4.1.1.1. Vị trí địa lý
Xã Bế Triều nằm ở trung tâm huyện Hòa An cách trung tâm huyện 2 km, cách trung tâm TX Cao Bằng 16 km. Với vị trí địa lý như sau:
- Phía Bắc giáp xã Đại Tiến, Nam Tuấn. - Phía Đông giáp xã Ngũ Lão, Vĩnh Quang. - Phía Nam giáp xã Hưng Đạo, Hoàng Tung.
- Phía Tây giáp xã Hồng Việt, Đức Long, thị trấn Nước Hai.
4.1.1.2. Địa hình
Xã Bế Triều có hai vùng địa hình khá rõ rệt :
- Phía Bắc là vùng đồi núi, có độ cao trung bình 450m so với mặt biển. Đây là vùng núi đất xen kẽ với các thung lũng nhỏ được hình thành trên nền đá gốc sa thạch và phiến thạch sét, thích hợp cho việc trồng rừng và một số cây công nghiệp dài ngày.
- Phía Nam và Tây Nam xã là vùng có địa bàn thấp, khá bằng phẳng, nằm dọc sông Bằng Giang, có độ cao trung bình 300m so với mặt biển. Đây là vùng đồng bằng, có độ dốc <100 rất phù hợp cho việc phát triển trồng lúa và cây công nghiệp ngắn ngày. Vì vậy, có thể coi đây là một vựa lúa của huyện Hòa An.
4.1.1.3. Khí hậu
Xã Bế Triều nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của khí hậu á nhiệt đới gió mùa, có mùa đông khô lạnh và mùa hè nóng ẩm với những đặc điểm sau:
+ Chếđộ nhiệt:
- Nhiệt độ trung bình năm là 21,60C, nhiệt độ cao nhất (tháng 5) lên tới 39,90C, nhiệt độ thấp nhất -30C
Vào tháng 1.
- Biên độ trung bình giữa các tháng trong năm là 7,20C. - Biên độ nhiệt trung bình ngày/đêm khá cao 6,80C. - Tổng tích ôn hàng năm đạt 79800C.
Với nền nhiệt như trên có khả năng canh tác 2-3 vụ cây trồng ngắn ngày trong năm. Tuy nhiên, với nền nhiệt thấp trong vụ đông xuân dễ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây trồng, do đó cần đặc biệt chú ý tới việc lựa chọn cơ cấu thời vụ và loại giống thích hợp.
+ Chếđộẩm:
Xã có lượng mưa trung bình 1142mm/năm. Lượng mưa phân bố không đều trong năm, chủ yếu tập trung từ tháng 4 đến tháng 10. Số ngày mưa lớn tập trung vào tháng 6,7,8 thường gây xói mòn, rửa trôi đất vùng đồi núi và gây úng cục bộ, sạt lở khu vực đồng bằng ven sông. Ngược lại, vào mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 lượng mưa rất ít (khoảng 10%) gây nên tình trạng hạn hán kéo dài, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.
+ Độ ẩm không khí bình quân cả năm 82% và biến động từ 75% đến 85% tùy thuộc vào thời kỳ mưa và lượng bốc hơi.
+ Lượng bốc hơi trung bình năm từ 900-100mm/năm, tuy nhiên lượng bốc hơi phân bố không đều trong năm đặc biệt mùa khô lượng bốc hơi lớn hơn nhiều so với lượng mưa (140%), nên mùa khô đã ít mưa lại còn thiếu nước.
+ Gió: mùa hè có gió nam và đông nam, mùa đông thường có gió bắc và đông bắc, có từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau, gió bắc và đông bắc thường gây lạnh kéo dài, có khi hình thành băng giá.
4.1.1.4. Tài nguyên thiên nhiên
- Tài nguyên đất:
Theo tài liệu thổ nhưỡng của huyện Hòa An, trên địa bàn xã Bế Triều có các loại đất sau:
+ Đất đỏ nâu trên đá mácma trung tính (Fk ): Diện tích 804 ha, chiếm 32,4% diện tích tự nhiên của xã, nhóm đất này chủ yếu được phân bố ở bản Nà Mò, Nà Tấu, Nà Lạn, Bản Vạn, Nà Bưa.
+ Đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất (Fs): Diện tích 718 ha, chiếm 29,1% diện tích tự nhiên của xã, nhóm đất này được phân bố chủ yếu ở bản Đông Viảo, Khuổi Vạ, Vò Gà, Nà Vài.
+ Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa (FL): Diện tích 424 ha chiếm 17,1% diện tích tự nhiên của xã, được phân bố chủ yếu ở bản Bản Vạn, Khau Coi, Nà Bưa, Nà Vẩư.
+ Đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp): Diện tích 127 ha chiếm 5,1% diện tích tự nhiên của xã, được phân bố chủ yếu ở bản Khau Lừa, Nà Vài.
+ Đất phù sa ngòi suối (Py): Diện tích 78 ha, chiếm 3,1% diện tích tự nhiên của xã, được phân bố chủ yếu ở bản Vò Đáo, Nà Lạn.
