5. Bố cục của khóa luận
3.2.2. Tình hình cơ bản của các hộ được điều tra
Nguồn nhân lực là một yếu tố quan trọng trong việc lựa chọn sinh kế cho người dân trong xã bởi lẽ trong bất kì loại hình sản xuất nào thì yếu tố con người luôn là sự quan tâm hàng đầu. Con người là trung tâm, là nguồn vốn vô tận để tạo ra của cải vật chất, chính con người quyết định nên hình thức lao động. Yếu tố con người trong sản xuất cũng được đánh giá bởi nhiều khía cạnh: độ tuổi, trình độ, số lượng lao động ...
Độ tuổi của người lao động cũng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng lao động cũng như hình thức lao động. Đặc biệt lao động ở nông thôn thì cần nguồn lao động trẻ, có sức khỏe tốt bởi vì hầu hết những công việc ở nông thôn thường là những việc nặng nhọc. Chủ hộ là người đưa ra các quyết định quan trọng trong gia đình vì thế độ tuổi của chủ hộ sẽ có ảnh hưởng đến việc lựa chọn sinh kế của hộ. Trình độ học vấn là một khía cạnh rất quan trọng để
34
đánh giá chất lượng của nguồn nhân lực. Một nguồn nhân lực được xem là có chất lượng cao khi trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, kĩ năng lao động thành thạo. Trong đó trình độ lao động là yếu tố rất đáng quan tâm, nó giúp cho người lao động nắm bắt được những kiến thức mới, nó còn là một công cụ giúp người lao động tiếp cận được những tri thức mới, nâng cao khả năng tư duy sáng tạo của người lao động.
3.2.2.1. Nguồn lực sản xuất
Bảng 3.5: Các nguồn lực cơ bản của các hộđược điều tra Chỉ tiêu ĐVT Hộ thu nhập thấp Hộ thu nhập trung bình Hộ thu nhập cao
Độ tuổi trung bình của
chủ hộ Tuổi 61,00 52,00 49,00
Bình quân khẩu/hộ Người/hộ 3,33 4,29 4,15 Số lao động chính bình
quân LĐ/hộ 1,56 3,29 3,51
Diện tích đất ở m2/hộ 252,65 262,50 294,14 Diện tích đất trồng cây
hàng năm m2/hộ 1.275,18 1.181,25 2.454,17
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)
Qua bảng 3.5 ta có thể thấy tuổi tác cũng ảnh hưởng một phần đến kết quả sản xuất của nông hộ. Cụ thể, nhóm hộ có thu nhập cao có độ tuổi trung bình là 49, thuộc độ tuổi lao động. Họ tích lũy được nhiều kinh nghiệm đồng thời ham học hỏi thêm nhiều kỹ thuật và cách tư duy mới, qua đó có thể giúp nâng cao đời sống của gia đình. Một đặc điểm nữa của các hộ thu nhập cao là họ có số lượng lao động bình quân cao nhất, là 3,51 lao động/hộ. Đây cũng là một nhân tố hết sức quan trọng ảnh hưởng đến khả năng tạo ra nguồn thu của
35
hộ, càng nhiều lao động thì hộ sẽ càng có nhiều nguồn thu, đồng thời giảm bớt sự phụ thuộc về kinh tế giữa các thành viên trong gia đình.
Nhóm hộ thu nhập thấp có độ tuổi trung bình khá cao, là 61 tuổi. Ở độ tuổi này, sức khỏe đã giảm sút và động lực lao động sản xuất gần như không còn. Đồng thời họ khó có thể thích ứng được với tốc độ phát triển của khoa học kỹ thuật cũng như những tư tưởng mới trong cuộc sống và trong sản xuất. Những đặc điểm này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình ra quyết định của chủ hộ. Bên cạnh đó họ là nhóm hộ có số lượng lao động chính bình quân thấp nhất, chỉ 1,56 lao động/hộ, tức là mức độ phụ thuộc sẽ cao hơn. Những người không còn khả năng lao động sẽ là gánh nặng cho các thành viên còn lại trong gia đình, làm cho nguồn vốn tích lũy bị giảm đi, gây khó khăn cho phát triển kinh tế.
