5. Kết cấu luận văn
3.2. Các giải pháp nhằm gia tăng lợi nhuận cho các NHTM Việt Nam
3.2.1. Thúc đẩy tăng trưởng tín dụng
Nếu như những năm trước khủng hoảng người ta phải lo ngại về việc tăng trưởng nĩng của hệ thống, trong những năm gần đây, mức tăng trưởng lại nguội và các ngân hàng phải ì ạch tìm hướng tăng trưởng. Lợi nhuận chính của một số ngân hàng vẫn là từ hoạt động cho vay. Việc tín dụng tăng thấp là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến cho lợi nhuận ngành ngân hàng sụt giảm, đặc biệt là sự sụt giảm mạnh trong năm 2012. Kết quả nghiên
cứu cũng cho thấy cho vay càng nhiều thì lợi nhuận ngân hàng càng lớn. Vì vậy, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng là điều cần thiết. Để làm được điều này, địi hỏi phải cĩ sự phối hợp đồng bộ giữa ngân hàng nhà nước và ngân hàng thương mại.
3.2.1.1. Đối với ngân hàng nhà nước
NHNN cần thu hẹp trần lãi suất tiền gửi theo hướng khuyến khích NHTM huy động nguồn vốn trung, dài hạn. Bên cạnh đĩ, cơ quan này cần tích cực hơn nữa trong việc phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng thơng tư hướng dẫn về thủ tục thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai, xây dựng thơng tư liên tịch về xử lý tài sản bảo đảm, tháo gỡ các khĩ khăn, vướng mắc về đăng ký giao dịch bảo đảm, cơng chứng và hợp đồng giao dịch bảo đảm… Nếu những rào cản pháp lý này sớm được tháo gỡ, cùng với sự tăng trưởng tín dụng của các NHTM, kỳ vọng nền kinh tế sẽ tăng trưởng tốt lên và khởi sắc ngay trong tương lai. Để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, việc tháo gỡ khĩ khăn thị trường tiền tệ đã được NHNN chỉ đạo quyết liệt, vấn đề cịn lại là sự quyết tâm của các NHTM.
3.2.1.2. Đối với ngân hàng thương mại
NHTM cần thực hiện các biện pháp để khuyến khích khách hàng gửi tiền vào những kỳ hạn dài. Cĩ như thế, các tổ chức này mới cĩ vốn để cho vay kỳ hạn dài, đáp ứng được nhu cầu các doanh nghiệp.
Hiện tại, nhiều NHTM đang đối mặt với áp lực cạnh tranh nguồn vốn huy động, nhất là với các NHTMCP. Cho nên, vẫn cĩ một số NHTM lách, giữ lãi suất huy động kỳ hạn ngắn 8%/năm. Tuy vậy, do cạnh tranh huy động vẫn diễn ra mạnh mẽ nên tổng chi phí vốn đầu vào của các NHTMCP vẫn cịn
cao. Đĩ là lý do nhiều NHTMCP chưa thể giảm nhanh lãi suất cho vay, nhất là đối với dư nợ cũ. Việc giảm lãi suất cho vay cũng là yếu tố cần thiết để thức đẩy tăng trưởng tín dụng.
Thực hiện nghiêm các quy định và chỉ đạo của NHNN về lãi suất, áp dụng mức lãi suất cho vay hợp lý trên cơ sở lãi suất huy động và mức độ rủi ro của khoản vay; tiết kiệm chi phí, giảm tối đa các chi phí quản lý, quảng cáo, khuyến mại và chi phí hoạt động để cĩ điều kiện giảm lãi suất cho vay nhằm chia sẻ khĩ khăn với khách hàng vay. Khơng được thu các loại phí liên quan đến khoản vay, trừ một số khoản phí quy định tại Thơng tư số 05/2011/TT-NHNN ngày 10/3/2011 của Thống đốc NHNN.
Ngồi ra, các NHTM cũng cần tạo các sản phẩm mới cũng giúp ngân hàng mở rộng nhĩm đối tượng khách hàng tiến tới cung cấp sản phẩm dịch vụ chuyên biệt, đồng thời, giúp tăng trưởng mức tín dụng cá nhân và tăng khả năng bán chéo sản phẩm, gia tăng nguồn thu.
Điều đáng chú ý ở đây là thúc đẩy tăng trưởng tín dụng cần phải thực hiện song song với việc nâng cao chất lượng tín dụng. Đây là thách thức khá lớn khơng chỉ riêng TCTD nào. Để tăng trưởng tín dụng, các ngân hàng cĩ thể thực hiện một biện pháp đơn giản là nới lỏng chính sách tín dụng. Tuy nhiên, cách làm này sẽ đẩy các ngân hàng đi vào bánh xe cũ là nợ xấu tăng cao - một vấn đề nhức nhối cho tồn hệ thống ngân hàng.
