Nhóm yếu tố che phủ thực vật và hoạt động kinh tế của con ngƣời

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá nguy cơ trượt lở đất lưu vực hồ thủy điện sơn la bằng công nghệ viễn thám và GIS (Trang 70)

5. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

2.2.5.Nhóm yếu tố che phủ thực vật và hoạt động kinh tế của con ngƣời

a. Độ che phủ thực vật

Trên địa bàn lƣu vực hồ thủy điện Sơn La, nhìn chung lớp phủ thực vật rất phong phú về mặt chủng loại. Đặc điểm phân bố của chúng phụ thuộc vào địa hình, khí hậu và đơn vị hành chính cụ thể. Phân tích đánh giá vai trò của lớp phủ

61

thực vật với quá trình trƣợt lở thể hiện độ che phủ của chúng trên bề mặt Trái đất; khả năng hạn chế nguy cơ TLĐ thông qua mức độ che phủ của lớp phủ thực vật. Căn cứ vào số liệu, tài liệu hiện có, lớp phủ thực vật trong khu vực nghiên cứu đƣợc chia thành các cấp theo mức độ che phủ khác nhau.

Vùng có độ che phủ rất kém, tỷ lệ che phủ <20%, bao gồm các loại đất trống, đất trống có cỏ, đất trống có cây bụi và đất dân cƣ. Chúng đƣợc phân bố không liên tục, phần lớn tập trung dọc theo các đồng bằng thung lũng sông Đà Thảm thực vật thuộc loại này thƣờng tạo thành những vùng xen kẽ với khu dân cƣ hoặc kẹp giữa các dải đồi thấp. Theo kết quả thống kê, trên vùng có độ che phủ <20% phân bố 72 khối trƣợt trên diện tích 1717 km2. Quy mô của khối trƣợt chủ yếu thuộc loại trung bình-lớn. Nhƣ vậy, lớp phủ thực vật ở đây không thể chống lại đƣợc quá trình trƣợt lở đất, hay nguy cơ trƣợt lở là lớn.

Vùng có độ che phủ kém, tỷ lệ che phủ 20-45%, bao gồm các loại đất trồng cây công nghiệp, đất nông nghiệp. Chúng đƣợc phân bố không liên tục, phần lớn tập trung dọc theo các đồng bằng thung lũng sông Đà và các dải đồi thấp. Thảm thực vật thuộc loại này thƣờng phủ trên những dải đồi, sƣờn núi thấp. Theo kết quả thống kê, trên vùng có độ che phủ 20-45% phân bố 86 khối trƣợt trên diện tích 2017 km2. Quy mô của khối trƣợt chủ yếu thuộc loại trung bình. Nhƣ vậy, lớp phủ thực vật ở đây có vai trò chống trƣợt lở đất, tuy nhiên nguy cơ trƣợt lở rất lớn.

Vùng có độ che phủ trung bình, tỷ lệ che phủ 45-75%, bao gồm các loại đất trồng cây lấy gỗ, đất sản xuất lâm nghiệp. Chúng đƣợc phân bố không liên tục, phần lớn tập trung dọc theo các dải sƣờn núi thấp, dọc thung lũng sông Đà, huyện Sìn Hồ tỉnh Lai Châu. Theo kết quả thống kê, trên vùng có độ che phủ 45-75% phân bố 18 khối trƣợt trên diện tích 448 km2. Quy mô của khối trƣợt chủ yếu thuộc loại nhỏ-trung bình. Nhƣ vậy, lớp phủ thực vật ở đây có vai trò chống trƣợt lở đất, tuy nhiên nguy cơ trƣợt lở vẫn ở mức trung bình.

Vùng có độ che phủ tốt, tỷ lệ che phủ 75-90%, bao gồm các loại đất rừng tái sinh, rừng non có trữ lƣợng. Chúng đƣợc phân bố không liên tục, phần lớn tập trung dọc theo các dải sƣờn núi thấp. Theo kết quả thống kê, trên vùng có độ che

62

phủ 75-90% phân bố 72 khối trƣợt trên diện tích 2273 km2. Quy mô của khối trƣợt chủ yếu thuộc loại nhỏ. Nhƣ vậy, lớp phủ thực vật ở đây có vai trò chống trƣợt lở đất tốt, nguy cơ trƣợt lở ở mức thấp. Tuy nhiên, quá trình trƣợt lở vẫn diễn ra.

Vùng có độ che phủ rất tốt, tỷ lệ che phủ >90%, bao gồm các loại đất rừng tự nhiên. Chúng đƣợc phân bố không liên tục, phần lớn tập trung trên các dải sƣờn núi cao. Chúng phân bố nhiều nhất tại các huyện miền núi huyện Mù Cang Chải, huyện Mƣờng Chà. Theo kết quả thống kê, trên vùng có độ che phủ >90% phân bố 144 khối trƣợt trên diện tích 4650 km2. Quy mô của khối trƣợt chủ yếu thuộc loại nhỏ. Nhƣ vậy, lớp phủ thực vật ở đây có vai trò chống trƣợt lở đất rất tốt, nguy cơ trƣợt lở ở mức rất thấp. Tuy nhiên, quá trình trƣợt lở vẫn diễn ra.

