2.4.2.1. Tuổi thành thục về tính và đẻ quả trứng đầu tiên
Tuổi thành thục về tính và đẻ quả trứng đầu tiên là thời gian mà khi đó con vật đã phát triển bộ máy sinh dục hoàn thiện, có thể giao phối với nhau và đẻ ra quả trứng đầu tiên.
Bảng 2.4: Tuổi thành thục sinh dục của đà điểu bố mẹ (N = 10con)
TT Chỉ tiêu Đơn vị
tính
Trống Mái
1 Tuổi phát dục Tháng 29,7 24,4
2 Tuổi đà điểu mái đẻ quả trứng đầu tiên
Tháng 24,5
3 Khối lượng đà điểu mái khi đẻ quả trứng đầu tiên và con trống biết biết đạp mái
Kg 117,6 ± 0,5 99,2 ± 0,5
Ở bảng 2.4 cho thấy tuổi thành thục của đà điểu trống và đà điểu mái là không giống nhau. Con trống thành thục muộn hơn so với con mái khoảng nửa năm do vậy nếu ghép trống mái cùng lứa tuổi với nhau tỷ lệ thụ tinh rất thấp. Thực tế cho thấy trong trường hợp này tất cả trứng đầu vụ đẻ bói đều không phôi. Để khắc phục tình trạng này có thể ghép trống già hơn mái từ 6 tháng đến 1 năm tuổi. Vụ đẻ thứ 2 yếu tố tuổi không còn ảnh hưởng lớn.
Khối lượng cơ thể khi đà điểu mái đẻ quả trứng đầu tiên là khoảng 99,2 ± 0,5kg và con trống biết đạp mái là khoảng 117,6 ± 0,5kg vì khi đó thì đà điểu mới thành thục về thể vóc và có khả năng sinh sản.
Con mái trưởng thành đẻ quả trứng đầu sau đó 16 - 18 ngày mới đẻ quả trứng thứ 2. Các quả tiếp theo đẻ cách nhau vài ngày. Nếu con mái thường xuyên bị xáo trộn hay rối loạn kích thích tố dẫn đến hay đẻ trứng dị dạng.
2.4.2.2. Năng suất sinh sản của đà điểu mái theo năm tuổi
Năng suất sinh sản của đà điểu mái cũng thay đổi theo các năm tuổi, thông thường thì năng suất sinh sản vào các năm đầu tiên thì luôn thấp hơn so
với các năm sau đó. Năng suất sinh sản của đà điểu cao nhất là vào năm đẻ thứ 3 và thứ 4.
Bảng 2.5: Năng suất sinh sản theo tuổi của đà điểu mái (3,5 tháng) Tuổi (năm) N (con) SL trứng (quả) KL trứng bình quân (g) Tỷ lệ đẻ (%) TB/mái (quả/mái) 5 57 300 1257,4 ± 0,2 9,23 5,26
Qua bảng 2.5 ta có năng suất sinh sản của đà điểu mái 5 năm tuổi trong thời gian từ giữa tháng 2 đến cuối tháng 5 là khá cao. Trong tổng số 57 đà
điểu mái sinh sản thì đẻ được 300 quả trứng đà điểu. Trung bình đà điểu đẻ
trong khoảng thời gian này là 5,26 quả /mái và tỷ lệ đẻ đạt 9,23%, khối lượng trung bình của trứng 1257,4 ± 0,2g.
2.4.2.3. Tiêu tốn thức ăn cho một trứng
Tiêu tốn thức ăn cho một trứng và tiêu tốn thức ăn cho một trứng giống là chỉ tiêu kinh tế quan trọng để đánh giá hiệu quả của chăn nuôi.
Bảng 2.6: Tiêu tốn thức ăn/1 trứng và/1trứng giống ở các năm sinh sản khác nhau
Năm tuổi (năm)
Thức ăn tinh (kg) Thức ăn xanh (kg) 1 trứng 1 trứng
giống 1 trứng
1 trứng giống
5 7 - 9 10 - 13 8 - 11 12 – 15
Trong bảng 2.6 ta có đà điểu mái 5 năm tuổi thì tiêu tốn từ 7 - 9 kg thức
ăn tinh và 8 - 11 kg thức ăn xanh để sản xuất ra được một quả trứng đà điểu
và phải tiêu tốn từ 10 - 13 kg thức ăn tinh và 12 - 15 kg thức ăn xanh để sản xuất ra được một quả trứng giống. Ngoài ra chất lượng trứng còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của đà điểu mái sinh sản, trứng có chất lượng tốt là trứng được đẻ khi đà điểu mái sinh sản đang trong tình trạng sức khỏe khỏe mạnh.