Đánh giá chung

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá nguy cơ trượt lở đất lưu vực hồ thủy điện sơn la bằng công nghệ viễn thám và GIS (Trang 37)

5. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

1.3.Đánh giá chung

Trên thế giới, các nƣớc có nền khoa học kỹ thuật hiện đại nhƣ: Trung Quốc, Nga, Mỹ, Nhật Bản,… đã áp dụng phƣơng tiện khoa học và kỹ thuật hiện đại, tập trung nguồn lực cho nghiên cứu phòng tránh thiên tai. Công tác dự báo diễn biến tai biến TLĐ trong không gian và theo thời gian đƣợc chú trọng đầu tƣ nghiên

28

cứu, do đó, các giải pháp áp dụng phòng chống, phòng tránh tai biến đạt hiệu quả cao. Một loạt các mạng lƣới cảnh báo tự động TBĐC nguy hiểm đã đƣợc thiết lập ở những nơi có nguy cơ cao, giúp cho ngƣời dân phòng tránh tai biến kịp thời, giảm thiệt hại đến mức thấp nhất.

Ở nƣớc ta, mặc dù đã đƣợc quan tâm nghiên cứu TBĐC, nhƣng vẫn còn nhiều tồn tại và hạn chế nhất định. Do có những cách tiếp cận khác nhau, nên các kết quả nghiên cứu cũng còn có những bất cập. Hầu hết các nhà nghiên cứu về địa chất công trình tập trung nghiên cứu từng khối trƣợt, đi sâu nghiên cứu nhóm nguyên nhân trực tiếp (gồm các thông số địa kỹ thuật nhƣ: cƣờng độ kháng cắt, kháng nén, hệ số ma sát trong, lực dính kết, độ tan dã,…) gây trƣợt lở. Trong khi đó, các nhà nghiên cứu về địa lý lại chủ yếu phân tích các yếu tố mặt đệm nhƣ: địa hình (độ dốc sƣờn, mức độ phân cắt địa hình, hƣớng sƣờn, chiều dài hƣớng sƣờn, lớp phủ thực vật, sử dụng đất) và các yếu tố khí hậu khí tƣợng (lƣợng mƣa, cƣờng độ mƣa) để đánh giá TLĐ; các nhà địa chất lại quan tâm hơn đến tổng thể các yếu tố tiềm ẩn nhƣ: ngoại sinh và nội sinh. Đây là những yếu tố tác động phát sinh TLĐ. Tuỳ thuộc vào mức độ nghiên cứu ở khu vực mà số lƣợng các yếu tố đánh giá có thể rất lớn, đến 20 yếu tố. Cách tiếp cận này thuận lợi cho nghiên cứu thành lập bản đồ nguy cơ TBĐC ở khu vực.

Đối với lƣu vực thủy điện Sơn La, vấn đề này lại càng có nhiều tồn tại và bất cập, do chƣa đƣợc đầu tƣ nghiên cứu chi tiết về vấn đề này. Các phân tích đánh giá hiện tƣợng mới chỉ mang tính thống kê ở các vị trí xảy ra và những thiệt hại đi kèm. Cách tiếp cận và phƣơng pháp đánh giá tai biến TLĐ còn hạn chế. Phân tích đánh giá vai trò của các yếu tố tác động phát sinh tai biến TLĐ còn rời rạc, chƣa mang tính hệ thống, do đó, kết quả đánh giá nguy cơ tai biến TLĐ còn ở mức khiêm tốn, các giải pháp phòng tránh còn mang tính tổng thể, chƣa cụ thể cho từng đối tƣợng diễn ra trên địa bàn. Do vậy, kết quả nghiên cứu của luận văn:

Nghiên cứu đánh giá nguy cơ trượt lở đất lưu vực hồ Thủy điện Sơn La bằng

Công nghệ viễn thám và GIS là thực sự cấp thiết hiện nay, đáp ứng đƣợc những đòi

29

Nhƣ vậy, phân tích, xử lý các dữ liệu ảnh viễn thám trong nghiên cứu địa chất nói chung và tai biến trƣợt lở đất nói riêng không những cho nhiều tài liệu quý mà còn có hiệu quả cao. Sử dụng kỹ thuật phân tích ảnh viễn thám không chỉ cho phép xác định vị trí, đặc trƣng của các khối trƣợt, điểm nứt đất và đứt gẫy hoạt động; mà còn trên cơ sở phân tích những biến dạng địa mạo, địa chất trẻ từ các dữ liệu ảnh viễn thám cho phép xác định đặc điểm của các yếu tố tác động phát sinh trƣợt lở đất nhƣ: địa mạo, địa chất, kiến tạo trẻ và những hoạt động KT-XH của con ngƣời. Trong luận văn này, tác giả đã sử dụng ảnh có độ phân giải cao là Spot 5 và Vnredsat-1 đƣợc ứng dụng để giải đoán vị trị, quy mô khối trƣợt trên lƣu vực thủy điện Sơn La.

30

CHƢƠNG 2

ĐẶC ĐIỂM HIỆN TRẠNG VÀ CÁC YẾU TỐ PHÁT SINH TAI BIẾN TRƢỢT LỞ ĐẤT LƢU VỰC HỒ THỦY ĐIỆN SƠN LA

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá nguy cơ trượt lở đất lưu vực hồ thủy điện sơn la bằng công nghệ viễn thám và GIS (Trang 37)