Thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức của xã khi xây dựng mô

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình xây dựng nông thôn mới tại xã Bế Triều, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng. (Trang 69)

hình nông thôn mới

4.3.1.1. Thuận lợi

- Diện tích đất nông nghiệp tương đối lớn so với các xã khác trong huyện. Thích hợp với nhiều loại cây trồng. Diện tích đất lớn thuận lợi cho việc thực hiện các quy hoạch cơ bản: dân cư, quy hoạch khu trung tâm.

- Người dân có kinh nghiệm thực tiễn của việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi.

- Cơ sở hạ tầng được đầu tư khá hoàn thiện, đồng bộ đáp ứng nhu cầu sản xuất nông lâm ngư nghiệp, sản xuất kinh doanh dịch vụ cũng như sinh hoạt của người dân.

- Giáo dục, y tế sức khoẻ cộng đồng đã được quan tâm đúng đắn nên công tác giáo dục y tế cộng đồng đạt được nhiều thành tích khích lệ, giáo dục đáp ứng được nhu cầu học tập của người dân địa phương và công tác y tế sức khoẻ cộng đồng đã triển khai nhiều chương trình khám và chữa bệnh đến bà con nông dân của xã.

- Các thôn, xóm đăng ký và xây dựng thành công thôn, bản văn hoá. Hộ gia đình đạt chuẩn văn hoá cao.

- Lực lượng lao động trẻ dồi dào, đây là yếu tố quan trọng cho quá trình hiện đại hoá công nghiệp hoá nông thôn.

- Các chương trình, dự án đã được triển khai có hiệu quả góp phần tích cực vào sự phát triển chung của toàn xã.

- Đội ngũ cán bộ lãnh đạo xã, thôn, xóm năng động nhiệt huyết đã được bà con nông dân tín nhiệm tin tưởng, đây là điều kiện thuận lợi cho công tác tổ chức thực hiện các chương trình phát triển cộng đồng, phát triển kinh tế xã hội

- An ninh chính trịđược đảm bảo.

- Công tác XĐGN đạt được những kết quả cao, giảm tỷ lệ hộ nghèo đạt so với tiêu chí NTM đây là một nỗ lực hết sức đáng khen ngợi của xã.

- Tỷ lệ đất trong hoạt động phát triển ngành lâm nghiệp cao, rừng sản xuất được người dân nuôi trồng, chăm sóc và quản lý tốt, góp phần tăng thu nhập cho người dân, bảo vệ môi trường sinh thái, tạo cảnh quan môi trường, hạn chế lũ lụt, xói mòn.

4.3.1.2. Khó khăn

- Nông lâm ngư nghiệp chiếm 79,95% trong cơ cấu cấu lao động của người dân. Nông lâm nghiệp còn chiếm tỷ lệ cao so với tiêu chí NTM đặt ra.

- Là một xã vùng miền núi nên điều kiện sản xuất nông nghiệp còn nhiều khó khăn. Đất nông nghiệp phân tán, manh mún, đất nghèo dinh dưỡng, có độ dốc lớn dễ bị rửa trôi. Năng lực sản xuất, trình độ người dân còn hạn chế, chưa mạnh dạn áp dụng KHKT.

- Diện tích đồng cỏ ngày càng bị thu hẹp, chăn nuôi nhỏ lẻ không được chú trọng đầu tư, thường xuyên xảy ra dịch bệnh dẫn đến tâm lý e ngại cho người dân trong quá trình phát triển trang trại.

- Một số hạng mục cơ sở hạ tầng xuống cấp: giao thông, công trình văn hoá.

- Nguồn vốn thực hiện chương trình xây dựng NTM còn hạn chế.

- Lực lượng cán bộ khuyến nông còn thiếu, trình độ hạn chế nên việc chuyển giao khoa học kỹ thuật đến với nông dân không hiệu quả.

- Lực lượng lao động trẻ tuy dồi dào nhưng chưa được đào tạo chuyên môn, chưa đủ năng lực cho việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới.

- Tài nguyên thiên nhiên ngày càng bị khai thác bừa bãi đặc biệt là tài nguyên rừng.

- Công nghệ chế biến và bảo quản sau thu hoạch chưa phát triển không đảm bảo được quá trình bảo quản một số nông sản như: rau, quả, các sản phẩm từ chăn nuôi sau thu hoạch.

- Đất đai chưa được chú trọng vào công tác bảo vệ và cải tạo, làm cho đất xấu dẫn đến hiệu quả kinh tế thấp.

- Không có nguồn khoáng sản có trữ lượng lớn và có giá trị.

- Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh theo quy chuẩn Quốc gia quá thấp, đa số sử dụng nước tự chảy không hợp vệ sinh.

- Khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa mưa tập trung vào các tháng mùa hè và thiếu nước vào mùa đông nên khả năng sản xuất trong vụđông giảm.

- Các thôn, xóm chưa có khu thể thao để rèn luyện sức khoẻ, người dân nhận thức về hoạt động thể thao thấp.

- Tình hình tội phạm, tệ nạn xã hội như ma tuý, đánh nhau, lô đề, cờ bạc vẫn diễn ra do công tác tuyên truyền phổ biến chưa thường xuyên, một phần cũng do ý thức người dân còn thấp.

- Sự tiếp cận của người dân về chương trình NTM còn thấp, người dân chưa hiểu biết rõ, nhận thức vai trò của mình trong việc xây dựng NTM.

4.3.1.3. Cơ hội (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Do là xã điểm về NTM nên được sự quan tâm của huyện, có nhiều chủ trương chính sách ưu tiên đầu tư cho xã để thực hiện mô hình.

- Các nhà máy, xí nghiệp sản xuất công nghiệp từng bước hình thành và phát triển ở địa bàn huyện tạo điều kiện giải quyết công ăn việc làm cho lao động tại địa phương, thu hút ngày càng nhiều các nhà đầu tư vào địa phương.

- Khi thực hiện được các tiêu chí về NTM sẽ làm thay đổi bộ mặt về kinh tế - xã hội của xã, cũng góp phần thay đổi bộ mặt của huyện Hòa An, cùng thực hiện nhiệm vụ phấn đấu xây dựng huyện Hòa An là một huyện công nghiệp vào năm 2015.

4.3.1.4. Thách thức

Bên cạnh những cơ hội tạo sự phát triển kinh tế - xã hội của xã cũng có rất nhiều thách thức cho sự phát triển của địa phương:

+ Thứ nhất: Cơ cấu kinh tế tăng trưởng chậm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ chậm, cơ cấu thu nhập từ nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu kinh tế xã.

+ Thứ hai: Số lượng lao động được đào tạo nghề còn thấp, khả năng áp dụng KHKT của người dân chưa được cao.

+ Thứ ba: Kinh tế thế giới và trong nước đang trong giai đoạn thiếu ổn định. Giá cả các sản phẩm nông nghiệp thấp trong khi các sản phẩm hàng hóa tăng cao gây khó khăn cho đời sống của người dân.

+ Thứ tư: Cơ chế chính sách và phương thức tổ chức sản xuất chậm đổi mới.

+ Thứ năm: Kết cấu hạ tầng thương mại, vấn đề lưu thông hàng nông sản chậm phát triển. Chợ để lưu thông, trao đổi hàng hoá của xã chưa có nên chưa đáp ứng được nhu cầu.

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình xây dựng nông thôn mới tại xã Bế Triều, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng. (Trang 69)