháp thông kê

Thống kê, khảo cứu các tài liệu về đô thị hóa tại Phủ Lý và của Việt Nam, các tài liệu báo cáo đề tài nghiên cứu tại địa bàn nghiên cứu, báo cáo KT-XH, các số liệu về kinh tế, xã hội ở thành phố, Quy hoạch phát triển KT-XH thành phố…Phương pháp này phục vụ xây dựng bộ số liệu về vấn đề nghiên cứu.

1.3.2.4. Phương pháp tổng hợp, phân tích

đánh giá hiện trạng đô thị hóa; mối quan hệ tác động qua lại giữa đô thị hóa với vấn đề công nghiệp hóa, phát triển kinh tế để hướng tới phát triển nhanh, bền vững, hạn chế ô nhiễm môi trường, đảm bảo đề xuất các giải pháp có tính khả thi.

1.3.2.5. Phương pháp bản đồ

Dùng để xác định khái quát khu vực nghiên cứu, từ đó vạch ra các điểm điều tra, khảo sát. Đồng thời thể hiện ranh giới, sự phân bố địa lý của các quá trình phát triển kinh tế, quá trình đô thị hóa…

Bản đồ còn được dùng trong việc thành lập bản đồ thể hiện thực trạng đô thị hóa ở thành phố Phủ Lý.

Ngoài ra còn dùng phương pháp bản đồ để thành lâ ̣p lược đồ đi ̣nh hướng không gian cho sự phát triển đô thi ̣ của thành phố Phủ Lý đến năm 2020

CHƢƠNG 2:

THỰC TRẠNG ĐÔ THỊ HÓA Ở THÀNH PHỐ PHỦ LÝ, TỈNH HÀ NAM

2.1. Các nhân tố ảnh hƣởng đến quá trình đô thị hóa ở Thành phố Phủ Lý

2.1.1. Vị trí địa lý

Nằm trong vùng Đồng bằng sông Hồng, Phủ Lý là thành phố trực thuộc tỉnh Hà Nam cách Hà Nội khoảng 60km về phía Nam, cách thành phố Nam Định 30km về phía Tây Bắc và cách thành phố Ninh Bình 33km về phía Bắc. Phủ Lý nằm trên quốc lộ 1A, có tuyến đường sắt Bắc - Nam chạy qua và nằm trên tuyến đường cao tốc Hà Nội - Ninh Bình và còn được biết đến là nơi hợp lưu của ba sông: sông Đáy, sông Châu và sông Nhuệ rất thuâ ̣n tiện về giao thông thủy và giao thông bộ. Diện tích thành phố là hơn 34 km2

+ Phía Bắc giáp xã Kim Bình huyện Kim Bảng và xã Tiên Tân, xã Tiên Hải huyện Duy Tiên

+ Phía Nam giáp xã Thanh Hà, Thanh Tuyền huyện Thanh Liêm + Phía Đông giáp xã Liêm Tiết, Liêm Tuyền huyện Thanh Liêm

+Phía Tây giáp thị trấn Kiện Khê huyện Thanh Liêm và xã Thanh Sơn huyện Kim Bảng

Như vậy vị trí của Phủ Lý khá thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, giao lưu văn hóa, phát triển du lịch…

2.1.2. Điều kiện tự nhiên

Đi ̣a chất: Nằm ở trung tâm đồng bằng sôn g Hồng, thành phố Phủ Lý được cấu ta ̣o bởi trầm tích Đê ̣ tứ , trải qua nhiều thời kỳ bồi lắng vật chất nền móng này là điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp

cắt bởi các sô ng như sông Đáy , sông Nhuê ̣, sông Châu Giang, đi ̣a hình thấp dần từ Tây sang Đông

Khí hậu: Do Phủ Lý nằm trong vùng khí hậu đồng bằng bắc bộ là khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh hơn nhiều với điều kiện trung bình cùng vĩ tuyến. Nhiệt độ trung bình khoảng 230C, nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là tháng 1 khoảng 15,10C và cao nhất là tháng 6 khoảng 290

C. Tổng giờ nắng trung bình khoảng 1100 – 1200 giờ/ năm. Lượng mưa trung bình năm 1700 – 2200 mm, song lượng mưa không đều tập trung 70% lượng mưa cả năm vào mùa hạ (từ tháng 5 đến tháng 10); mùa khô kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau, ít mưa khô lạnh.

