Đối với nhàn ước và chính quyền địa phương

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sản xuất mô hình trang trai chăn nuôi lợn nái gia công cho công ty C.P tại thị trấn Sông Cầu, Đồng Hỷ, Thái nguyên. (Trang 76)

Cần có sự can thiệp của Nhà nước trong việc ổn định giá đầu vào trong quá trình chăn nuôi lợn. Nhà Nước nên khuyến khích hỗ trợ các doanh nghiệp chế biến thức ăn gia súc nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cung cấp thức ăn cho lợn với giá cả hợp lý đủ tiêu chuẩn.

Bộ NN&PTNT có kế hoạch xây dựng hình thành vùng nguyên liệu đáp ứng nhu cầu cho sản xuất thức ăn chăn nuôi như: bắp, đậu nành. Nghiên cứu sử dụng giống mới có năng suất cao và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong gieo trồng để tăng năng suất, giảm bớt nhập khẩu nguyên liệu.

Tập huấn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi theo giai đoạn sinh trưởng, phối tổ hợp khẩu phần thức ăn hợp lý, nhằm nâng cao tỷ lệ tiêu hoá, khả năng sử dụng thức ăn. Áp dụng kỹ thuật trong bảo quản, chế biến và sử dụng nguồn thức ăn thô xanh từ phụ phẩm ngành công nghiệp, trồng trọt như: rơm, rạ, bã mía, bánh tráng vụn, hèm bia.

Nhà nước có chính sách khuyến khích các nhà đầu tư xây dựng cầu, cảng, hệ thống vận chuyển, nhà kho mang tính chuyên dụng hay mở sàn giao dịch về thức ăn chăn nuôi qua mạng để cập nhật thông tin về giá nguyên liệu cũng như thành phần thức ăn chăn nuôi của các hãng, các cơ sở sản xuất. Ngoài ra các cơ quan chức năng cần chủ động và tăng cường kiểm soát chất lượng các loại cám cũng như quản lý để kiểm soát được giá và chất lượng nguồn nguyên liệu cho chăn nuôi.

Tăng cường việc hình thành, liên kết các trang trại, nhà chăn nuôi trong việc mua nguyên liệu nhằm làm giảm giá làm hạ giá thành, giải quyết các vấn đề về vốn, chi phí vận chuyển.

68

Các tổ chức tín dụng ở địa phương như: ngân hàng NN- PTNT, ngân hàng chính sách huyện Đồng Hỷ tạo điều kiện thuận lợi cho việc vay vốn đối với phát triển kinh tế trang trại như: thành lập qũy cho vay kinh tế trang trại tự huy động các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân, quy định lãi suất và thời hạn cho vay hợp lý, cần phát triển hình thức cho vay tín chấp, mức vốn vay nhiều hơn so với quy định hiện nay của ngân hàng. Phối hợp với các chương trình, dự án khuyến nông, nguồn vốn giải quyết việc làm để cho vay phát triển kinh tế trang trại. Các tổ chức chính trị xã hội (hội nông dân, hội phụ nữ…) bố trí một phần kinh phí từ các nguồn vốn cho vay để phát triển theo mô hình trang trại.

Xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, điện, thủy lợi… ở các vùng quy hoạch kinh tế trang trại, chế biến sản phẩm nông nghiệp, để khuyến khích các hộ gia đình, cá nhân phát triển trang trại sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp.

Lập dự án giới thiệu tiềm năng và cơ hội hợp tác đầu tư, nhất là công nghiệp chế biến thức ăn gia súc, chế biến nông sản. Tăng cường đầu tư xây dựng các mô hình kinh tế trang trại và nhân diện rộng.

69

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sản xuất mô hình trang trai chăn nuôi lợn nái gia công cho công ty C.P tại thị trấn Sông Cầu, Đồng Hỷ, Thái nguyên. (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)