Đặc điểm chung trang trại chăn nuôi của công ty CP

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sản xuất mô hình trang trai chăn nuôi lợn nái gia công cho công ty C.P tại thị trấn Sông Cầu, Đồng Hỷ, Thái nguyên. (Trang 42 - 44)

4. Bố cục

3.2.1. Đặc điểm chung trang trại chăn nuôi của công ty CP

hợp tác giữa doanh nghiệp và người chăn nuôi để phát triển chăn nuôi công nghiệp trong nông thôn, nhằm sản xuất sản phẩm chăn nuôi có chất lượng cao, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, giá thành thấp và năng suất chăn nuôi cao.

Hiện nay chăn nuôi lợn công nghiệp theo hướng trang trại chỉ mới đáp ứng được 15% sản lượng thịt lợn cả nước, trong đó 60% cung cấp cho thị trường các TP lớn trong nước như TPHCM và Hà Nội. Để tiến nhanh tới một nền chăn nuôi lợn công nghiệp chiếm 50%-60% tổng sản phẩm chăn nuôi lợn và có thể đáp ứng 80%-90% lượng thịt lợn cho các TP lớn là từ trang trại chăn nuôi công nghiệp, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, thì hình thức chăn nuôi gia công là một giải pháp được lựa chọn. Công ty C.P. Việt Nam bắt đầu phát triển hệ thống chăn nuôi lợn gia công với người chăn nuôi Việt Nam từ năm 2001, đến nay đã có trên 60.000 lợn nái các loại thuộc các cấp giống khác nhau như GGP (giống cụ kỵ), GP (giống ông bà) và PS (giống bố mẹ), hằng năm cung cấp hàng triệu lợn con giống cho thị trường.

Công ty C.P. Việt Nam đang tiếp tục mở rộng hệ thống chăn nuôi lợn gia công với hộ nông dân trên địa bàn toàn quốc. Để thực hiện chăn nuôi gia công, hộ nông dân cần có diện tích đất phù hợp với quy mô chăn nuôi, ở khu vực an toàn dịch bệnh, xa khu dân cư và các trại chăn nuôi khác, có cơ sở hạ tầng như đường giao thông, nguồn điện và nguồn nước. Đặc biệt công ty chú trọng ưu tiên phát triển chăn nuôi gia công ở những khu vực không có lợi thế trồng trọt (như đất bạc màu, nghèo dinh dưỡng, năng suất cây trồng thấp) với mục đích nâng cao hiệu quả sử dụng phân hữu cơ từ chăn nuôi cho cây trồng để tăng năng suất cây trồng, đồng thời thúc đẩy hình thành hệ thống cây trồng - vật nuôi mới.

Để tham gia vào hệ thống chăn nuôi gia công, nông dân còn cần có vốn để xây dựng chuồng trại. Chuồng nuôi được thiết kế theo hệ thống chuồng kín chủ động kiểm soát nhiệt độ. Công ty sẽ trực tiếp hướng dẫn kỹ thuật xây dựng chuồng trại phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật, nhằm bảo đảm thích hợp với đặc tính sinh lý của mỗi loại lợn, giúp cho con vật khỏe mạnh và đạt năng suất cao nhất. Chuồng trại cũng phải bảo đảm tiện lợi cho hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng, tiết kiệm được lao động và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Trong quá trình sản xuất, hộ nuôi gia công sẽ cung cấp lao động, trang thiết bị và dụng cụ chăn nuôi. Công ty C.P. có trách nhiệm cung cấp con giống, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y và vắc-xin đến hộ gia công. Công ty chịu trách nhiệm hướng dẫn, giám sát việc thực hiện quy trình kỹ thuật, thu hồi sản phẩm và thanh toán tiền nuôi gia công theo kết quả chăn nuôi của hộ gia công.

Hệ thống chăn nuôi lợn của C.P. được tổ chức theo 2 loại hình chính là chăn nuôi lợn nái sinh sản và chăn nuôi lợn con giai đoạn sau cai sữa đến xuất chuồng. Hệ thống chăn nuôi lợn nái sinh sản có quy mô từ 600 con đến 2.400 con/trại. Hệ thống chăn nuôi lợn sau cai sữa được tổ chức với quy mô từ 1.000 con 10.000 con/trại. Định mức lao động 60 lợn nái/lao động hoặc 1.000 lợn sau cai sữa/lao động. Bằng hệ thống này, người chăn nuôi gia công có thể tham gia một trong hai loại hình chăn nuôi khác nhau (như chăn nuôi lợn nái sinh sản hoặc chăn nuôi lợn sau cai sữa) với nhiều quy mô khác nhau tùy thuộc vào khả năng đầu tư. Trại nuôi gia công có thể là của một hộ hoặc của nhiều hộ dưới hình thức góp vốn cổ phần. Hệ thống chăn nuôi này còn được gọi là hệ thống 2 điểm (Two-site production system).

Hệ thống chăn nuôi 2 điểm có nhiều ưu thế như cắt đứt véc-tơ truyền bệnh giữa các giai đoạn sản xuất của lợn, giảm thiểu rủi ro trong chăn nuôi, sử dụng tốt nguồn lao động nông nhàn tại chỗ, kết hợp tốt phát triển hệ thống cây trồng vật nuôi trong phát triển nông nghiệp bền vững. Sau một thời gian hợp tác chăn nuôi gia công, người chăn nuôi có thể tiếp thu được kinh nghiệm và kỹ thuật thông qua việc hướng dẫn và chuyển giao từ đội ngũ kỹ sư, bác sĩ thú y của công ty và do vậy họ có thể tự đứng ra sản suất kinh doanh độc lập.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sản xuất mô hình trang trai chăn nuôi lợn nái gia công cho công ty C.P tại thị trấn Sông Cầu, Đồng Hỷ, Thái nguyên. (Trang 42 - 44)