Chi phí sản xuất của trang trại chăn nuôi lợn nái gia công giai đoạn

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sản xuất mô hình trang trai chăn nuôi lợn nái gia công cho công ty C.P tại thị trấn Sông Cầu, Đồng Hỷ, Thái nguyên. (Trang 53 - 59)

4. Bố cục

3.5.1. Chi phí sản xuất của trang trại chăn nuôi lợn nái gia công giai đoạn

Để phân tích hiệu quả mô hình chăn nuôi lợn nái sinh sản gia công của trang trại, đề tài chọn hướng phân tích dựa trên sự tổng hợp chi phí, doanh thu bình quân của trang trại trong 1 năm và tiến hành xử lý số liệu bằng chương trình Excel để đưa ra các khoản mục chi phí bình quân ứng với các khoản mục chi phí của trang trại qua các năm. Qua đó, trên cơ sở tính toán các khoản lợi nhuận của từng năm, đồng thời đánh giá sự biến động của trang trại qua các năm để từ đó cho thấy được tính hiệu quả của từng năm nhưng cũng có thể thấy được xu hướng biến động của các khoản chi phí, doanh thu và lợi nhuận qua các năm.

Điểm chú ý của trang trại là trang trại chăn nuôi lơn nái sinh sản gia công nên con giống, thức ăn, thuốc thú y và tiền lương cho 2 bác sĩ thú y được công ty C.P đầu tư. Vì vậy, hoạt động chăn nuôi của trang trại chỉ tốn khoảng chi phí cho công lao động, chi phí đầu tư xây dựng chuồng trại và tài sản cố định khác, chi phí điện nước và một số khoản chi phí khác.

Chi phí là khoản mục quan trọng để đo lường hiệu quả của mô hình chăn nuôi, chi phí càng thấp chứng tỏ người nuôi có phương pháp chăn nuôi hiệu quả.

Để đánh giá tính hiệu quả sản xuất trong chăn nuôi đòi hỏi cần xác định và phân tích từng khoản mục chi phí điều này giúp người chăn nuôi kết hợp các nguồn đầu vào trong quá trình sản xuất có hiệu quả. Chi phí trong chăn nuôi của trang trại gồm có các khoản sau:

Thứ nhất: Chi phí bảo dưỡng, sửa chữa, thay mới máy móc, thiết bị

Các khoảng chi phí này bao gồm chi phí các khoảng thay mới, bảo dưỡng, sửa chữa, thay mới quạt, ống nước, bóng sưởi…

Bảng 3.4. Chi phí bảo dường, sửa chữa, thay mới máy móc giai đoạn 2010 -2013 ĐVT: 1000đ Năm Chi phí bảo dưỡng, sửa chữa, thay mới Tổng chi phí chăn nuôi lợn Tỷ trọng (%) Năm 2010 70.000 1.639.380 4,27 Năm 2011 79.000 1.821.100 4,34 Năm 2012 85.000 2.093.070 4,06 Năm 2013 102.000 2.408.860 4,23 Nguồn: Bộ phận kế toán

Nhìn vào bảng số liệu 3.4. ta thấy chi phí bảo dưỡng, sửa chữa, thay mới của trang trại chỉ chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ so với tổng chi phí chăn nuôi heo. Cụ thể năm 2010 chỉ chiến 4,27%, năm 2011 chỉ chiếm 4,34%; năm 2012 chiếm khoản 4,06% và năm 2013 chiếm khoảng 4,23%. Hơn nữa nhìn vào bảng số liệu ta thấy chi phí này cũng có nhiều biến động qua các năm, năm 2011 chi phí này cao nhất, do năm 2011 mua mới tăng cường các loại máy như máy bơm sửa chữa máy phát điện đầu tư mua mới bóng đèn sưởi với độ bền tốt hơn, thay các công tắc tụ điện nhằm giảm thiểu điện năng do bão giá nên giá vật tư bị đội lên nhiều. Nhưng những năm sau trang trại chỉ phải bảo dưỡng và thay thế một số vật dụng với giá cả thấp vì vậy chi phí những năm sau giảm đáng kể.

Thứ 2: Chi phí khấu hao tài sản cố định khác

Chi phí khấu hao tài sản cố định phần lớn là chi phí khấu hao nhà kho, nhà nghỉ cho nhân viên và phòng làm việc, tường rào bao quanh trang trại, đường đi trong khuôn viên trang trại. Phương pháp tính khấu hao tài sản cố định mà trang trại áp dụng là chi phí khấu hao theo đường thẳng, với tuổi thọ trung bình của công trình theo thiết kế là 15 năm.

Đối với các tài sản cố định đã qua sử dụng thì tiếp tục tính khấu hao đến khi hết. Đối với tài sản cố định mới bổ sung thì áp dụng phương pháp khẩu hao theo đường thẳng. Vì vậy giá trị khấu hao qua các năm không giống nhau.

