Cách tiếp cận

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá nguy cơ trượt lở đất lưu vực hồ thủy điện sơn la bằng công nghệ viễn thám và GIS (Trang 25)

5. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

1.2.1. Cách tiếp cận

Trƣợt lở đất là quá trình địa chất động lực, hình thành và phát triển trong bối cảnh tác động của nhiều yếu tố tự nhiên và xã hội. Do vậy, để đánh giá hiện trạng, khoanh vùng cảnh báo nguy cơ TLĐ cần phải có cách tiếp cận đồng bộ và đúng đắn.

1). Tiếp cận không gian và thời gian: các tƣ liệu viễn thám kết hợp với các tài liệu thu thập đƣợc chứa đựng những thông tin một cách đầy đủ nhất, chính xác nhất các yếu tố phủ trên bề mặt Trái đất trong không gian và theo thời gian. Các TBĐC diễn ra cùng các yếu tố tác động phát sinh chúng trên bề mặt Trái đất đƣợc

16

chiết xuất từ ảnh viễn thám thể hiện theo cả hai hƣớng không gian và thời gian. Tiếp cận không gian cho phép đánh giá hiện trạng, dự báo TBĐC theo cấp quy mô. Tiếp cận thời gian cho phép đánh giá hiện trạng, dự báo TBĐC theo quy luật xuất hiện, phát triển.

2). Tiếp cận trực tiếp: khảo sát, đo vẽ chi tiết ngoài thực địa các đặc trƣng của khối trƣợt, điểm nứt đất, xác định các yếu tố phát sinh là cơ sở quan trọng trong nghiên cứu hiện trạng, khoanh vùng cảnh báo nguy cơ và đề xuất giải pháp phòng tránh tai biến TLĐ. Trên cơ sở điều tra khảo sát đo vẽ chi tiết ngoài thực địa các đặc trƣng về khối trƣợt (chiều dài, chiều rộng, chiều sâu, kiểu trƣợt), đặc điểm nứt đất (phƣơng, chiều dài, độ mở, chiều sâu khe nứt kiến tạo, đặc điểm phân bố và kiểu hình hài kiến trúc khe nứt), đặc điểm các yếu tố phát sinh tai biến, cho phép đánh giá quy mô, cƣờng độ, tần xuất và vai trò của từng yếu tố trong phát sinh tai biến TLĐ.

3). Tiếp cận hệ thống: TLĐ là sản phẩm tác động tƣơng hỗ của các quá trình địa chất ngoại sinh, nội sinh và hoạt động KT-XH của con ngƣời. Trƣợt lở đất đƣợc hình thành và phát triển trong một hệ thống mở, chịu sự tác động tƣơng tác của các yếu tố thành phần. Mỗi yếu tố thành phần có tính đặc thù, mức độ tác động phát sinh TLĐ khác nhau. Trên cơ sở đánh giá hiện trạng tai biến và đối sánh với mỗi yếu tố trong hệ thống mở đó, cho phép tiến hành đánh giá nguy cơ tai biến theo các yếu tố thành phần và tiến tới khoanh vùng cảnh báo nguy cơ tai biến TLĐ.

4). Tiếp cận lịch sử: trong lịch sử địa chất, tai biến địa chất thƣờng diễn ra với tần xuất, quy mô khác nhau. Từ những số liệu thống kê ghi nhận trong quá khứ, kết quả khảo sát thực địa các điểm trƣợt lở đất cổ và hiện tại, cho phép nhận dạng sự xuất hiện và diễn biến của chúng trong quá khứ, hiện tại và khả năng xuất hiện trong tƣơng lai. Do đó, căn cứ vào những tài liệu lịch sử và những kết quả khảo sát hiện trạng trƣợt lở đất cho phép xác lập sự phân bố, diễn biến và quá trình phát triển của chúng.

5). Tiếp cận phát sinh, dựa vào nhận thức rằng, sự phát triển của TBĐC trong tƣơng lai sẽ theo khuynh hƣớng nào, theo quy luật nào và ở độ lớn nào là do

17

tác động tổng hợp những nhân tố ảnh hƣởng đến sự phát sinh và phát triển của TBĐC đó quyết định. Với điều kiện công nghệ và kỹ thuật hiện đại, đặc biệt là công nghệ GIS, ngƣời ta càng muốn và càng có thể đƣa nhiều nhân tố vào đánh giá dự báo sự phát triển của TBĐC. Cần nhấn mạnh, cách tiếp cận phát sinh đơn thuần chỉ áp áp dụng trong trƣờng hợp nghiên cứu đánh giá tai biến, thành lập các bản đồ tai biến ở tỷ lệ nhỏ, trung bình trong trƣờng hợp thiếu hoặc không có các tài liệu về hiện trạng tai biến đó.

6). Tiếp cận đa ngành, đa lĩnh vực: hậu quả của tai biến đã tác động trực tiếp đến nhiều ngành, lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân và đời sống xã hội. Do đó, để đánh giá một cách đầy đủ, chính xác hiện trạng, các yếu tố tác động phát sinh cũng nhƣ hậu quả mà tai biến gây ra, đòi hỏi phải có sự quan tâm nghiên cứu từ nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau nhƣ: Địa mạo, Địa chất, Khí tƣợng Thủy văn, Lâm nghiệp, Giao thông, Thủy lợi,.... Các cơ sở dữ liệu của các ngành, lĩnh vực nói trên cho ta có một cách nhìn đầy đủ, tổng quan về vai trò của các yếu tố tác động phát sinh tai biến. Trên cơ sở đó, cho phép đánh giá vai trò của những yếu tố chính, yếu tố trực tiếp, yếu tố gián tiếp trong phát sinh, phát triển tai biến trên toàn vùng nghiên cứu. Từ đó giúp cho việc khoanh vùng cảnh báo nguy cơ, đi đến dự báo tai biến có độ tin cậy và phòng tránh chúng đạt đƣợc hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá nguy cơ trượt lở đất lưu vực hồ thủy điện sơn la bằng công nghệ viễn thám và GIS (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)