Nhƣ vậy, với đặc thù là các huyện miền núi, dân cƣ ở đây phần lớn là đồng bào các dân tộc ít ngƣời có tập quán canh tác đốt rừng làm rẫy. Vì vậy diện tích rừng và chất lƣợng rừng bị suy giảm do chặt phá để canh tác và đốt rừng làm rẫy hàng năm. Cùng với nó là những tác động có quy mô lớn do hoạt động chặt phá, khai thác gỗ gây ra, kết hợp với hoạt động mở đƣờng, xây dựng các công trình kinh tế dân sinh đã và đang làm giảm diện tích và chất lƣợng lớp phủ thực vật một cách nhanh chóng. Đây thực sự là những nguy cơ làm phát sinh trƣợt lở trong khu vực. Tác động của hiện tƣợng suy giảm độ che phủ thảm thực vật ảnh hƣởng đến hầu hết các yếu tố gây trƣợt lở, chúng có thể diễn ra theo cơ chế sau: Giảm độ che phủ thực vật => tăng cƣờng phong hoá => phá huỷ kết cấu, tính bền vững của đất, đá gốc => tạo môi trƣờng tiềm năng trƣợt lở; Giảm độ che phủ thực vật => tăng cƣờng xói mòn => tăng lƣu lƣợng dòng chảy mặt vƣợt thấm vào mùa lũ => phá huỷ kết cấu, tính bền vững, trạng thái cân bằng của vỏ phong hoá => gây trƣợt lở trên diện rộng. Do đó, phân tích mối quan hệ của độ che phủ thực vật với quá trình trƣợt lở cho thấy, mối quan hệ này không rõ ràng và cho 1 điểm. Điểm của các cấp độ che phủ thực vật: <20%, 20-45%, 45-70%, 70-90% và >90% tƣơng ứng là: 9, 7, 5, 3 và 1 (bảng 2.10, hình 2.11).

63

Hình 2.11: Bản đồ nguy cơ trượt lở đất theo yếu tố lớp phủ thực vật lưu vực thủy điện Sơn La

Bảng 2.10: Thống kê trượt lở và điểm số theo yếu tố độ che phủ thực vật ở lưu vực hồ thủy điện Sơn La

Độ che phủ thực vật (%) Số điểm trƣợt lở Diện tích (km2) Hệ số trƣợt lở Điểm số <20 72 1717 0.0419 7 20-45 86 2017 0.0426 9 45-75 18 448 0.0401 5 75-90 72 2273 0.0316 3 >90 144 4650 0.0309 1

64

b. Mật độ giao thông

Về giao thông, nhìn chung, hệ thống giao thông đã khá phát triển, nhiều đƣờng giao thông quốc lộ, tỉnh lộ đã đƣợc nâng cấp và cải tạo: QL6, QL279. Đƣờng giao thông liên bản, liên xã vẫn chủ yếu là đƣờng mòn, đƣờng ngựa thồ và đi bộ. Giao thông thông đƣờng sông rất khó khăn vì sông suối ở đây rất dốc và nhiều thác ghềnh. Hiện chƣa có đƣờng sắt lên khu vực này. Hệ thống kết cấu hạ tầng về giao thông, thuỷ lợi, y tế, thông tin liên lạc, văn hoá…các công trình công cộng nhƣ tỉnh lị, huyện lị, nhà văn hoá, trạm y tế vẫn đang ngày càng đƣợc nâng cấp, xây dựng khang trang hơn. Một mặt, nó sẽ góp phần tăng chất lƣợng cuộc sống nhân dân, nhƣng mặt khác nó cũng là nhân tố làm tăng nguy cơ trƣợt lở.

Hoạt động kinh tế của con ngƣời tác động trực tiếp vào TLĐ là xây dựng mạng lƣới giao thông. Khi xây dựng đƣờng giao thông, con ngƣời tác động trực tiếp, làm thay đổi trạng Hoạt động kinh tế - xã hội của con ngƣời bao gồm: xây dựng các công trình kinh tế dân sinh, khu dân cƣ, canh tác nông, lâm nghiệp, khai thác tài nguyên khoáng sản,… đã tác động trực tiếp vào môi trƣờng xung quanh, làm thay đổi chúng theo hƣớng tích cực và tiêu cực. Một mặt những hoạt động đó phục vụ trực tiếp đời sống của con ngƣời, mặt khác lại gây nên những hiểm hoạ khôn lƣờng cho con ngƣời, thúc đẩy TBĐC phát triển.

