Đặc điểm cấu trúc sinh khối tươi

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng hấp thụ CO của một số loài cây gỗ trồng xen trong mô hình NLKH (chè – rừng) tại xã Yên Ninh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. (Trang 41)

Sinh khối là tổng lượng chất hữu cơ có được trên một đơn vị diện tích tại một thời điểm. Sinh khối bao gồm khối lượng thân, cành, lá, rễ trên mặt đất và dưới mặt đất. Việc nghiên cứu sinh khối cây gỗ là cơ sở để đánh giá lượng carbon tích lũy của cây gỗ, do vậy có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc đánh giá chất lượng cây gỗ, phục vụ cho quản lý và sử dụng cây gỗ. Qua thu thập và xử lý số liệu ngoài thực địa ta có được bảng số liệu sau:

Bảng 4.4. Cấu trúc sinh khối tươi của một số loài cây gỗ

trong mô hình NLKH

OTC Loài cây 1.3

D (cm) VN H (m) N (c/ha)

Sinh khối tươi (tấn/ha) Tổng Thân Cành Rễ

1 Muồng 6,95 5,00 233 7,77 3,61 0,98 0,96 2,22

Keo tai tượng 12,07 9,00 73 6,79 3,72 0,58 0,55 1,94

2 Lát hoa 4,46 6,00 200 4,64 2,40 0,52 0,40 1,33

Keo tai tượng 12,36 8,73 173 15,27 8,56 1,31 1,04 4,36

3 Keo tai tượng 12,32 8,92 173 15,68 8,48 1,42 1,30 4,48

Xoan ta 10,24 6,00 207 16,53 6,73 3,42 1,66 4,72

Kết quả bảng 4.4 cho thấy lượng sinh khối tươi của một số loài cây gỗ trong 3 OTC biến động từ 4,64 đến 16,53 tấn/ha. Sinh khối tươi có sự biến động là do loài cây, cấp tuổi, mật độ trồng, điều kiện lập địa, kích thước loài cây và thể tích của từng loài là khác nhau. Sinh khối tươi của mỗi ô tiêu chuẩn có sự khác nhau do tổ thành loài cây của mỗi ô tiêu chuẩn là khác nhau và khả năng tích nước của mỗi loài cũng khác nhau. Kết quả về lượng sinh khối tươi của một số loài cây gỗ trồng xen trong khu vực nghiên cứu được thể hiện rõ hơn qua hình 4.2 sau:

Hình 4.2. Cấu trúc sinh khối tươi của một số loài cây gỗ

trong mô hình NLKH

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng hấp thụ CO của một số loài cây gỗ trồng xen trong mô hình NLKH (chè – rừng) tại xã Yên Ninh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)