Hệ thống đánh lửa bằng điện tử điệndung

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH SỬA CHỮA VÀ BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG ĐÁNH LỬA (Trang 29)

III. Tháo lắp và bảo dỡng:

Hệ thống đánh lửa bằng điện tử điệndung

Mã bài: HAR 01.27.04

Giới thiệu :

Sửa chữa và bảo dỡng hệ thống đánh lửa bằng điện tử điện dung là bài học nhằm cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về nhiệm vụ, phân loại và cấu tạo chung của hệ thống đánh lửa bằng điện tử điện dung. Ngoài ra, bài học này còn rèn luyện kỹ năng kỹ xảo trong thực hành nghề sửa chữa hệ thống đánh lửa bằng điện tử điện dung của động cơ nói riêng và sửa chữa hệ thống điện ô tô nói chung.

Mục tiêu thực hiện:

Học xong bài này học viên có khả năng:

1. Phát biểu đúng yêu cầu, nhiệm vụ của hệ thống đánh lửa bằng điện tử điện dung. 2. Giải thích cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của hệ thống đánh lửa bằng điện tử điện dung.

3. Tháo lắp, nhận dạng và kiểm tra, bảo dỡng bên ngoài các bộ phận của hệ thống đánh lửa bằng điện tử điện dung đúng yêu cầu kỹ thuật.

Nội dung chính:

I. Nhiệm vụ, yêu cầu của hệ thống đánh lửa bằng điện tử điện dung.

1. Nhiệm vụ. 2. Yêu cầu.

II. Sơ đồ cấu tạo và hoạt động của hệ thống đánh lửa bằng điện tử điện dung.

1. Sơ đồ cấu tạo.

2. Nguyên tắc hoạt động.

III. Bảo dỡng bên ngoài hệ thống đánh lửa bằng điện tử điện dung.

1. Quy trình tháo các bộ phận ra khỏi động cơ. 2. Bảo dỡng các chi tiết chính.

3. Sửa chữa các chi tiết chính

4. Quy trình lắp các bộ phận lên động cơ.

nghe thuyết trình trên lớp có thảo luận nhóm

I. Nhiệm vụ, yêu cầu của hệ thống đánh lửa bằng điện tử điện dung

1. Nhiệm vụ

Hệ thống đánh lửa có nhiệm vụ biến dòng điện có hiệu điện thế thấp từ 6-12V thành dòng điện có hiệu điện thế cao từ 20-30kV cung cấp cho bu gi để tạo ra tia lửa điện đốt cháy hoà khí trong xi lanh động cơ.

2. Yêu cầu

- Hiệu điện thế và năng lợng đánh lửa phải đủ lớn.

- Thời điểm đánh lửa phải đúng theo từng chế độ công tác của động cơ.

- Có độ bền và hiệu suất cao. - Giá thành thấp.

II. Sơ đồ cấu tạo và hoạt động của hệ thống đánh lửa bằng điện tử điện dung:

1. Sơ đồ cấu tạo

Hệ thống đánh lửa bằng điện tử điện dung gồm có các thành phần chính là cuộn dây điện từ 1, nam châm vĩnh cữu 2, cuộn kích 3, khối điện tử điện dung (CDI) 4, bô bin cao áp 5, bugi 6 và khoá điện tắt máy 7. Sơ đồ cấu tạo nh ở hình vẽ 20:

Hình 20: Sơ đồ cấu tạo của hệ thống đánh lửa bằng điện tử điện dung.

2. Nguyên tắc hoạt động

Để dễ tìm hiểu nguyên tắc hoạt động của hệ thống đánh lửa bằng điện tử điện dung ta sử dụng sơ đồ nguyên lý nh ở hình 21.

Khi hoạt động, khoá điện 12 mở ra (bật ON), động cơ quay sẽ kéo nam châm vĩnh cữu 2 quay tạo ra một suất điện động cảm ứng trên cuộn dây điện từ 1 khoảng 200V. Nguồn điện này sẽ đi qua điốt 6, qua tụ điện 7, qua cuộn dây sơ cấp 9 (W1) của bô bin cao áp và ra mass. Tuy nhiên trong giai đoạn này, do dòng điện tăng chậm nên suất điện động sinh ra trên bô bin cao áp cha đủ lớn để tạo ra tia lửa điện trên bugi mà chỉ có tác dụng nạp điện cho tụ điện 7 (hình 22).

Hình 21: Sơ đồ nguyên lý của hệ thống đánh lửa bằng điện tử điện dung.

1 2 4 3 5 6 7 CDI

1. Cuộn dây điện từ; 2. Nam châm; 3. Cuộn kích; 4. Bộ điện tử điện dung (CDI);5. SCR; 6. Điốt nạp điện; 7. Tụ điện; 8. Điốt tắt máy; 9. Cuộn dây sơ cấp (W1); 5. SCR; 6. Điốt nạp điện; 7. Tụ điện; 8. Điốt tắt máy; 9. Cuộn dây sơ cấp (W1);

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH SỬA CHỮA VÀ BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG ĐÁNH LỬA (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w