Thủy văn: với điều kiện lượng mưa bình quân hàng năm lớn từ 1700 đến 2200 mm, nên nguồn nước mặt dồi dào. Hệ thống sông ngòi dày đặc với diện tích trên 400 ha chiếm 12 % tổng diện tích tự nhiên, lại nằm ở ngã ba sông: sông Đáy, sông Châu Giang, và sông Nhuệ, nhìn chung ma ̣ng lưới thủy văn của thành phố đa da ̣ng

Phủ Lý có nguồn nước mặt dồi dào là điều kiện cho việc phát triển kinh tế xã hội của thành phố. Mặt khác do Phủ Lý nằm ở hạ lưu nên nguồn nước có nguy cơ dễ bị ô nhiễm do sản xuất công nghiệp ở thượng nguồn Hà Nội, Hà Đông

Tài nguyên đất: Năm 2010, tổng diện tích đất tự nhiên của Thành phố là 3426,77 ha chiếm 3,98 % diện tích toàn tỉnh và phần lớn đất ở Phủ Lý là loại đất phù sa sông giàu dinh dưỡng . Trong cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp của Phủ Lý, diện tích đất phi nông nghiệp chiếm tỉ lệ lớn và nhóm đất nông nghiệp chiếm tỉ lệ thấp và tiếp tục giảm [30].

Bảng 2.1: Quy mô và cơ cấu đất theo mục đích sử dụng ở thành phố Phủ Lý thời kì 2000 - 2012

Các loại đất Năm 2000 Năm 2010 Năm 2012

Ha % Ha % ha % Tổng diện tích đất tự nhiên 3.426,77 100 3.426,77 100 3.426,77 100 Nhóm đất nông nghiệp Đất sản xuât nông nghiệp

Đất trồng cây lâu năm Đất nuôi trồng thủy sản 2.136,6 1.445,62 261 324,27 62,46 45,10 7,61 9,48 1.357,85 782,18 265,60 193,33 39,64 22,83 7,75 5,64 1.241,93 700,84 259,40 173,15 36,24 20,45 7,57 5,05 Nhóm đất phi nông nghiệp Đất chuyên dùng Đất ở tại đô thị 1.238,13 1.137,72 100,41 37,54 34,61 2,93 2.038,38 1.896,9 141,48 59,48 55,35 4,13 2.156,01 2.009,94 146,07 62,92 58,66 4,26 Đất chưa sử dụng 52,04 1,52 30,54 0,89 28,83 0,84

(Nguồn: Sở tài nguyên môi trường Hà Nam)

2.1.3. Đặc điểm dân cư, xã hội

2.1.3.1. Lịch sử phát triển thành phố Phủ Lý

Phủ lý là một trong nhiều địa danh có lịch sử phát triển đô thị với nhiều biến động, chủ yếu do việc điều chỉnh địa giới và thành lập các đơn vị hành chính mới.

Tháng 10 năm 1890 tỉnh Hà Nam được thành lập từ các huyện của Hà Nội và Nam Định. Tên tỉnh Hà Nam ra đời từ chữ Hà của Hà Nội và chữ Nam của Nam Định ghép lại và Phủ Lý trở thành tỉnh lỵ của tỉnh. Trong cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp (1945 - 1954), dưới sự lãnh đạo của