Bảng 3.5. Bảng chi phí khấu hao tài sản cốđịnh khác giai đoạn 2010-2013 ĐVT: 1000đ Năm Chi phí khấu hao TSCĐ Tổng chi phí chăn nuôi lợn Tỷ trọng (%) Năm 2010 255.000 1.639.380 15,55 Năm 2011 275.000 1.821.100 15,10 Năm 2012 289.000 2.093.070 13,81 Năm 2013 356.800 2.408.860 14,81 Nguồn: Bộ phận kế toán

Nhìn vào bảng 3.5. ta thấy, chi phí khấu hao tài sản cố định khác trong toàn trang trại cũng chiếm tỷ lệ tương đối lớn trong tổng chi phí chăn nuôi lợn của trang trại. Cụ thể, năm 2010 chi phí này chiếm khoảng 15,55%; năm 2011 chiếm khoảng 15,1%; năm 2012 chiếm khoảng 13,81% và năm 2013 chiếm khoảng 14,81%. Với những khoản chi phí này được trang trại tiến hành khấu hao nhanh nên qua các năm các khoản chi phí có xu hướng giảm.

Thứ 3: Chi phí nhân công

Bảng 3.6. Chi phí nhân công của trang trại giai đoạn 2010 – 2013 ĐVT: 1000đ Năm Chi phí nhân công Tổng chi phí chăn nuôi lợn Tỷ trọng (%) Năm 2010 751.000 1.639.380 45,81 Năm 2011 823.000 1.821.100 45,19 Năm 2012 986.500 2.093.070 47,13 Năm 2013 1.126.590 2.408.860 46,77 Nguồn: Bộ phận kế toán

Nhìn vào bảng số liệu 3.6 chúng ta thấy rằng, chi phí nhân công là khoảng chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí toàn trang trại. Cụ thể trong năm 2010 chi phí này chiếm khoảng 45,81% ; năm 2011 chiếm khoảng 45,19%; năm 2012 chiếm khoảng 47,13% và năm 2013 chiếm khoảng 46,77%. Nhìn vào bảng số liệu ta thấy chi phí cho lao động năm 2012 lại cao nhất so với các năm còn lại, nguyên nhân bởi vì các khoảng chi phí khác trong năm 2012 tăng ít làm chi tỷ trọng chi phí nhân công năm này giảm.

Thứ 4: Chi phí điện nước

Bảng 3.7. Chi phí điện nước của trang trại giai đoạn 2010 – 2013

ĐVT: 1000đ Năm Chi phí điện nước Tổng chi phí chăn nuôi lợn Tỷ trọng (%) Năm 2010 546.400 1.639.380 33,33 Năm 2011 620.100 1.821.100 34,05 Năm 2012 706.000 2.093.070 33,73 Năm 2013 795.720 2.408.860 33,03 Nguồn: Bộ phận kế toán

Nhìn vào bảng số liệu 3.7. ta thấy, chi phí điện nước chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng chi phí toàn trang trại, sau chi phí cho thuê nhân công. Bởi vì chăn nuôi lợn theo kiểu công nghiệp này đòi hỏi khắc khe về vệ sinh cho lợn, cũng như điều kiện nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng chuồng nuôi. Nên chi phí này chiếm tỷ trọng lớn trong các khoảng chi phí. Năm 2010 chỉ chiếm 33,33%, năm 2011 chỉ chiếm 34,05%; năm 2012 chiếm khoảng 33.73% và năm 2013 chiếm khoảng 33,03%. Chi phí điện, nước cũng là khoảng chi phí chiếm tỷ lệ đáng kể trong tổng chi phí chăn nuôi của trang trại. Do mô hình chăn nuôi công nghiệp đòi hỏi lượng nước rất lớn cho việc tắm lợn. Hơn nữa hệ thống điện cần được thắp sáng thường xuyên để sưởi ấm mùa đông và quạt mát mùa hè. Hơn nữa, việc bơm tắm và rửa chuồng cũng chiếm một khoảng rất lớn trong các khoảng chi phí dùng điện. Nhưng nhìn vào bảng chi phí trên ta thấy khoảng chi phí này có xu hướng tăng qua các năm, nguyên nhân chính vẫn là do nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất của trang trại cộng với giá điện này càng tăng nhanh nên là cho khoảng chi phí này có xu hướng tăng lên qua các năm.

Trên đây chỉ là những phân tích về các khoảng chi phí qua các năm, tuy nhiên để thấy được sự biến động chi phí qua các năm ta phân tích bảng số liệu 3.8. như sau:

Thứ nhất: Giai đoạn 2011-2010

Trong giai đoạn này ta cũng thấy rằng, chi phí năm 2011 tăng so với năm 2010 một lượng là 181,720 triệu đồng, tăng tương ứng là 11,08%. Trong đó các khoảng chi phí bên trong đều có xu hướng tăng qua các năm.

