Sử dụng quĩ BHXH nhàn rỗi.

Một phần của tài liệu Thực trạng chế độ bảo hiểm hưu trí tại BHXH Việt Nam (Trang 39 - 46)

3. Quản lý quỹ hưu trí

3.2.Sử dụng quĩ BHXH nhàn rỗi.

BHXH Việt Nam vẫn chưa tách riêng quĩ cho từng chế độ. Tuy nhiên, phần chi trả cho chế độ hưu trí luôn chiếm phần chủ yếu. Do đó, có thể nói quĩ BHXH cũng là quĩ của chế độ hưu trí. Sau khi thực hiện chi trả cho các chế độ, quĩ sẽ còn dư một phần gọi là phần nhàn rỗi. Phần dư này được sử dụng vào các mục đích sinh lời góp phần làm tăng trưởng quĩ.

Trong thời kỳ bao cấp, quĩ BHXH không có phần nhàn rỗi vì quĩ này thuộc NSNN. Chỉ sau khi đổi mới chính sách BHXH, quĩ này được quản lý một cách độc lập và sử dụng nguồn tài chính cho các hoạt động vì mục tiêu BHXH. Ngoài việc chi trả cho các chế độ, quĩ BHXH tạm thời nhàn rỗi được sử dụng theo các mục đích sinh lời. Ta có thể thấy được hoạt động này qua bảng số liệu sau:

Bảng số 12 : Đầu tư quĩ nhàn rỗi năm 2001

STT Đầu tư vào Số tiền (triệu)

1 Cho NSNN vay 2500000

2 Gửi quĩ hỗ trợ phát triển 7700000

3 Mua công trái 700000

4 Gửi ngân hàng 9150000

5 Mua trái phiếu 450

Tổng 20050450

( Nguồn : BHXH Việt Nam )

Tính đến 31/12/2001, số lãi thu được là 990.396 triệu đồng. Tuy số lãi này vẫn là con số khiêm dụng hợp lý và có hiểu quả. Hơn thế nữa 4% trong tổng thu này sẽ được chi cho quản lý, đây là nguồn động viên rất lớn cho đội ngũ cán bộ làm công tác BHXH.

3.3. Quan hệ thu_chi trong quĩ hưu trí.

ở Việt Nam hiện nay đang áp dụng phương thức bảo hiểm hưu trí theo mô hình PAYGO là chủ yếu đối với người về hưu. Tuy nhiên qua các số liệu thống kê sau thấy rõ quan hệ thu_chi trong quĩ hưu trí mất cân đối.

- Tổng số đóng BHXH hàng năm 1% GDP - Thu cho quĩ hưu trí 0,75% GDP

- Chi trả cho các chế độ BHXH nói chung 1,5% GDP - Chi trả cho chế độ hưu trí 1,2% GDP

Tuy nhiên, qua sự đổi mới BHXH thì đối tượng tham gia được mở rộng và hiện nay với mô hình dân số trẻ trên 85% lực lượng lao động chưa thàm gia BHXH, thì tương lai con số này sẽ làm tăng quĩ BHXH lên rất nhiều. Mặt khác chế độ BHXH cũ giới hạn chế độ hưu trí trong khu vực Nhà nước nên hiện tại cũng như trong tương lai gần số lượng hưởng hưu sẽ tăng không nhiều. Tuy vậy, trong tương lai xu hướng thu sẽ không đủ chi do mức sống dân cư ngày càng tăng, tuổi thọ trung bình sẽ cao, dân số trẻ bước vào tuổi lao động giảm đi một cách tương đối, do đó mức hưởng sẽ tăng nhanh hơn so với mức đóng.

Theo như tính toán của BHXH Việt Nam, vói mức thu BHXH 20% và chi cho 5 chế độ ( kể cả dưỡng sức ) chưa tính đến hỗ trợ NSNN, tỉ lệ tăng trưởng 5% năm, tỉ lệ tăng lương tối thiểu 2002-2005 : 14,8% ; 2006-2015 tăng 5,6% và từ 2016 tăng 2%/ năm thì đến năm 2018 số thu cân bằng số chi và quĩ hết dự trữ năm 2030, có nghĩa là từ năm 2031 quĩ sẽ bị âm. Còn nếu tính đến tất cả các yếu tố trên cùng với hỗ trợ từ NSNN thì đến năm 2018 số thu bằng số chi, quĩ hết dự trữ năm 2033, từ năm 2034 quĩ sẽ âm điều này sẽ gây ảnh hưởng xấu cho xã hội.