3.2.2. Giải quyết triệt để vấn đề nợ xấu
Nợ xấu đang là vấn đề nan giải cho tồn hệ thống ngân hàng. đây là vấn đề cần được thực hiện khẩn trương, quyết liệt và đồng bộ trong tồn hệ thống ngân hàng.
Để giải quyết nợ xấu một cách triệt để, tổ chức tín dụng và khách hàng vay phải chịu trách nhiệm chính về các khoản nợ xấu phát sinh và chia sẻ tổn thất trong việc xử lý nợ xấu. Điều mấu chốt trong vấn đề xử lý nợ xấu là phải bảo đảm cơng khai, minh bạch, đúng pháp luật, tránh để xảy ra ngược chiều trong quá trình xử lý nợ xấu.
3.2.2.1. Về phía Ngân hàng Nhà nước:
Chỉ đạo các tổ chức tín dụng thực hiện đúng các quy định của pháp luật về hoạt động cho vay, tỷ lệ an tồn vốn và giới hạn cấp tín dụng, khơng cho vay mới để trả nợ cũ với mục đích che giấu nợ cũ.
Rà sốt, hồn thiện các quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng rủi ro phù hợp hơn với thơng lệ quốc tế và điều kiện thực tiễn của Việt Nam. Đồng thời nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung các quy định về cấp tín dụng và an tồn hoạt động ngân hàng nhằm tăng cường khả năng phịng ngừa, ngăn chặn và xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng.
Tăng cường hiệu quả, hiệu lực cơng tác thanh tra, giám sát ngân hàng để bảo đảm các tổ chức tín dụng tuân thủ đúng các quy định về hoạt động ngân hàng, đặc biệt là quy định về cấp tín dụng, phân loại nợ, trích lập dự phịng rủi ro và quy định về an tồn hoạt động tín dụng.
3.2.2.2. Về phía các ngân hàng thương mại
Các NHTM cần thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro đúng và đầy đủ, đặc biệt là nợ nhĩm 5 theo quy định về việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng.
Phải rà sốt, đánh giá lại khả năng phát mại của tài sản bảo đảm, để xác định giá trị hợp lý và tỷ lệ khấu trừ của tài sản bảo đảm để tạo nguồn xử lý nợ xấu.
Việc Cơng ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) ra đời được xem là động lực mới để xử lý nợ xấu của ngành ngân hàng. Song VAMC cũng chỉ là một cơng cụ, khơng thể giải quyết được hết mọi vấn đề liên quan đến nợ xấu nên xử lý nợ xấu về cơ bản vẫn là trách nhiệm của từng TCTD. Đây là tư tưởng các TCTD cần quán triệt để xây dựng chính sách tín dụng phù hợp cũng như tìm ra các biện pháp hài hịa nhằm giảI quyết nợ xấu một cách triệt để.
3.2.3. Tăng cường hiệu quả hoạt động huy động vốn
Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng tiền gửi càng nhiều thì lợi nhuận ngân hàng càng giảm. Đây là điều mới nghe qua cĩ vẻ vơ lý khi các ngân hàng đang cạnh tranh gây gắt để huy động vốn nhưng kết quả này phù hợp trong thời gian qua.
Các ngân hàng cần tránh việc chạy theo lãi suất để huy động tiền gửi với lãi suất cao và cho vay với lãi suất thấp vì điều này sẽ làm giảm lợi nhuận gộp từ hoạt động cho vay. Thay vào đĩ, các ngân hàng cĩ thể tăng cường các dịch vụ tiện ích cho khách hàng để cạnh tranh thu hút tiền gửi của khách hàng.
Cần hồn thiện các quy định liên quan đến huy động (nhất là huy động, cho vay trung, dài hạn) theo lãi suất thị trường; cần cĩ cách giải quyết khoa học để khơng xảy ra tình trạng các khách hàng gửi tiền rút tiền trước
hạn khi lãi suất thị trường tăng cao hoặc khi cĩ các đối thủ khác đưa ra lãi suất cao, hấp dẫn khách hàng hơn.
