Tình hình nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu Theo dõi khả năng ấp nở của trứng đà điểu theo tuổi của đà điểu mái và khối lượng trứng tại Bạch Thông - Bắc Kạn. (Trang 38)

Ở nước ta, nghề chăn nuôi đà điểu được khởi đầu từ khi Bộ nông nghiệp và PTNT giao cho Trung tâm nghiên cứu Gia cầm Thụy Phương - Viện chăn nuôi 100 trứng đà điểu Châu Phi nhập từ Zimbabwe để nghiên cứu với mục tiêu phát triển chăn nuôi đà điểu ở Việt Nam, đồng thời góp phần làm đa dạng các giống gia cầm nước ta. Kết quả nuôi thử nghiệm cho thấy, đàn đà điểu nuôi tại Việt Nam đạt được các chỉ tiêu tương đương với nơi xuất xứ, các tác giả cho biết điều kiện tự nhiên nước ta phù hợp cho phát triển ngành chăn nuôi động vật mới này. Năm 1997, Nhà nước đã chính thức phê duyệt dự án nghiên cứu và phát triển chăn nuôi đà điểu tại Việt Nam, do Trung tâm nghiên cứu Gia cầm Thuỵ Phương - Viện Chăn nuôi thực hiện. Đà điểu nhập từ Australia gồm các dòng Aust, Black, Blue. Trong thời gian qua Trung tâm nghiên cứu Gia cầm Thuỵ Phương đã phối hợp với các đơn vị, các nhà khoa học triển khai nhiều đề tài nghiên cứu và bước đầu thu được một số kết quả:

Theo thông báo của tác giả Trần Công Xuân và cs (1999) [7], bước đầu nghiên cứu ấp nở và nuôi thử nghiệm đà điểu nhập trứng từ Zimbabwe cho biết tỷ lệ ấp nở /phôi đạt được 58,7%. Đến 8 tháng tuổi tỷ lệ nuôi sống đạt 72,9%, đà điểu chết chủ yếu liên quan tới bệnh về xương và khớp. Khả năng sinh trưởng của đà điểu rất cao: khối lượng đà điểu sơ sinh, 3, 6, 12 tháng là 0,926, 24,84, 59,15, 111,3 kg/con. Đến 16 tháng tuổi khối lượng con mái là 115,25 kg, trống 129,8 kg. Tiêu tốn thức ăn tinh và xanh/kg tăng khối lượng đến 16 tháng tuổi là 5,4 và 5,14 kg.

Theo dõi khả năng sinh trưởng và sinh sản của đà điểu nhập nội từ úc tại Việt Nam các tác giả Phùng Đức Tiến và cs (2004) [6], cũng cho biết đà điểu sinh trưởng tốt, 12 tháng tuổi khối lượng mái đạt 91,87 kg/con, trống đạt 105,3 kg/con. Kết thúc hậu bị (20 tháng tuổi) đạt tương ứng 101,71 kg và 122,25 kg/con. Tỷ lệ nuôi sống qua các giai đoạn đạt cao: 97,16% - 97,9%. Đà điểu mái có tuổi thành thục là 25,47 tháng, năng suất trứng vụ đẻ năm

2000; 2001; 2002 đạt 13,54; 28,74; 43,7 quả/mái. Tương ứng tỷ lệ phôi và nở/phôi là 65,76% và 43,92%; 74,61% và 50,67%; 83,46% và 56,86%.

Qua theo dõi 4 vụ về khả năng sản xuất của các dòng đà điểu nhập nội và thăm dò một số công thức lai giữa trống dòng Zim, Black, Bue và mái dòng Aust về khả năng sản xuất nhóm tác giả Phùng Đức Tiến và cs (2004) [6], đã cho biết cả 4 dòng đà điểu đều có sức sống cao, khả năng kháng bệnh tốt, tỷ lệ nuôi sống đạt trung bình: 81,25%. Con lai công thức trống Black x Aust thể hiện sức sống tốt nhất, đạt 91,67% nuôi sống tới cuối giai đoạn thí nghiệm (12 tháng tuổi), sau đến con lai Blue x Aust. Con lai Zim x Aust có sức sống tương đương với dòng thuần Aust. Năng suất trứng qua 4 vụ của các dòng Blue, Black, Aust, Zim lần lượt là 133,31; 133,28; 119,03; 100,21 quả/mái. Tương tự khối lượng trứng và tỷ lệ trứng có phôi là: 1518g và 79,03%; 1448g và 80,83%; 1343.9g và 77,13%; 1544,3g và 49,77%. Con lai F1 ở công thức BlackxAust cho năng suất thịt cao nhất (1906,0 kg/mái/năm),

sau đến Zim x Aust (1634,3 kg/mái/năm). Tỷ lệ nuôi sống trung bình

BlackxAust: 91,67%, BuexAust: 83,3%, ZimxAust: 75%, cao hơn so với dòng Aust thuần từ 8,33 - 16,67%. Khối lượng con lai ZimxAust đạt 113,78 kg, BlackxAust: 107,5 kg, BluexAust: 101,5 kg, dòng thuần Aust: 106,7 kg; Tương ứng tiêu tốn thức ăn tinh: 4,97; 5,08; 5,3 kg.

Lê Đình Lương, Phan Cự Nhân (1994) [4], chỉ rõ những con mái có khả năng sinh sản cao có xu hướng cho ra đời thế hệ sau cũng có năng suất cao.

Theo Trần Công Xuân, Hoàng Văn Lộc và cs [10], đã xác định được khẩu phần ăn có mức protein 21%; mức năng lượng (ME): 2750 kcal/kg thức

ăn giai đoạn 0 - 4 tuần tuổi và mức protein 19%; ME: 2600 kcal/kg thức ăn

giai đoạn 5 - 13 tuần tuổi cho kết quả tốt nhất.

Kết quả nghiên cứu nuôi thích nghi theo Trần Công Xuân và cs (2004) [9], đã khẳng định đà điểu phát triển tốt trong điều kiện Việt Nam. Tỷ lệ nuôi sống từ 03 tháng tuổi trở đi đạt cao từ 97,16 - 97,90%. Đà điểu mái thành thục lúc 25 tháng tuổi, có khối lượng cơ thể tương đương với nơi xuất xứ (mái đạt 110 - 125 kg/con; trống đạt 125 - 145 kg/con). Khả năng sinh sản trung bình 4

năm đầu: năng suất trứng 33 quả/mái/năm, tỷ lệ trứng có phôi đạt 73,19%, tỷ lệ nở/trứng có phôi đạt 63 - 64%.

Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, khả năng sinh trưởng và cho thịt của đà điểu thế hệ I nuôi tại Ba Vì, theo Đặng Quang Huy (2001) [3], cho thấy, đà điểu thế hệ F1 sinh ra tại Việt Nam thích nghi tốt với điều kiện môi trường nhiệt đới, có sức sống cao. Tỷ lệ nuôi sống từ sơ sinh đến 3 tháng tuổi đạt 76 - 78%. Khối lượng cơ thể trung bình lúc 10 tháng tuổi đạt 98,35 kg/con, 12 tháng tuổi đạt 100 - 105 kg/con, sử dụng hết 462 kg thức ăn tinh và 433,22 kg thức ăn xanh. Các chỉ tiêu kỹ thuật đạt tương đương với kết quả nuôi đà điểu của các nước tiên tiến.

Một phần của tài liệu Theo dõi khả năng ấp nở của trứng đà điểu theo tuổi của đà điểu mái và khối lượng trứng tại Bạch Thông - Bắc Kạn. (Trang 38)