Một số giải pháp cho việc thực hiện xây dựng mô hình NTM của xã

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình xây dựng nông thôn mới tại xã Bế Triều, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng. (Trang 72)

Bế Triều

- Huy động vốn trong xây dựng NTM cần đa dạng, và từ nhiều nguồn vốn khác nhau như của các doanh nghiệp trên địa bàn xã, người dân tự nguyện đóng góp để xây dựng NTM cùng với sự hỗ trợ từ ngân sách Trung Ương. Chủ động trong việc huy động vốn, không nên ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của nhà nước.

- Trong quá trình xây dựng ban chỉ đạo NTM của xã cần xác định các tiêu chí ưu tiên thực hiện trước, khi tiến hành thực hiện nên mang ra bàn bạc công khai, hỏi ý kiến cộng đồng, sẽ tạo nên tính minh bạch và dân chủ như vậy việc thực hiện xây dựng NTM được nhân dân nhiệt liệt hưởng ứng.

- Công tác tuyên truyền đóng một vai trò vô cùng quan trọng, vì vậy khi thực hiện xây dựng NTM thì công tác tuyên truyền phải đi trước một bước. Cần phát động các phong trào như “toàn dân xây dựng nông thôn mới”. Lực lượng đoàn viên, thanh niên đóng vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng NTM do đó cần phát động nhiều phong trào như phong trào “Thanh niên chung tay góp sức xây dựng nông thôn mới”.

- Đẩy mạnh, triển khai và thực hiện tốt công tác giáo dục, đối với những gia đình có hoàn cảnh khó khăn thì cần tạo điều kiện như vay vốn, cần có những chính sách khen thưởng cho các em vượt khó học giỏi, những học sinh bỏ học cần khuyến khích, vận động để các em tiếp tục đi học, xây dựng những phong trào thi đua tại các xóm dành cho học sinh, sinh viên những ai có thành tích tốt trong học tập sẽ được thưởng để giúp các em cố gắng hơn.

- Quan tâm công tác XĐGN, giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho người dân được vay vốn đầu tư vào sản xuất, khuyến khích người dân phát triển sản xuất theo hướng hàng hoá.

- Khi người dân tự nguyện hiến đất để phục vụ các công trình công cộng, chính quyền địa phương cần biểu dương và có các chính sách ưu tiên đối với những hộ gia đình tự nguyện hiến đất như tặng giấy khen và tuyên dương trước toàn thể người dân địa phương, những hộ này khi cần vay vốn sẽ được ưu tiên hơn.

- Thực hiện rà soát định kỳ xét kết quả thực hiện các tiêu chí, mỗi kỳ khoảng 6 tháng. Đối với các tiêu chí đang thực hiện tiêu chí giao thông, tiêu chí xây dựng hệ thống thủy lợi đang trong quá trình thực hiện cần đẩy nhanh tiến độ để hoàn thành các tiêu chí này đến năm 2015 là hoàn thành, bên cạnh đó việc đang tiến hành thực hiện tiêu chí xây dựng chợ nông thôn cũng khẩn trương thực hiện nhằm tạo điều kiện thuận lợi để người dân trao đổi, buôn bán.

- Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho người dân, phòng chống bệnh có hiệu quả, thực hiện công tác KHHGĐ.

- Chủ động phòng chống thiên tai, hạn chế những tác hại do thiên tai gây ra đối với sản xuất.

- Thành lập nhóm sở thích như: Nhóm sở thích nuôi ong, nhóm sở thích chăn nuôi nhím, những nhóm sở thích này cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm và khó khăn trong sản xuất.

- Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi nhằm nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm: khai thác triệt để diện tích gieo cấy, chủ động tưới nước gieo cấy, mở rộng diện tích trồng lúa lai, ngô lai, thuốc lá và đẩy mạnh chuyển giao KHKT.

- Nâng cao ý thức người dân về bảo vệ môi trường, toàn dân bảo vệ môi trường trong sạch những buổi tập huấn “Tác động của biến đổi khí hậu” là rất cần thiết để người nhân hiểu rõ, và nhận thức về vai trò quan trọng của bảo vệ môi trường. Xây dựng các công trình nước sạch đáp ứng đầy đủ nhu cầu sử dụng nước sạch người dân, đảm bảo nước hợp vệ sinh, an toàn với sức khỏe.

- Nâng cao bồi dưỡng trình độ cho cán bộ địa phương, tạo điều kiện để cán bộ xã tiếp cận KHKT và nâng cao trình độ chuyên môn nhằm giúp cán bộ địa phương có đủ năng lực để giải quyết các vấn đề trong quá trình thực hiện NTM.

- Duy trì và thực hiện tốt công tác của lực lượng công an và dân quân tự vệ của địa phương, giữ gìn an ninh thôn xóm, thường xuyên mở các đợt truy quét các tệ nạn xã hội và các loại tội phạm.

