Mục tiêu

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố tác động đến thu nhập của hộ trên địa bàn xã Hiền Đa, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ. (Trang 58)

5. Bố cục của khóa luận

4.1.3.Mục tiêu

Phát triển nông, lâm nghiệp: tiếp tục chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, chú trọng

51

tăng cường các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất và giá trị kinh tế cao, ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất, chế biến nông, lâm sản. Tích cực phòng chống dịch bệnh cây trồng, vật nuôi và phòng chống cháy rừng, lũ lụt, hạn hán, thiên tai. Tiếp tục thực hiện các chương trình, đề án thuộc lĩnh vực nông nghiệp phát triển nông thôn, mời gọi đầu tư, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vào đầu tư, phát triển trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp, phát triển nông thôn, ưu tiên những đề án phát triển sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm

Thương mại, dịch vụ: tiếp tục thực hiện quy hoạch khu dân cư nông

thông để dần tứng bước hình thành các cụm thương mại trong nông thôn. Xây dựng và phát triển hệ thống chợ nông thôn. Khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế kinh doanh thương mại, dịch vụ, đơn giản thủ tục trong việc cấp giấy phép kinh doanh, thuê đất, vay vốn.

Phát triển sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: tập trung khuyến khích phát triển các ngành nghề có tiềm lực và thế mạnh của xã, hỗ trợ và khuyến khích các doanh nghiệp xúc tiến xây dựng thương hiệu cho sản phẩm.

Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng: Hiện nay xã còn những hạn chế về cơ sở hạ tầng như thủy lợi, chợ. Trạm bơm của xã xây dựng từ lâu, hiện nay đã xuống cấp, hoạt động không ổn định, gây nên trở ngại cho việc canh tác của người dân nhất là vào những thời điểm mà mực nước sông Hồng xuống thấp. Chợ chung của toàn xã chưa được đầu tư khi mà chợ nằm ở vị trí khá thấp và không thuộc trung tâm xã. Các gian hàng đều là do người dân tự dựng nên bằng tranh tre, nứa lá.Trong những năm tới, địa phương cần chú trọng cải tạo, nâng cấp công trình giao thông, thủy lợi, đường điện, trụ sở UBND xã, trường học, trạm y tế xã. Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn từ cấp trên.

52

Tài nguyên, môi trường: cần liên tục đôn đốc làm tốt công tác quản lý nhà nước về đất đai, các thủ tục thu hồi đất, cho thuê cấp đất, cấp quyền sử dụng đất. Liên tục rà soát các quy hoạch để điều chỉnh cho hợp lí, đẩy mạnh công tác bảo vệ môi trường. Thực tế cho thấy tiềm năng về đất đai của địa phương là khá lớn nhưng người dân chưa khai thác hết tiềm năng đó khi mà cây trồng chủ yếu chỉ là các cây nông nghiệp như lúa, ngô. Trong tương lai địa phương cần phân loại đất đai, xác định đúng chủng loại và chất lượng đất để từ đó phát triển thêm các loại cây trồng đem lại giá trị kinh tế cao, như các loại cây lâm nghiệp, hoặc đưa các giống có năng suất cao vào sản xuất.

Quản lí thu chi ngân sách: tăng cường kiểm tra, rà soát các hộ kinh doanh để điều chỉnh mức thuế và bổ sung thuế với các diện hộ kinh doanh mới. Thực hiện tốt công tác quản lí chợ nhằm thống nhất thu các khoản nợ thuế, lệ phí. Thực hiện tốt công tác quản lí chi ngân sách theo quy định, tiết kiệm, chống lãng phí.

Giáo dục đào tạo: thực hiện tốt kỉ cương, nền nếp dạy và học, đồng thời đẩy mạnh “Nói không với tiêu cực và bệnh thành tích trong giáo dục”, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, chất lượng trang thiết bị dạy và học, đẩy mạnh giáo dục tư cách đạo đức của người học sinh. Đẩy mạnh công tác dạy nghề và mở rộng các mô hình làng nghề của địa phương. Tuyên truyền, tạo điều kiện cho người lao động trên địa bàn được tiếp xúc với các thông tin về đào tạo nghề nhằm nâng cao chất lượng lao động, cải thiện thu nhập, đồng thời cũng là giảm bớt tình trạng thất nghiệp tạm thời khi nông nhàn.

Văn hóa: duy trì xây dựng gia đình, làng xóm, cơ quan văn hóa. Triển khai các chủ trương của Đảng, các chính sách, pháp luật của nhà nước, các chỉ thị, nghị quyết các cấp, các ngành tới nhân dân. Đẩy mạnh các hoạt động phong trào thẻ dục thể thao quần chúng ở các khu dân cư, các ngành. Đẩy lùi

53

các hiện tượng tiêu cực và tệ nạn xã hội. Đầu tư cơ sở vật chất nâng cao chất lượng phát thanh truyền hình và đổi mới các hình thức tuyên truyền.

Y tế: tiếp tục thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, đẩy mạnh xã hội hóa lĩnh vực y tế, chú trọng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và ý thức cho đội ngũ y sỹ, chủ động trong công tác phòng chống dịch bệnh cho nhân dân.

Dân số, xóa đói giảm nghèo: thực hiện tốt công tác tuyên truyền về dân số - KHHGĐ. Phát triển thị trường lao động, xuất khẩu lao động, chuyển dịch cơ cấu lao động, thực hiện tốt công tác dạy nghề và tạo việc làm cho người lao động.

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố tác động đến thu nhập của hộ trên địa bàn xã Hiền Đa, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ. (Trang 58)