+ Đất phù sa không được bồi(P): Diện tích 66 ha, chiếm 2,7% diện tích tự nhiên của xã, được phân bố chủ yếu ở Bản Đon, Nà Pia.
+ Núi đá: Diện tích 182 ha chiếm 7,3% diện tích tự nhiên toàn xã, được phân bố chủ yếu ở Đông Viảo, Khuổi Vạ, Vò Gà.
Diện tích đất đai của xã Bế Triều được thể hiện qua bảng 4.1 :
Bảng 4.1 Diện tích đất đai xã Bế Triều năm 2013
STT Mục đích sử dụng Diện tích(ha) Tỷ lệ %
Tổng diện tích đất 2473,73 100% 1 Nhóm đất nông nghiệp 2160,19 87,32 - Đất sản xuất nông nghiệp 630,5 25,48
+ Đất trồng lúa 423 17,09
+ Đất trồng cây hoa màu 151,9 6,14 + Đất trồng cây ăn quả 55,6 2,25 - Đất trồng cây lâm nghiệp 1521,11 61,5 - Đất nuôi trồng thủy sản 6,18 0,25 - Đất nông nghiệp khác 2,4 0,09 2 Nhóm đất phi nông nghiệp 274,22 11,08
- Đất ở 104,14 4,3 - Đất chuyên dùng 170,08 6,87 + Đất trụ sở cơ quan 60,97 2,46 + Đất nghĩa trang, nghĩa địa 9,1 0,37 + Đất sông, suối 100,1 4,04 3 Nhóm đất chưa sử dụng 39,32 1,6 - Đất bằng chưa sử dụng 1,21 0,05 - Đất đồi chưa sử dụng 38,11 1,5
Đất phi nông nghiệp, 11.08% Đất nông nghiệp, 87.32% Đất chưa sử dung, 1.60% Đất nông nghiệp Đất phi nông nghiệp Đất chưa sử dung
Hình 4.1. Cơ cấu sử dụng đất của xã Bế Triều năm 2013
Nhìn vào bảng số liệu số liệu bảng 4.1 và hình 4.1 ta thấy được diện tích đất đai của xã Bế Triều được thể hiện như sau:
Toàn xã có tổng diện tích đất tự nhiên là 2473,73ha được chia làm 3 loại đất chính:
- Nhóm đất có tỷ lệ cao nhất là nhóm đất nông nghiệp với diện tích là 2.160,19ha, chiếm 87,32% diện tích đất đai của xã. Đất được dùng để sản xuất nông nghiệp với diện tích 630,5ha dùng để trồng lúa, cây hoa màu và cây ăn quả. Do địa hình của xã chủ yếu là đồi núi nên 1521,11ha dùng để trồng rừng với các loại cây chính như bạch đàn, keo, xoan, lát,…Chỉ có 6,18 ha dùng cho nuôi trồng thủy sản. Diện tích đất nuôi trồng thủy sản và đất nông nghiệp khác chiếm tỷ lệ rất ít, diện tích không đáng kể 0,34%, trong đó nuôi trồng thủy sản không phát triển, chủ yếu là các chăn nuôi phục vụ nhu cầu của chính các hộ nông dân.
- Nhóm đất thứ 2 là đất phi nông nghiệp, trong toàn xã chỉ chiếm 11,08% với diện tích là 274,22ha bao gồm đất ở và đất chuyên dùng.
- Nhóm đất thứ 3 là đất chưa sử dụng chỉ chiếm 1,6 % trong tổng diện tích đất với diện tích là 39,32ha bao gồm diện tích đất bằng chưa sử dụng là 1,21 ha, diện tích đất đồi chưa sử dụng là 38,11ha cần cải tạo và đưa diện tích này vào sử dụng các mục đích nông nghiệp cũng như phi nông nghiệp để
tránh tình trạng lãng phí đất. Nhóm đất chiếm diện tích chủ yếu và quan trọng nhất trên địa bàn xã Bế Triều là nhóm đất nông nghiệp phần lớn dùng để cấy lúa, trồng cây hoa màu và cây ăn quả.
- Tài nguyên nước
Bế Triều có nguồn nước mặt dồi dào, với mạng sông suối khá dày: + Sông Bằng Giang chảy qua phía nam xã theo hướng tây bắc- đông nam. + Sông Bản Sẩy chảy qua phía tây xã.
Ngoài ra, trên địa bàn xã còn có hồ Nà Tấu với diện tích 17ha và nhiều khe suối nhỏ có nước quanh năm. Đây là nguồn nước chủ yếu phục vụ cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp của xã.
- Tài nguyên rừng
Với diện tích đất lâm nghiệp là 1.521,11ha, có điều kiện thuận lợi để phát triển các loại cây lâm nghiệp có giá trị kinh tế cao. Ngoài ra với diện tích rừng lớn là một tiềm năng để phát triển kinh tế vườn đồi vừa góp phần tăng thu nhập cho người dân, vừa bảo vệ môi trường sinh thái, tạo cảnh quan môi trường, hạn chế lũ lụt, xói mòn.
- Tài nguyên khoáng sản: Không có.