Trong điều kiện lãi suất bị khống chế ở mức trần, các ngân hàng muốn huy động được tiền gửi từ khách hàng cần tích hợp thêm nhiều tiện ích cho sản phẩm tiết kiệm của mình như gửi tiền tiết kiệm qua internet, nộp tiền qua hệ thống máy ATM, khả năng liên kết, chuyển dịch tiền gửi giữa các loại tài khoản khác nhau của cùng một khách hàng, kết hợp sản phẩm tiền gửi tiết kiệm và sản phẩm bảo hiểm; ngồi ra các ngân hàng cũng nên điều chỉnh giờ giấc làm việc, tăng thêm giờ làm ngồi giờ hành chính để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho khách hàng. Bên cạnh đĩ, cơng tác marketing, tuyên truyền qua thơng tin đại chúng, qua các hoạt động xã hội cũng làm cho của hình ảnh ngân hàng cĩ vị trí tốt đẹp hơn trong lịng khách hàng, tạo thêm niềm tin cho khách hàng an tâm gửi tiền ở ngân hàng.
3.2.4. Quản trị tốt thanh khoản
Thanh khoản càng cao, lợi nhuận ngân hàng càng lớn, đĩ là kết quả của nghiên cứu. nghĩa là thanh khoản khan hiếm làm cho lợi nhuận ngân hàng sụt giảm. Đây là một thực tiễn trong những năm qua, đặc biệt trong năm 2011 và đầu 2012, vấn đề đáng lo ngại nhất của nền kinh tế Việt Nam khơng phải là lạm phát mà là khả năng thanh khoản của hệ thống ngân hàng. Do sức ép tăng trưởng và lợi nhuận khi hoạt động của các NHTM dựa chủ yếu vào tín dụng, các NHTM chủ yếu “bĩc ngắn cắn dài”: huy động ít, cho vay nhiều, sử dụng quá nhiều vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn. Mặc dù NHNN quy định, chỉ được sử dụng tối đa 30% vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn, nhưng ở nhiều TCTD, tỷ lệ này lên đến 60 - 70%, cá biệt lên tới
100%. Nguy hiểm hơn, vì chạy theo lợi nhuận trước mắt, nhiều NHTM đẩy mạnh cho vay bất động sản, chứng khốn. Và khi hai thị trường này bị đĩng băng, đã khiến một lượng vốn khơng nhỏ của các NHTM bị đĩng băng theo và trở thành nợ xấu, thanh khoản trở nên bức bách.
Để giải quyết tốt vần đề thanh khoản NHTM cần nghiêm túc thực hiện đúng quy định về tỷ lệ tối đa vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn. Phải thường xuyên bám sát hoạt động của các bộ phận huy động vốn và sử dụng vốn trong phạm vi ngân hàng sao cho ăn khớp với nhau. Nhu cầu thanh khoản và các quyết định liên quan đến thanh khoản phảI được phân tích trên cơ sở liên tục để tránh tình trạng thặng dư hoặc thâm hụt thanh khoản. Thường xuyên cập nhật và dự báo nơi nào, ở đâu, thời điểm nào khách hàng sẽ rút tiền, xin vay hoặc bổ sung thêm tiền gửi … đặc biệt là khách hàng lớn; chủ động xây dựng chính sách khung về quản lý rủi ro thanh khoản, thiết lập các quy trình cụ thể nhằm xác định, đo lường, kiểm sốt các rủi ro về thanh khoản cĩ thể xảy ra. Các ngân hàng cần cĩ được khả năng dự báo với độ chính xác cao các luồng tiền vào, luồng tiền ra, đặc biệt là các luồng tiền liên quan tới các cam kết ngoại bảng và các nghĩa vụ tài sản nợ để chủ động đưa ra kế hoạch hoạt động trong các tình huống bất ngờ.
3.2.5. Đẩy mạnh tiến trình M&A các ngân hàng
Nghiên cứu thực nghiệm đã chỉ ra rằng, quy mơ ngân hàng càng lớn thì lợi nhuận ngân hàng càng tăng.
Năm 2012 đã chứng kiến nhiều vụ sáp nhập, mua bán (M&A) nằm trong kế hoạch tái cơ cấu của các ngân hàng Việt Nam, như thương vụ sáp nhập ba ngân hàng: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gịn (SCB), Ngân
hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank) và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đệ Nhất (Ficombank); Thương vụ Ngân hàng Thương mại cổ phần Nhà Hà Nội (Habubank) sáp nhập vào Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gịn Hà Nội (SHB); Thương vụ Ngân hàng Eximbank đại diện cho nhĩm cổ đơng lớn mua thâu tĩm Sacombank; và thương vụ Mizuho Corporate Bank mua 15% cổ phần của Vietcombank với giá 567 triệu USD và Tokyo-Mitsubishi UFJ mua 20% cổ phần của Vietinbank với giá 743 triệu USD.