trận, lập nên nhiều chiến công vang dội, tiêu diệt nhiều quân địch và đến ngày 3 tháng 7 năm 1954 Phủ Lý sạch bóng quân Pháp xâm lược, thị xã được hoàn toàn giải phóng. Giai đoạn (1965 - 1996) tỉnh Nam Định sát nhập với Hà Nam thành tỉnh Nam Hà sau đó sáp nhập với tỉnh Ninh Bình thành tỉnh Hà Nam Ninh, khi đó Phủ Lý là một thị xã trực thuộc tỉnh. Năm 1977 là thị trấn thuộc huyện Kim Thanh[3]. Ngày 17 tháng 12 năm 1982, sáp nhập 2 xã Thanh Châu và Liêm Chính thuộc huyện Thanh Liêm vào thị xã Hà Nam. Từ ngày 1 tháng 1 năm 1997, tỉnh Hà Nam được tái lập. Thị xã Phủ Lý (đổi tên từ thị xã Hà Nam cũ) được xác định là trung tâm tỉnh lỵ của tỉnh. Qua 10 năm đầu tư xây dựng sau khi tái lập Tỉnh được Tỉnh ủy - HĐND – UBND Tỉnh đặc biệt quan tâm chỉ đạo thị xã Phủ Lý đã từng bước phát triển. Ngày 25 tháng 9 năm 2000, thị xã Phủ Lý được mở rộng thêm trước khi mở rộng thị xã có diện tích tự nhiên là 801,3 ha dân số 39.189 người và 6 đơn vị hành chính, gồm 4 phường Lương Khánh Thiện, Minh Khai, Hai Bà Trưng, Trần Hưng Đạo và 2 xã Thanh Châu và Liêm Chính. Sau khi tiếp nhận gọn 4 xã là Phù Vân, Châu Sơn (Kim Bảng) Lam Hạ (Duy Tiên), Liêm Chung(Thanh Liêm), quy mô của thị xã đã thay đổi với tổng diện tích 3.426,77 ha tăng 4 lần so với năm 1996. Thành lập thêm 2 phường mới là Quang Trung và Lê Hồng Phong, 4 phường và 2 xã cũng được mở rộng. Ngày 1 tháng 1 năm 2007, thị xã đã chính thức trở thành đô thị loại 3 và trở thành thành phố thuộc tỉnh của tỉnh Hà Nam. Đây là sự kiện rất quan trọng đánh dấu sự trưởng thành của một thành phố trẻ đã chịu sự tàn khốc của chiến tranh [4].

Bảng 2.2: Các phường xã của thị xã Phủ Lý năm 2002

STT Đơn vị Tổng diện tích tự nhiên (ha)

1 P. Lương Khánh Thiện 33,42 2 P. Minh Khai 35,39 3 P. Hai Bà Trưng 61,35 4 P. Trần Hưng Đạo 16,96 5 P. Lê Hồng Phong 271,78 6 P. Quang Trung 261,59 7 Xã Liêm Chính 332,47 8 Xã Thanh Châu 323,55 9 Xã Châu Sơn 555,82 10 Xã Lam Hạ 621,59 11 Xã Phù Vân 564,85 12 Xã Liêm Chung 348,0 Tổng cộng toàn thị xã 3.426,77 2.1.3.2. Dân cư

Quy mô dân số của Phủ Lý có nhiều biến động do các lần thay đổi địa giới hành chính. Đến năm 2012 dân số toàn thành phố là 82.892 người, chiếm 10,54% dân số toàn tỉnh

Bảng 2.3: Dân số thành phố và tỉnh Hà Nam qua các năm

1999 2000 2005 2006 Tỉnh Hà Nam 790.908 793.227 790.092 792.082 T.P Phủ Lý 39.189 67.953 75.681 78.125 2007 2008 2009 2012 Tỉnh Hà Nam 787.646 787.786 786.168 786.310 T.P Phủ Lý 80.407 83.022 82.580 82.892

Dân số TP Phủ Lý so với dân số Hà Nam giai đoạn 1999- 2012 0 200,000 400,000 600,000 800,000 1,000,000 1999 2000 2005 2006 2007 2008 2009 2012 Năm Ng ư ờ i Tỉnh Hà Nam T.P Phủ Lý Hình 2: Biểu đồ so sánh dân số thành phố Phủ Lý

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng quá trình đô thị hóa ở thành phố Phủ Lý tỉnh Hà Nam giai đoạn 2000-2012 (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)