Hoạt động kinh tế của con ngƣời tác động trực tiếp vào TLĐ là xây dựng mạng lƣới giao thông. Khi xây dựng đƣờng giao thông, con ngƣời tác động trực tiếp, làm thay đổi trạng thái môi trƣờng, trong đó, việc thay đổi độ dốc sƣờn, lớp phủ thực vật,... đã làm cho quá trình sƣờn có điều kiện phát triển, trong đó có quá trình TLĐ. Do vậy, trong công trình này tiến hành phân tích đánh giá vai trò và mối quan hệ giữa xây dựng giao thông với quá trình TLĐ ở vùng núi tỉnh Quảng Ngãi thông qua mật độ giao thông. Bởi lẽ, do đặc thù là vùng núi, trong thời kỳ KT-XH phát triển mạnh mẽ, giao thông ở miền núi đã đƣợc Nhà nƣớc và Chính phủ đầu tƣ phát triển mạnh mẽ hơn cả.

Vùng có mật độ giao thông lớn nhất ở khu vực nghiên cứu, đạt 1.46-1.94 km/km2 phân bố tập trung ở Tx Lai Châu, Mƣờng Chà, Mù Cang Chải. Theo kết

65

quả thống kê, trên dải có mật độ giao thông lớn nhất này phân bố 20 khối trƣợt trên diện tích 200 km2. Quy mô của khối trƣợt chủ yếu thuộc loại trung bình-lớn. Nhƣ vậy, nơi có mật độ giao thông lớn nhất này đã góp phần tạo năng lƣợng và sự chênh lệch về trọng lƣợng phát sinh trƣợt lở đất ở mức độ rất lớn.

Vùng có mật độ giao thông khá lớn 0.97-1.46 km/km2 phân bố thành các dải chạy bao quanh dải có mật độ giao thông lớn nhất thuộc địa phận huyện Mù Cang Chải, huyện Tủa Chùa. Theo kết quả thống kê, trên dải có mật độ giao thông lớn này phân bố 95 khối trƣợt trên diện tích 1305 km2. Quy mô của khối trƣợt chủ yếu thuộc loại trung bình. Nhƣ vậy, nơi có mật độ giao thông lớn này đã góp phần thúc đẩy phát sinh TLĐ ở mức độ lớn.

Vùng có mật độ giao thông trung 0.48-0.97 km/km2 phân bố thành các dải chạy bao quanh dải có mật độ giao thông hầu hết phân bố ở huyện Mƣờng Lay, TX Lai Châu… . Theo kết quả thống kê, trên dải có mật độ giao thông trung bình này phân bố 163 khối trƣợt trên diện tích 4491 km2. Quy mô của khối trƣợt chủ yếu thuộc loại nhỏ. Nhƣ vậy, nơi có mật độ giao thông trung bình này đã góp phần thúc đẩy phát sinh TLĐ ở mức độ trung bình.

Vùng có mật độ giao thông nhỏ <0.48 km/km2 phân bố thành các dải chạy bao quanh dải có mật độ giao thông trung bình thuộc địa phận huyện Sìn Hồ, huyện Mƣờng Tè... Theo kết quả thống kê, trên dải có mật độ giao thông nhỏ này phân bố 114 khối trƣợt trên diện tích 5159 km2. Quy mô của khối trƣợt chủ yếu thuộc loại nhỏ. Nhƣ vậy, nơi có mật độ giao thông nhỏ này đã góp phần thúc đẩy phát sinh trƣợt lở đất ở mức độ thấp.

Nhƣ vậy, phân tích mối quan hệ giữa mật độ giao thông với quá trình trƣợt lở cho thấy, mối quan hệ này rõ ràng ở mức độ nhất định và cho 3 điểm. Ở những nơi có mật độ giao thông lớn, trƣợt lở đất cũng xảy ra với mật độ lớn. Điểm của các cấp mật độ giao thông 1.46-1.94 km/km2, 0.97-1/46 km/km2, 0.48-0.97 km/km2, <0.48 km/km2, >2.4km/km2 tƣơng ứng là 9, 7, 5, 3 và 1 (bảng 2.11, hình 2.12).

66

Bảng 2.11: Thống kê trượt lở và điểm số theo yếu tố mật độ giao thông ở lưu vực hồ thủy điện Sơn La

Mật độ giao thông (km/km2) Số điểm trƣợt lở Diện tích (km2) Hệ số trƣợt lở Điểm số <0.48 114 5159 0.022 3 0.48-0.97 163 4491 0.036 5 0.97-1.46 95 1305 0.072 7 1.46-1.94 20 200 0.100 9 >2.4 0 15 0 1 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

67

CHƢƠNG 3

ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ TRƢỢT LỞ ĐẤT LƢU VỰC HỒ THỦY ĐIỆN SƠN LA

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá nguy cơ trượt lở đất lưu vực hồ thủy điện sơn la bằng công nghệ viễn thám và GIS (Trang 70)