Trong đó, chi phí bảo dưỡng và thay thế máy móc (bóng đèn máy bơm hệ thống ống nước máng thức ăn…) có tốc độ tăng tương đối cao khoảng

18,67 % với mức tăng giá trị tuyệt đối chỉ khoảng 14 triệu đồng, do có sự đầu tư xây thêm chuống mới. Chi phí điện nước cũng tăng đáng kể năm 2011 cao hơn năm 2010 với khoảng chênh lệch qua hai năm là 73,7 triệu đồng, tương ứng với tốc độ tăng 13,49%. Chi phí nhân công có tốc độ tăng cũng tương đối lớn với mức tăng tuyệt đối là 72 triệu đồng tương ứng với 9,59%. Chi phí khấu hao TSCĐ khác cũng tăng mạnh, tương ứng với tốc độ tăng 7,84%, tương tường với mức chênh lệch 2 năm là 20 triệu đồng.

Thứ 2: Giai đoạn 2012-2011

Trong giai đoạn này, tổng chi phí năm 2012 tăng so với năm 2011 là 271,970 triệu đồng tương ứng tăng với tốc độ 14,93%. Trong đó các chi phí thành phần tăng lần lược như sau: Chi phí thuê nhân công có tốc độ tăng lớn nhất với 19,87%, tương ứng với giá trị tăng tuyệt đối là 163,5 triệu đồng. Chi phí khác cũng tăng đáng kể, với tốc độ tăng 18,36%. Chi phí khác này bao gồm tiền hỗ trợ cho công nhân, văn phòng phẩm, thưởng trong các đợt bán lợn xong…Chi phí điện nước cũng có tốc độ tăng mạnh, với 13,85% tương ứng với mức tăng tuyệt đối là 85,9 triệu đồng. Chi phí khấu hao TSCĐ và chi phí bả dưỡng thay thế máy móc chuồng trại tăng tương ứng là 6,74% và 5,09%. Chủ yếu trong năm này chi phí cho xây dựng những hạn mục nhỏ như xây dựng bổ sung một số công trình phụ hoặc tu sửa một số nơi trong trang trại.

Thứ 3: Giai đoạn 2013 -2012

Trong giai đoạn này ta thấy, cũng giống như các năm trước, các khoảng chi phí này cũng có xu hướng tăng. Trong giai đoạn này, năm 2013 có tốc độ tăng tổng chi phí cao hơn năm 2012 là 15,09% tương ứng với mức tăng tuyệt đối là 315,790 triệu đồng. Trong đó, Chi phí khấu hao chuồng trại có mức độ tăng lớn nhất là 23,46%, chi phí bảo dưỡng thay thế máy móc có tốc độ tăng khá là 17,89%, nguyên nhân do các hệ thống điện máy móc may bơm bong đèn đui đèn hệ thống ống dẫn phun sương đã xuống cấp theo thời gian và do lượng sự dụng là thường xuyên. Chi phí thuê nhân công cũng có tốc độ tăng đáng kể với mức tăng tuyệt đối là 140,09 triệu đồng, tương ứng với mức tăng 14,2%. Chi phí điện nước tăng 89,720 triệu đồng so với năm 2012, tức là tăng khoảng 12,71%, nguyên nhân làm cho khoảng chi phí này tăng nhiều là do quy mô đàn lợn tăng, cộng với thời tiết quá lạnh vào mùa đông và quá nắng vào mùa hè nên cần nhiều điện để sưởi ấm và quạt mát.

Bảng 3.8. Bảng phân tích biến động chi phí của trang trại giai đoạn 2010 -2013 TT Các khoản chi phí Năm 2010 (1000đ) Năm 2011 (1000đ) Năm 2012 (1000đ) Năm 2013 (1000đ) So sánh 2011/2010 2012/2011 2013/2012 Giá trị +/- (1000đ) Tốc độ tăng trưởng (%) Giá trị +/- (1000đ) Tốc độ tăng trưởng (%) Giá trị +/- (1000đ) Tốc độ tăng trưởng (%)

1 Chi phí bảo dưỡng thay

thế máy móc 75.000 89.000 95.000 112.000 14.000 18,67 6.000 6,74 17.000 17,89 2 Khấu hao TSCĐ khác 255.000 275.000 289.000 356.800 20.000 7,84 14.000 5,09 67.800 23,46 3 Chi phí thuê nhân công 751.000 823.000 986.500 1.126.590 72.000 9,59 163.500 19,87 140.090 14,20 4 Chi phí điện nước 546.400 620.100 706.000 795.720 73.700 13,49 85.900 13,85 89.720 12,71

5 Chi phí khác 11.980 14.000 16.570 17.750 2.020 16,86 2.570 18,36 1.180 7,12

Tổng 1.639.380 1.821.100 2.093.070 2.408.860 181.720 11,08 271.970 14,93 315.790 15,09 Nguồn: Bộ phận kế toán

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sản xuất mô hình trang trai chăn nuôi lợn nái gia công cho công ty C.P tại thị trấn Sông Cầu, Đồng Hỷ, Thái nguyên. (Trang 53 - 59)