Trong thời gian tới, việc đẩy mạnh M&A vẫn là vấn đề quan trọng trong quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng. M&A là một nội dung của chương trình tái cơ cấu lĩnh vực ngân hàng theo chủ trương của NHNN để hướng tới một hệ thống ngân hàng lành mạnh hơn, hiệu quả hơn. Thứ hai, M&A hiện đang là xu thế trong quá trình hội nhập quốc tế và M&A trong lĩnh vực ngân hàng đang diễn ra mạnh mẽ ở các nước đang phát triển. Việt Nam cũng khơng phải là ngoại lệ bởi hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện khá tản mạn. Thực tế, một số ngân hàng cũng đã xác định chiến lược phát triển bài bản của mình thơng qua M&A để hình thành những định chế tài chính cĩ quy mơ lớn hơn, cĩ sức cạnh tranh hơn.
Khơng chỉ các ngân hàng nhỏ nằm trong diện tái cơ cấu thực hiện M&A mà các ngân hàng lớn cũng đang tìm kiếm đối tác phù hợp để hợp nhất, nhằm đẩy mạnh phát triển, mở rộng quy mơ và nâng cao vị thế cạnh tranh. Giai đoạn hiện nay được xem là cơ hội để thực hiện chiến lược này khi chủ trương tái cơ cấu ngân hàng. Bên cạnh đĩ, nhiều ngân hàng cũng tăng cường
việc tìm kiếm đối tác ngoại, thu hút thêm nguồn vốn, củng cố năng lực tài chính để tái cơ cấu và phát triển tốt hơn.
3.2.6. Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng
Cần chi tiêu nhiều hơn cho cơng tác quản trị rủi ro tín dụng, nhằm hạn chế một cách thấp nhất rủi ro nợ xấu. Điều đĩ sẽ giúp cải thiện chất lượng kiểm sốt rủi ro tín dụng, đặc biệt trong các khâu liên quan đến đánh giá, thẩm định tín dụng. thiết lập các chốt kiểm sốt giúp ngăn ngừa rủi ro. Đồng thời, triển khai các quy trình giám sát: hệ thống cảnh báo sớm. nâng cao quy trình thu hồi nợ và lưu tâm đến cơng việc của bộ phận kiểm tốn nội bộ để đảm bảo hiệu quả, đúng chức năng. Bên cạnh giải pháp trích lập dự phịng rủi ro, các ngân hàng đang chú trọng hơn đến cơng tác kiểm sốt rủi ro, trong đĩ cĩ việc giảm cho vay kỳ hạn dài.
3.2.7. Khơng ngừng mở rộng quy mơ
Từ kết quả nghiên cứu quy mơ càng lớn, lợi nhuận càng cao nên cần các NHTM mở rộng phạm vi hoạt động, tăng số lượng chi nhánh, phịng giao dịch khách hàng sẽ gửi tiền vào nhiều hơn cũng như mở rộng vay tín dụng hơn. Điều đĩ sẽ dẫn đến gia tăng quy mơ cho các NHTM.
Việc mở rộng quy mơ sẽ làm gia tăng chi phí hoạt động. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cho thấy rằng chi phí hoạt động càng cao thì lợi nhuận càng cao. Do vậy, việc mở rộng mạng lưới hoạt động là việc nên làm mặc dù hiện tại nền kinh tế cịn khĩ khăn.
3.2.8. Cơ cấu lại tài sản nợ và tài sản cĩ
Các ngân hàng cần xem lại cơ cấu danh mục tài sản nợ, tài sản cĩ cho phù hợp, nhằm hạn chế thấp nhất rủi ro cĩ thể xảy ra và là cơng việc hết sức quan trọng để quản lý rủi ro thanh khoản của các NHTM. Đĩ là cơ cấu lại nguồn vốn huy động và cho vay trên thị trường; cơ cấu lại dư nợ cho vay ngắn hạn với cho vay trung hạn, giữa nguồn huy động ngắn hạn dùng để cho vay trung, dài hạn. Thực hiện việc phát hành giấy tờ cĩ giá, điều chỉnh cơ cấu cho vay vào các lĩnh vực nhạy cảm và rủi ro nhiều như chứng khốn, bất động sản và tiêu dùng.
3.2.9. Rủi ro đạo đức cần được quan tâm đúng mức
Rủi ro đạo đức xảy ra trong hệ thống ngân hàng đã và đang là vấn đề được quan tâm rộng rãi trong thời gian gần đây.
Rủi ro đạo đức xuất phát từ nhiều đối tượng. Nĩ xảy ra khi nhà quản lý hay bộ phận nhĩm cán bộ quản lý đã cĩ quan hệ lợi ích với khách hàng, mặc dù điều kiện khách hàng vay vốn khơng đủ điều kiện và đã được cán bộ thẩm định ghi rõ là khơng duyệt, nhưng vì lý do lợi ích của cá nhân, nhà quản lý hay nhĩm cán bộ quản lý đã bằng mọi cách, hướng dẫn khách hàng hợp