Đặc điểm sinh trưởng của một số loài cây gỗ trồng trong mô

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng hấp thụ CO của một số loài cây gỗ trồng xen trong mô hình NLKH (chè – rừng) tại xã Yên Ninh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. (Trang 37)

hình NLKH

Qua điều tra số liệu ngoài thực địa của 3 OTC ngẫu nhiên điển hình, qua sử lý số liệu về các chỉ số của các cây gỗ trong OTC, kết quả tổng hợp các chỉ số được thể hiện ở bảng 4.1 sau:

Bảng 4.1. Sinh trưởng của một số loài cây gỗ trồng

trong mô hình NLKH OTC Loài D1.3(cm) HVN (m) N (cây/ha) Gi (m2/ha) V (m3) M(m3/ha) 1 Muồng 6,95 5,00 233 0,883 0,0613 14,28

1 Keo tai tượng 12,07 9,00 73 0,835 0,3025 22,08

2 Lát hoa 4,46 6,00 200 0,312 0,0352 7,4

2 Keo tai tượng 12,36 8,73 173 2,075 0,2792 48,30

3 Keo tai tượng 12,32 8,92 173 2,061 0,3195 55,27

3 Xoan ta 10,24 6,00 207 1,704 0,1498 31,00

Từ bảng 4.1 trên cho ta thấy sinh trưởng của một số loài cây gỗ trong mô hình NLKH tại các ô tiêu chuẩn có sự chênh lệch không nhiều về các chỉ số D, H, mật độ cuả mỗi loài cây trong các ô tiêu chuẩn. Trong đó cây Keo tai tượng ở OTC 2 có Dcao nhất là 12,36 cm cây Lát hoa ở OTC 2 có D thấp nhất là 4,46 cm. Ngoài ra mật độ và trữ lượng của

các loài cây trong các ô tiêu chuẩn dao động từ 73 đến 233 (cây/ha) với trữ lượng từ 7,4 đến 55,27 (m3/ha). Có sự dao động như vậy là do cấp tuổi và loại cây trồng khác nhau đặc biệt mỗi hộ gia đình có những phương pháp trồng và canh tác khác nhau.Tất cả các loaì cây đều được trồng xen canh trong các khu trồng chè sản xuất nên có sức sinh trưởng tương đối tốt vì cây hút được nhiều chất dinh dưỡng do người dân bón phân trong quá trình chăm sóc chè.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng hấp thụ CO của một số loài cây gỗ trồng xen trong mô hình NLKH (chè – rừng) tại xã Yên Ninh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. (Trang 37)