Công tác nội nghiệp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng hấp thụ CO của một số loài cây gỗ trồng xen trong mô hình NLKH (chè – rừng) tại xã Yên Ninh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. (Trang 33)

- Phương pháp xử lý và phân tích số liệu: Các chỉ số thống kê như trị số trung bình D1.3và Hvn được thực hiện bằng phần mềm Excel với hàm Sum() và hàm Averrage().

- Từ mẫu 0,5kg được lấy từ mô hình khi chặt hạ cây về cân và xác định lại trọng lượng tươi hiện tại (do bốc hơi nước trong quá trình vận chuyển), băm nhỏ thành miếng, trộn đều và lấy trọng lượng tương đương 30 gam sinh khối tươi (tương ứng) để sấy xác định sinh khối khô.

Cho vào tủ sấy tại phòng thí nghiệm ở nhiệt độ 80-1050

C trong vòng 8- 11h đối với mẫu thân, cành, liên tục theo dõi sau 2h đến 3h rồi đem cân kiểm tra khi nào trọng lượng của mẫu không đổi qua 4 lần cân đó chính là sinh khối khô kiệt của mẫu. Đối với mẫu lá sấy ở nhiệt độ 70-850

C trong vòng 4-8h, theo dõi liên tục sau 2h khi nào trọng lượng của mẫu không đổi đó là sinh khối khô của mẫu.

Từ sinh khối khô thu được ta tính toán cho toàn cây và suy ra cho cấp kính và suy ra cho toàn lâm phần lượng sinh khối khô của mô hình.

Đem phân tích tại Trường đại học sư phạm Thái Nguyên để xác định lượng C tích lũy trong cây. Sau khi phân tích ta biết được lượng Carbon có trong 1kg sinh khối khô. Ta lấy hệ số đặc trưng của loài này nhân với trọng lượng sinh khối khô từng bộ phận tương ứng với mẫu của cây ta được hàm lượng carbon cần điều tra.

Xác định mối tương quan giữa nhân tố điều tra D1.3 và Hvn của cây gỗ

- Sử dụng phần mềm Excel để xét mối tương quan giữa nhân tố điều tra D1.3 và Hvn của cây gỗ. Các bước thực hiên theo trình tự:

Vào Tools==> Data Analysis (nếu không thấy Data Analysis thì vào Tools ==> Add-lns tích vào Analysis Toolpak==>Ok). Trong bảng Data Analysis ở phần Analysis Tools chọn Regression sau đó nhấn OK.

Trong bảng Regression:

- Input Y Range : Chọn vùng chứa dữ liệu là Hvn của cây gỗ. - Input X Range :Chọn vùng chứa dữ liệu là D1,3 của cây gỗ.

- Output Range: Chọn vùng đầu ra kết quả phân tích (chú ý chỉ chọn 1 ô). Sau khi nhập đầy đủ thông tin vào bảng Regression thì chọn OK.

Xác định sinh khối rễ cây thông qua phương trình tương quan sau:

Sinh khối dưới mặt đất = ¼ Sinh khối các bộ phận của cây trên mặt đất.

Quy đổi sinh khối tươi của cây tiêu chuẩn cho 01ha

Tính lượng sinh khối tươi của một số loài cây gỗ lớn trong mô hình Nông lâm kết hợp:

+ Sinh khối tươi cây tiêu chuẩn:

P(tươi/cây) = Pt(th) + Pt(c) + Pt(l) (kg/cây) + Sinh khối tươi cho 1 ha:

P = (P(tươi/cây)*N/ha)/1000 (tấn/ha)

Trong đó: Pt(th), Pt(c), Pt(l) là sinh khối thân, cành, lá tươi N: Số cây trên ha

P: Tổng sinh khối tươi

Quy đổi sinh khối khô của cây tiêu chuẩn cho 01ha

Tính lượng sinh khối khô một số loài cây gỗ lớn trong mô hình Nông lâm kết hợp:

+ Sinh khối khô cây tiêu chuẩn:

+ Sinh khối khô cho 1 ha:

P = (Pkhô*N/ha)/1000 (tấn/ha)

Trong đó: Pk(th), Pk(c), Pk(l) là sinh khối thân, cành, lá khô N: Số cây trên ha

P: Tổng sinh khối khô

* Tính lượng Carbon tích lũy

+ Lượng tích lũy Carbon của cây tiêu chuẩn: Ci(kg/cây) = Pk(i) * Ci (kg/cây) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong đó: Ci(kg/cây): Là lượng Carbon của thân, cành, lá

Pk(i): Là sinh khối khô tính bằng kg của các bộ phận thân, cành, lá của cây tiêu chuẩn.

Ci: Là kết quả phân tích lượng Carbon trong thân, cành, lá + Lượng tích lũy Carbon cho 1 ha:

C = (Ci(kg/cây) * N/ha)/1000 (tấn/ha)

Trong đó: Ci(kg/cây): Là lượng Carbon của các bộ phận thân, cành, lá

Tính lượng CO2 hấp thụ

CO2=C*(44/12) (Theo ICRAF, 2010): Đơn vị (tấn/ha) Trong đó: C là lượng Carbon của cây hấp thụ

Tính giá trị kinh tế môi trường hấp thụ CO2

T = Mc*t

Trong đó: T là giá trị hấp thụ CO2

Mc là tổng lượng CO2 hấp thụ

t là đơn giá bán Carbon: Đơn vị (VND)

Giá bán Carbon tại Việt Nam được xác định tại thời điểm nghiên cứu theo thị trường thế giới, đề tài áp dụng là 20$ USD/tấn CO2. (Theo PGS.TS Bảo Huy, 2009). Giá trị hiện tại 01USD = 21.000vnd

Phần 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng hấp thụ CO của một số loài cây gỗ trồng xen trong mô hình NLKH (chè – rừng) tại xã Yên Ninh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. (Trang 33)