- Các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn tới cần dựa trên những tiêu chí về NTM của Chính phủ ban hành để có các phương hướng hành động cụ thể xây dựng mô hình nông thôn mới.

PHẦN 5

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

Trong quá trình thực tập tại địa phương, do trình độ còn nhiều hạn chế, thời gian thực tập ngắn nhưng được sự giúp đỡ tận tình của thầy hướng dẫn cùng với sự quan tâm của các bác, các chú, các anh và các chị trong ban chỉ đạo điều hành NTM của UBND xã Bế Triều đã giúp tôi hoàn thành đề tài “Đánh giá tình hình xây dựng mô hình nông thôn mới tại xã Bế Triều, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng”, tôi rút ra được một số kết luận như sau:

Thứ nhất, về điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội: Bế Triều là một xã thuộc khu vực miền núi phía bắc là xã vùng cao với diện tích đất tự nhiên lớn đa dạng về địa hình, thuận lợi cho phát triển, đa dạng hóa các sản phẩm nông nghiệp. Đặc biệt là xã có nguồn lao động trẻ, dồi dào, cần cù năng động, có kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một số khó khăn, hạn chế như: Đất nông nghiệp phân tán, manh mún, đất nghèo dinh dưỡng, có độ dốc lớn dễ bị rửa trôi. Năng lực sản xuất, trình độ người dân còn hạn chế, chưa mạnh dạn áp dụng KHKT.

Thứ hai, Trong quá trình xây dựng NTM theo các tiêu chí của bộ tiêu chí quốc gia về NTM xã đã đạt 8 trong 19 tiêu chí về NTM, đó là tiêu chí: Về quy hoạch, thủy lợi, điện, hình thức tổ chức sản xuất, giáo dục, hộ nghèo, hệ thống tổ chức chính trị vững mạnh và an ninh trật tự. Xã đang tập trung vào thực hiện các tiêu chí còn lại đồng thời củng cố duy trì các chỉ tiêu đã đạt được. Hiện nay xã đang tập trung vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng cho phát triển kinh tế, xây dựng và cải tạo hệ thống giao thông ngõ, xóm. Xây dựng một chợ phục vụ cho nhu cầu giao lưu và trao đổi buôn bán của người dân địa phương, trong quá trình thực hiện được sựđồng thuận của người dân và xã có những chính sách phù hợp nên người dân nhiệt tình hưởng ứng, có gia đình hiến rất nhiều đất để xây dựng đường giao thông xóm.

Thứ ba, về thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức của xã khi thực hiện MHNTM gồm một số vấn đề chính sau:

- Thuận lợi chính của vùng là trong tiến trình xây dựng MHNTM là sự đa dạng về địa hình, giàu có về tài nguyên thiên nhiên, lại có nguồn lao động trẻ, cần cù, có kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra xã nhận được sự quan tâm giúp đỡđầu tư của huyện, tỉnh. Có một số mặt hàng có khả năng xuất khẩu như thuốc lá, gỗ.

- Khó khăn nhất của xã là chuyển dịch cơ cấu lao động và nâng cao thu nhập gây cản trở việc phát triển kinh tế - xã hội. Ngoài ra còn do địa hình phức tạp bị chia cắt thiên tai mất mùa. Bên cạnh đó Cơ cấu kinh tế công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ phát triển chậm. Số lượng lao động qua đào tạo nghề còn thấp, trình độ văn hóa và khả năng áp dụng KHKT của người dân còn chưa cao, trình độ quản lý của cán bộ còn nhiều yếu kém. Cơ sở hạ tầng còn nhiều thiếu thốn, tài nguyên rừng bị khai thác quá mức. Cơ chế chính sách và phương thức tổ chức sản xuất chậm đổi mới.

- Cơ hội: Do là xã điểm về NTM nên được sự quan tâm của huyện, có nhiều chủ trương chính sách ưu tiên đầu tư cho xã để thực hiện MHNTM.

- Thách thức: Cơ cấu kinh tế công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ phát triển chậm. Số lượng lao động qua đào tạo nghề còn thấp, trình độ văn hóa và khả năng áp dụng KHKT của người dân còn chưa cao, trình độ quản lí của cán bộ còn nhiều yếu kém. Cơ sở hạ tầng thiếu thốn, tài nguyên rừng bị khai thác quá mức. Cơ chế chính sách và phương thức tổ chức sản xuất chậm đổi mới, thiếu cơ chế chính sách thu hút vốn đầu tư.

5.2. Khuyến nghị

*Đối với nhà nước

Nhà nước cần có chính sách thỏa đáng tạo điều kiện hỗ trợ xã Bế Triều triển khai thực hiện chương trình xây dựng NTM một cách sớm nhất. Trong đó đặc biệt là hỗ trợ về vốn để công tác thực hiện xây dựng cơ bản được tiến hành đúng tiến độ.