Trong diện tích đất ở và đất nông nghiệp, ta có thể thấy nhóm hộ thu nhập thấp có diện tích đất nhà ở và đất trồng lúa bình quân/hộ là thấp nhất. Do trình độ lao động thấp cùng với những trở ngại về độ tuổi nên các hộ thu nhập thấp chưa có hướng sử dụng đất một cách hợp lý. Loại cây trồng nông nghiệp chủ yếu là cây lúa. Tuy nhiên do điều kiện thời tiết và khả năng cung cấp nước tưới tiêu nên hàng năm người dân địa phương chỉ có thể trồng được 2 vụ lúa, trong khoảng thời gian không canh tác, đất trồng lúa được cày lên phơi ải cho vụ sau, một số ít hộ trồng xen cây ngô, tuy nhiên số hộ trồng và diện tích trồng rất ít, chủ yếu phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày của hộ.
3.2.2.2. Trình độ của các chủ hộ
Ở nhóm hộ thu nhập thấp, đa số các chủ hộ có trình độ là Cấp 1 và Cấp 2, với tỉ lệ lần lượt là 41,18% và 47,06%. Có hai chủ hộ mù chữ, chiếm 11,76%. Nhóm hộ này ít được tiếp xúc với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và những thông tin thị trường. Với mức thu nhập như
36
vậy, hộ cũng không có điều kiện để đầu tư cho con cái ăn học nâng cao trình độ học vấn do đó việc đóng góp thu nhập từ các thành viên khác trong gia đình cũng không đáng kể.
Ở nhóm hộ thu nhập trung bình, đa số các chủ hộ đã qua Cấp 2, Cấp 3 và không có chủ hộ mù chữ. Các thành viên trong gia đình được quan tâm hơn trong việc nâng cao trình độ học vấn do đó ngoài các khoản thu từ nông nghiệp hộ còn có các khoản thu từ việc đi làm thuê hoặc lương cán bộ của các thành viên khác trong gia đình.
Ở nhóm hộ thu nhập cao, số chủ hộ đã qua Cấp 3 chiếm tỉ lệ cao nhất với 46,48% và không có chủ hộ mù chữ. Ở trình độ Trung cấp có 4 chủ hộ chiếm 8,45%. Hầu hết các chủ hộ có trình độ học vấn là trung cấp đều là cán bộ công chức nhà nước, có thu nhập ổn định, có nhận thức và khả năng đầu tư cho các thành viên khác trong gia đình nâng cao trình độ học vấn. Thu nhập chính của hộ chủ yếu là từ lương hàng tháng, việc trồng lúa, chăn nuôi trong hộ chủ yếu là đủ để phục vụ nhu cầu tiêu dùng của hộ. Trong nhóm này có một số hộ mạnh dạn đầu tư.
Bảng 3.6: Trình độ chuyên môn của các chủ hộ
Chỉ tiêu Hộ thu nhập thấp
Hộ thu nhập trung
bình Hộ thu nhập cao
Số lượng Cơ cấu
(%) Số lượng Cơ cấu
(%) Số lượng Cơ cấu (%) Không học 2,00 11,76 - - - - Cấp 1 7,00 41,18 2,00 25,00 - - Cấp 2 8,00 47,06 3,00 37,50 28,00 36,62 Cấp 3 - - 3,00 37,50 33,00 46,48 TC - - - - 4,00 8,45 Tổng 17,00 100,00 8,00 100,00 65,00 100,00
37
Biểu đồ 3.2: Cơ cấu chủ hộ theo trình độ học vấn
Nhóm hộ thu nhập trung bình và thu nhập cao nhanh nhạy hơn với sự phát triển chung đồng thời do được tiếp cận với những kiến thức nâng cao cũng giúp họ có những quyết định sáng suốt của riêng mình. Họ tiếp thu nhanh hơn những tiến bộ khoa học kỹ thuật và kinh nghiệm sản xuất tiên tiến, mạnh dạn hơn trong việc áp dụng các kỹ thuật đó vào sản xuất, mang lại lợi nhuận cao cho gia đình mình.