Các nhân tố tác động đến thu nhập của hộ

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố tác động đến thu nhập của hộ trên địa bàn xã Hiền Đa, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ. (Trang 53)

5. Bố cục của khóa luận

3.2.6.Các nhân tố tác động đến thu nhập của hộ

3.2.6.1. Phân tích hồi quy và hàm sản xuất Cobb – Douglas

Các nhà kinh tế tân cổ điển đã cố gắng giải thích nguồn gốc của sự tăng trưởng thông qua hàm sản xuất. Hàm số này nêu lên mối quan hệ giữa sự tăng lên của đầu ra với sự tăng lên của các yếu tố đầu vào: vốn, lao động, tài nguyên và khoa học - công nghệ.

Dạng hàm mà em sử dụng trong phạm vi đề tài này được viết như sau:

Y = A.X1b1X2b2…Xnbn (1)

Trong đó Y là kết quả sản xuất. X1b1 X2

b2 …Xn

bn là mức đầu tư các yếu tố sản xuất (đất đai, lao động…) cho sản xuất.

Đây là một hàm rất phù hợp với lý thuyết kinh tế về quy luật đầu tư thâm canh. Tính toán rất đơn giản vì có thể đưa về dạng tuyến tính bằng cách logarit hóa 2 vế của (1):

LnY = Ln A + b1 LnX1 + b2 LnX2 + … + bn LnXn Ta có thể viết lại là :

LnY = b0 + b1 LnX1 + b2 LnX2 + … + bn LnXn (2)

Đây chính là dạng mô hình tuyến tính với các biến là LnY (biến phụ thuộc), LnX1, LnX2, …, LnXn (biến độc lập).

3.2.6.2. Áp dụng hàm sản xuất Cobb - Douglas

Do đặc thù của sản xuất nông nghiệp là chịu tác động của rất nhiều yếu tố về tự nhiên, kỹ thuật canh tác cũng như chăm sóc vì vậy kết quả sản xuất của nông hộ cũng phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố. Trong phạm vi nghiên cứu, đề tài sử dụng chỉ tiêu tổng thu để đánh giá cho sự phát triển kinh tế hộ (biến phụ thuộc – Y). Các nhân tố ảnh hưởng (biến độc lập) tới tổng thu của

46

hộ trong phạm vi vùng nghiên cứu mà đề tài xét đến bao gồm: giới tính, tuổi, trình độ văn hóa, số lao động, đất nông nghiệp và chi phí sản xuất. Ngoài ra còn có các yếu tố khác tác động đến như: thời tiết, khí hậu (hạn hán, lũ lụt).

Qua quá trình nghiên cứu và phân tích, đề tài sử dụng phương trình hồi quy tuyến tính bội trong nhóm công cụ phân tích dữ liệu của phần mềm Microsoft Excel 2010 để phân tích sự tác động của các nhân tố đến tổng thu nhập của hộ.

- Biến phụ thuộc : Tổng thu – biến Y (ĐVT: 1.000đ) - Các biến độc lập :

Yếu tố Kí hiệu Biến tương ứng trong phương trình (2)

Giới tính gioitinh X1

Tuổi tuoi X2

Trình độ văn hóa trdo X3

Số lao động laodong X4

Đất nông nghiệp datdai X5

Chi phí chiphi X6

- Áp dụng trên số liệu điều tra được bằng bảng hỏi với độ tin cậy là 95%, ta có kết quả như sau :

Bảng 3.13: Kết quả thống kê hồi quy Regression Statistics Multiple R 0,82 R Square 0,67 Adjusted R Square 0,64 Standard Error 0,40 Observations 89,00

47

Bảng 3.14: Kết quả thống kê hồi quy

Coefficients Standard Error t Stat

Intercept 7,99 1,74 4,60 tuoi 0,02 0,38 0,04 gioitinh -0,37 0,20 -1,82 trdo 0,30 0,20 1,51 laodong 0,90 0,13 7,21 datdai 0,20 0,11 1,78 chiphi 0,17 0,05 3,71

(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Từ Bảng 3.14 ta có phương trình hồi quy:

Tổng thu = 7,99 – 0,37 x gioitinh + 0,02 x tuoi + 0,30 x trdo + 0,90 x laodong + 0,20 x datdai + 0,17 x chiphi

3.2.6.3. Nhận xét

Hệ số tương quan bội Multiple R = 0,82 nên mô hình hồi quy tuyến tính có mối quan hệ chặt chẽ.