* Đối với tỉnh Cao Bằng

Cần thu hút vốn đầu tư vào thực hiện xây dựng NTM, quan tâm chi đạo sát sao đối với chương trình NTM, lập kế hoạch cụ thể và trình lên cấp

trên xét duyệt trước khi đưa vào thực hiện để tránh tình trạng thực hiện tự phát, manh mún, không theo quy hoạch.

* Đối với huyện Hòa An

Cần mở các lớp tập huấn đào tạo nhằm nâng cao trình độ chuyên môn và trình độ quản lý của các cán bộ huyện và xã. Đồng thời tuyên truyền vận động nhằm nâng cao ý thức của người dân trong việc xây dựng và giữ gìn làng xã theo tiêu chí

* Đối với chính quyền xã Bế Triều

Cán bộ cần nêu cao tinh thần gương mẫu, xung kích, sáng tạo trong các hoạt động phát triển kinh tế hộ, hoạt động cộng đồng để khuyến khích mọi người làm theo và học hỏi kinh nghiệm

Mở các lớp đào tạo dạy nghề nhằm thu hút thanh niên, những người đang trong độ tuổi lao động tham gia học tập để nâng cao trình độ lao động tại địa phư

* Đối với người dân

- Đoàn kết, giúp đỡ nhau, trao đổi kinh nghiệm sản xuất để có thể hướng tới sự chuyên môn hóa trong sản xuất (đặc biệt là ngành trồng trọt), cùng nhau xây dựng địa phương theo mô hình

- Luôn học hỏi, trau dồi các kỹ năng và kiến thức về trồng trọt, chăn nuôi. Học hỏi lẫn nhau từ những hộ gia đình trồng trọt chăn nuôi giỏi từ các cán bộ khuyến nông, sách báo, tiv - Hợp tác với các cơ quan quản lý để thực hiện các dự án, chính sách áp dụng cho địa phương để đạt hiệu quả tốt nhất (sự kết hợp từ hai phía).- Đưa ra những ý kiến thắc mắc của mình trong cuộc sống, sản xuất, những khúc mắc khó khăn cần các cơ quan quản lý giải quyết. Để các cơ quan quản lý biết được và đưa ra giải pháp để giảm thiểu khó khăn cho người dân.- Mạnh dạn vay vốn đầu tư sản xuất. - Luôn cập nhật và tìm hiểu về xây dựng mô hình NTM.Tích cực tham gia và hưởng ứng xây dựng chương trình NTM.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt

1. Ban chấp hành trung ương (khoá X), nghị quyết số 26 - NQ/TW ngày 5 /8/2008.

2. Bộ NN&PTNT (10/2009), chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn giai đoạn 2011 - 2020.

3. Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội năm 2009, 2010, 2011, của UBND xã Bế Triều.

4. Cù Ngọc Bắc (2008), Giáo trình quy hoạch và phát triển nông thôn khoa kinh tế và phát triển nông thôn, trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. 5. Mai Thu Cúc, Quyền Đình Hoà (2005),bài giảng phát triển nông thôn, Nxb

nông nghiệp, Hà Nội.

6. Đề án xây dựng nông thôn mới của xã Bế Triều.

7. Nguyễn Duy Hoan, Nguyễn Văn Tâm (2007), Bài giảng nguyên lý phát triển nông thôn, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên.

8. Đinh Ngọc Lan (2008), Giáo trình chính sách phát triển nông thôn, khoa Kinh tế và phát triển nông thôn, trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên.

9. Dương Văn Sơn (2010), Giáo trình khuyến nông thị trường khoa kinh tế và phát triển nông thôn, trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên.

10. Nguyễn Mạnh Thắng (2010), bài giảng đánh giá nông thôn, khoa khuyến nông và phát triển nông thôn, Đại học Nông lâm Thái nguyên.

11. Thủ tướng Chính phủ, quyết định số 49/QĐ - TTg ngày 16/4/2009 của thủ tướng Chính phủ, “về việc ban hành bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới”.

12. Thủ tướng Chính phủ, nghị quyết số 26 - QĐ/TW ngày 5/8/2008 “về nông nghiệp, nông dân, nông thôn”.

II. Tài liệu từ Internet

14. Hà Đăng (2013), “http://www.caobang.gov.vn/quihoachphattrien/18” 15.http://www.baomoi.com/Mo_hinh_ntm_dien_hinh/13/534612.epi

16. Website của Hà Tĩnh Tổng kết chương trình quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2013

http://nongthonmoihatinh.vn/vi/news/Tin-trong-nuoc/Tong-ket-chuong-trinh- quoc-gia-xay-dung-nong-thon-moi-22882/

17. Tuấn Anh(2012),http :/www. Tapchicongsan.org.vn, kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở một số nước trên thế giới.

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình xây dựng nông thôn mới tại xã Bế Triều, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng. (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)