HIỆN TRẠNG TRƢỢT LỞ ĐẤT

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá nguy cơ trượt lở đất lưu vực hồ thủy điện sơn la bằng công nghệ viễn thám và GIS (Trang 40)

5. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

2.1.HIỆN TRẠNG TRƢỢT LỞ ĐẤT

Trên cơ sở tổng hợp các kết quả phân tích ảnh viễn thám phân giải cao và khảo sát chi tiết ngoài thực địa đã cho phép xác lập 392 khối trƣợt lớn nhỏ (phụ lục), phân bố trên diện tích 11.135 km 2

của lƣu vực hồ thủy điện Sơn La (hình 2.1).

31

Những vụ trƣợt lở lớn gây hậu quả nghiêm trọng, những khu vực và tuyến giao thông thƣờng xuyên bị trƣợt lở điển hình cho mỗi tỉnh và toàn khu vực đã đƣợc nghiên cứu, đánh giá trong thời gian vừa qua. Kết quả điều tra nghiên cứu tai biến trƣợt lở ở lƣu vực hồ thủy điện Sơn La cho thấy, tai biến này chủ yếu xảy ra ở dạng trƣợt lở thực thụ với các quy mô khác nhau: nhỏ, trung bình, lớn và rất lớn ( phụ lục ). Vị trí các điểm trƣợt đất chủ yếu tập trung ở một số khu vực:

- Dọc theo thung lũng Nậm Nay trải dài từ huyền Sìn Hồ tỉnh Lai Châu đến huyện Mƣờng Chà tỉnh Điện Biên dọc theo quốc lộ 12 và quốc lộ 6 các khối trƣợt xảy ra ở các quy mô khác nhau: nhỏ, trung bình, lớn.

- Dọc theo đứt gẫy Tây Bắc- Đông Nam dọc theo tuyến đƣờng 32 của dãy Hoàng Liên Sơn kéo dài từ huyện Tam Đƣờng tỉnh Lai Châu đến huyện Mù Cang Chải của tỉnh Lào Cai, trƣợt lở đất. chủ yếu tập trung với quy mô nhỏ và trung bình

- Ngoài ra vị trí trƣợt lở còn phân bố rải rác 2 bên sƣờn của thung lung Sông Đà với quy mô nhỏ trải dài từ huyện Sìn Hồ tỉnh Lai Châu đến huyện Thuận Châu của tỉnh Sơn La.

- Đặc biệt trƣợt lở đất còn xảy ra khốc liệt vào mùa mƣa lũ, đặc biệt ở một số cụm dân cƣ gây nên nhiều thiệt hại nghiêm trọng về ngƣời và của. Bởi vậy, tai biến trƣợt lở ở lƣu vực hồ thủy điện Sơn La đƣợc mô tả tập trung theo một số tuyến điển hình và một số khu vực tập trung dân cƣ.

Nhƣ vậy trƣợt lở đất phân bố theo dạng tuyến, hình thành các dải có mật độ

lớn kéo dài theo phƣơng TB-ĐN và á kinh tuyến. Trong đó nổi lên dải có phƣơng á kinh tuyến Phong Thổ - Mƣờng Chà; phƣơng TB-ĐN Lai Châu- Tân Uyên, Quỳnh Nhai-Mƣờng La và Tuần Giáo- Thuận Châu.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá nguy cơ trượt lở đất lưu vực hồ thủy điện sơn la bằng công nghệ viễn thám và GIS (Trang 40)