Cũng theo tính toán như trên, nếu cứ duy trì phương pháp tạo và sử dụng quĩ như hiện nay thì tỉ lệ thu cho chế độ hưu trí phải đạt mức 32% so với tiền lương thì mới đảm bảo cân đối thu_chi.

Quĩ BHXH là “xương sống” của hệ thống BHXH nên sự tồn tại và phát triển của quĩ là sự sống còn của sự nghiệp BHXH. Vì vậy BHXH Việt Nam cần có biện pháp để cân bằng thu_chi trong thời gian tới.

4 . Bộ mày quản lý chế độ hưu trí.

Hiện nay, chế độ hưu trí được xem như tất cả các chế độ khác về mặt quản lý cũng như phương diện quản lý. Như vậy, tất cả các khâu như thu_chi, quản lý quĩ và các đối tượng tham gia được quản lý chung các qui định pháp lý là như nhau cho mọi chế độ.

Do chế độ hưu trí chưa có bộ máy tổ chức riêng nên đến nay chưa hạch toán riêng được hiệu quả của chế độ này. Mặt khác, việc thực hiện cũng giảm đi phần hấp dẫn vì đa số người lao động chỉ muốn tham gia chế độ hưu trí lại phải tham gia tất cả các chế độ. Đây là điều hạn chế đặc biệt trong loại hình tự nguyện.

III . Một vài nét về thực trạng đời sống của người nghỉ hưu qua việc thực

hiện chế độ, chính sách BHXH đối với người về hưu.

Thực trạng đời sống của người về hưu sẽ là bức tranh sinh động phân tích, phản ánh đúng đắn tính thực tiễn của các chính sách, chế độ của Nhà nước đối với người nghỉ hưu. Đánh giá đúng thực trạng đời sống của người nghỉ hưu sẽ là một trong những cơ sở để hoàn thiện chế độ, chính sách đối với người nghỉ hưu ở nước ta.

Khi còn công tác, nền kinh tế chưa phát triển chính sách tiền lại chưa hợp lý nên tiền lương của người lao động còn thấp. Nói chung người lao động không có tích luỹ khi tại chức, về nghỉ hưu lương hưu thấp, người nghỉ hưu phải tham gia các hoạt động kinh tế để tăng thu nhập cho bản thân và gia đình. Tuy nhiên, trong điều kiện kinh tế thị trường với thực trạng tuổi tác và sức khoẻ, thu nhập ngoài lương hưu của người nghỉ hưu là không đáng kể. Trong tổng thu nhập, hưu vẫn chiếm tỉ trọng lớn.

Với thu nhập còn hạn chế nên các gia đình người nghỉ hưu chỉ tập trung chi cho các khoản cơ bản nhất như chi cho ăn chiếm 60% ( cao nhất là vùng

miền núi và trung du phía Bắc 75,09% và thấp nhất là vùng đồng bằng sông Cửu long 53,33% ). Các khoản chi khác như chi cho văn hoá, may mặc, y tế là rất thấp.

Cơ cấu chi tiêu của người nghỉ hưu phản ánh một mức sống thấp mặc dù thu nhập chưa cao nhưng người nghỉ hưu vẫn giữ vai trò quyết định trong gia đình, bản thân họ vẫn còn nuôi dương 1,05 người, do đó người nghỉ hưu phải tằn tiện các khoản chi cho cá nhân mình. Mỗi tháng chênh lệch giữa thu và chi của cá nhân người nghỉ hưu vùng Bắc Trung Bộ là 149140 đồng và vùng duyên hải miền Trung là 171460 đồng. Khoản chênh lệch này không có nghĩa người nghỉ hưu có sự dư dật mà họ phải dành ra để trang trải cho nhu cầu của gia đình và để dự phòng khi có những chi tiêu đột xuất trong cuộc sống.