Hệ số tương quan R Square = 0,67 cho biết 67% sự biến động của biến Y là do các biến độc lập gây nên. Có nghĩa là các yếu tố giới tính, tuổi, trình độ văn hóa, số lao động, diện tích đất nông nghiệp và vốn đầu tư tác động đến 67% sự thay đổi của thu nhập. Còn lại 33% là do các nhân tố khác bao gồm thời tiết, khí hậu, địa hình, thổ nhưỡng, thị trường... Các chủ hộ cần phải tự trang bị cho mình những thông tin và kiến thức về các nhân tố này để có thể phòng tránh rủi ro, đồng thời có thể lợi dụng chúng để đưa ra những quyết định đầu tư sản xuất phù hợp nhằm tăng thêm thu nhập.

Hệ số Adjusted R Square = 0,64 xấp xỉ với R Square, chứng tỏ các biến đưa vào phân tích là hoàn toàn hợp lý và cần thiết.

48

b2 = 0,02 tức là khi tuổi của chủ hộ thay đổi thì thu nhập của hộ sẽ tăng thêm 20đ. Khi tuổi thay đổi, tức là nguồn vốn về kinh nghiệm sản xuất sẽ được tăng lên, từ đó giúp chủ hộ có thể đưa ra những quyết định đúng đắn hơn từ những kinh nghiệm trong quá khứ.

b3 = 0,30 tức là khi trình độ văn hóa thay đổi thì thu nhập của hộ sẽ tăng thêm 300đ. Chủ hộ có trình độ văn hóa cao sẽ có kiến thức tốt hơn, đồng thời khả năng tư duy cũng tốt hơn, nhanh nhạy hơn với điều kiện thực tế và có khả năng đưa ra được những quyết định táo bạo hơn.

b4 = 0,90 tức là khi số lao động của hộ thay đổi thì thu nhập của hộ sẽ tăng lên 900đ. Lực lượng lao động là nguồn lực rất quan trọng của hộ nông dân, không có lao động đồng nghĩa với không có thu nhập. Khi số lượng lao động tăng lên sẽ giúp san sẻ công việc trong gia đình một cách hợp lý hơn, đồng thời có cơ hội tìm kiếm thêm các nguồn thu nhập khác cho gia đình.

b5 = 0,20 tức là khi diện tích đất nông nghiệp thay đổi thì thu nhập của hộ sẽ tăng thêm 200đ. Trong nông nghiệp, đất đai là nguồn lực không thể thiếu và không thể thay thế. Khi có diện tích đất sản xuất rộng hơn, hộ có thể mở rộng sản xuất, xen canh tăng vụ những loại cây trồng có giá trị kinh tế cao hoặc cho thuê đất sản xuất.

b6 = 0,17 tức là khi chi phí thay đổi thì thu nhập của hộ sẽ tăng thêm 170đ. Khi mức độ đầu tư được tăng lên, hộ có thể tăng lượng phân bón, sử dụng giống cho năng suất cao hơn, đầu tư thêm các công cụ sản xuất hoặc mở rộng quy mô sản xuất.

Qua phân tích, ta thấy yếu tố lao động ảnh hưởng nhiều nhất đến thu nhập của các hộ nông dân trên địa bàn xã Hiền Đa, điều này là hợp lý khi mà đa số các ngành nghề tại nông thôn cần nguồn lao động khá lớn. Có rất ít

49

những ngành đòi hỏi lao động trí óc hay 1 người có thể kiêm được nhiều công việc khác nhau.

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố tác động đến thu nhập của hộ trên địa bàn xã Hiền Đa, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ. (Trang 53)