Công tác ngoại nghiệp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng hấp thụ CO của một số loài cây gỗ trồng xen trong mô hình NLKH (chè – rừng) tại xã Yên Ninh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. (Trang 31)

- Khi tiến hành điều tra ngoài thực địa phải chuẩn bị một số dụng cụ như sau:

+ Bản đồ hiện trạng khu vực nghiên cứu.

+ Thước kẹp kính (hoặc thước dây) để đo đường kính 1.3 m (D1.3). + Thước Blume - leis và thước sào để đo Hvn.

+ Địa bàn cầm tay thước dây (50m). + Sơn đánh dấu và cột mốc cắm. + Bảng ghi số liệu điều tra.

+ Dao, quốc, xẻng, cưa để phát OTC và lấy mẫu cây. - Điều tra thu thập số liệu từ ô mẫu gồm các bước sau:

Bước 1: Sơ khám khu vực nghiên cứu, mục đích nắm được địa hình, tình hình sinh trưởng, phát triển của mô hình NLKH chè - rừng tại khu vực nghiên cứu đồng thời chọn vị trí lập OTC.

Bước 2: Lập OTC: (theo Nguyễn Thanh Tiến và cs, 2008) [9].

Tiến hành lập các OTC, tại mỗi ô tiến hành đo đếm tất cả các cây trong OTC. Lập 3 OTC ngẫu nhiên điển hình 1500 m2 (50m x 30m). Cách lập OTC:

- Dùng địa bàn cầm tay để xác định góc vuông, dùng thước dây để xác định chiều dài, cạnh OTC.

- Lập 3 OTC được đặt ở 3 xóm khác nhau trong xã. 50m

30m

Bước 3: Điều tra thu thập số liệu trong OTC:

Trên mỗi OTC tiến hành đo đếm các chỉ tiêu sau:

- Đo tất cả các cây có đường kính D1.3≥5 cm (tương đương với chu vi C 16 cm) ở vị trí D1.3 sau đó đánh dấu các cây theo thứ tự để tránh nhầm lẫn và ghi lại tên khoa học hoặc tên địa phương của tất cả các loài cây, qua đó có thể giúp cho việc xác định tỉ trọng gỗ sau này.

- Đo chiều cao vút ngọn Hvn: Dùng thước sào để đo.

- Cây tiêu chuẩn chọn để giải tích đo đếm sinh khối là cây có đường kính D1.3 và Hvn bằng hoặc gần bằng cây có D1.3 và Hvn bình quân của lâm phần.

Bước 4: Lấy mẫu và xử lý mẫu ban đầu

- Tiến hành chặt hạ cây tiêu chuẩn: Sau khi đã xác định được cây tiêu chuẩn ta tiến hành chặt hạ. Khi tiến hành chặt hạ cây tiêu chuẩn cần lưu ý là chặt sát gốc cây, tránh không để cho các bộ phận của cây bị dập nát.

- Sinh khối tươi của các bộ phận của cây tiêu chuẩn đã chặt hạ được xác định bằng phương pháp cân tươi tại chỗ.

Tiến hành lấy mẫu tươi: mỗi một bộ phận như thân, cành, lá, rễ

-Bộ phận rễ không xử lí do sự đặc trưng của mô hình “Chè - Rừng” liên quan tới hệ thống rễ cây của chè.

Cách lấy mẫu sinh khối như sau:

-Sinh khối thân: chia thân cây thành các đoạn L=1m, đoạn có đường kính <5cm được tính vào sinh khối cành, sau đó đem cân để xác định sinh khối.

-Sinh khối cành: sau khi đã tách lá, tiến hành chia cành thành các đoạn nhỏ và đem toàn bộ để xác định sinh khối.

-Sinh khối lá: thu gom toàn bộ sinh khối là và đem lên cân. -Sinh khối rễ: do đặc trưng của rễ chè nên không xác định. Cách lấy mẫu tiêu biểu và kí hiệu của mẫu:

Thân cây được lấy ở vị trí D1.3 tầm ngang ngực, lấy mẫu 0,5 kg. Cành sau khi xác định sinh khối tươi tiến hành chặt ngắn từng đoạn, trộn đều và lấy mẫu 0,5kg. Lá cây được trộn đều và cân lấy mẫu 0,5kg.

Các mẫu được cân nhanh khối lượng tươi rồi cho vào túi đựng mẫu và đánh dấu ghi chú vào túi đựng mẫu sau đó vận chuyển về phòng thí nghiệm để sấy khô. Nếu chưa mang về được ngay nên mở túi bóng cho mẫu thoát hơi nước tại chỗ, nếu mẫu lá là những lá dễ thối thì dùng sanh, chảo sao qua bếp lửa cho lá không bị thối.

Ký hiệu hóa mẫu nghiên cứu: Ví dụ: YN-M-T-OTC1, xã Yên Ninh - Muồng -thân - OTC1. YN-KTT-T-OTC2, tức là xã Yên Ninh - Keo tai tượng

- thân - OTC2... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giải tích cây bình quân lâm phần để thu thập số liệu sinh trưởng, sinh khối tươi và lấy mẫu để phân tích Carbon.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng hấp thụ CO của một số loài cây gỗ trồng xen trong mô hình NLKH (chè – rừng) tại xã Yên Ninh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. (Trang 31)