Chi tiêu và cơ cấu chi tiêu phản ánh mức sống thấp, tuy nhiên trong tình hình kinh tế của đa số hộ gia đình nhất là ở nông thôn còn nghèo nên khi tự đánh giá về mức sống gia đình nói chung, các gia đình nghỉ hưu vẫn có mức sống tương đối và khá hơn các gia đình ở địa phương. Theo số liệu khảo sát ở vùng Bắc Trung Bộ thì 80% người nghỉ hưu được hải cho rằng mức sống của gia đình họ đạt mức trung bình trở lên so với mức trung bình của địa phương cùng nơi cư trú, trong đó khoảng 20% có mức sống khá hơn, chỉ có khoảng 20% gia đình người nghỉ hưu có mức sống thấp vì những gia đình này có hoàn cảnh đặc biệt như đông người, không có việc làm, ốm đau hoặc phải nuôi con ăn học... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cũng như các gia đình khác, có rất nhiều người nghỉ hưu và gia đình họ gặp phải những khó khăn trong cuộc sống, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay đã xoá bỏ bao cấp, giá cả hàng hoá dịch vụ đều tăng lên, các chi phí cho y tế, văn hoá, giáo dục rất cao. Người nghỉ hưu không những phải lo cho bản thân mà còn phải có trách nhiệm với gia đình trên cơ sở thu nhập mà chủ yếu là lương hưu. Vì vậy, thu nhập thấp vẫn là khó khăn chủ yếu nhất của người nghỉ hưu. Tiếp đó là khó khăn về sức khoẻ và gánh nặng gia đình, một bộ phận khi về hưu gặp môi trường sống thay đổi đã cảm thấy khó hoà nhập với cuộc sống

hiện tại và cảm thấy đời sống tinh thần quá nghèo nàn và đây cũng là khó khăn của người nghỉ hưu.

Từ những khó khăn trên, nguyện vọng chủ yếu của người nghỉ hưu là mong muốn tăng thu nhập, ổn định cuộc sống, tỷ lệ những người có nguyện vọng này ở Bắc Trung Bộ là 73,1% và duyên hải miền Trung là 71,9%. Tiếp đó là nguyện vọng được khám chữa bện hợp lý khoảng 20% và các nguyện vọng muốn có những sinh hoạt bổ ích cho người nghỉ hưu.

Với những khó khăn như vậy, người nghỉ hưu mong muốn đời sống ổn định và được chăm sóc sức khỏe hợp lý, đồng thời có chính sách cải thiện đời sống tinh thần của họ.

IV . Những đánh giá về thuận lợi và khó khăn cho sự phát triển của chế độ bảo hiểm hưu trí.

1. Thuận lợi

Quá trình đổi mới về kinh tế nói chung và những phát triển trong những năm gần đây đang tạo cho ngành BHXH và chế độ hưu trí những thuận lợi, lợi thế cơ bản. Điều này có thể thấy như sau:

- Nền kinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu và khả năng tham gia vào BHXH ngày càng tăng. Cộng với đó, nhận thức về BHXH nói chung và nhất là chế độ hưu trí đang có những thay đổi căn bản và đúng hướng, đúng bản chất hơn. Từ đó, chế độ hưu trí có điều kiện để mở rộng phạm vi hoạt động, mở rộng đối tượng tham gia va có nhiều điều kiện để phát triển hơn.

- Chế độ hưu trí ngày càng thể hiện được tính ưu việt của nó, nên ngày càng thu hút được sự quan tâm của mọi tầng lớp, các tổ chức và cá nhân trong xã hội. Vì thế, nếu tổ chức có thể thu hút được nhiều sự giúp đỡ quan tâm cho sự phát triển chế độ trong tương lai. Bảo hiểm hưu trí mang tính xã hội rất cao vì thế nó được sự bảo trợ rất lớn của Nhà nươc, đây là một lợi thế rất lớn so với các lĩnh vực hoạt động cũng như các loại hình bảo hiểm khác trong xã hội.

- Trong giai đoạn mở cửa và hội nhập hiện nay, giúp cho BHXH mở rộng được các quan hệ hợp tác, góp phần làm cho BHXH Việt Nam nhanh chóng tìm được các phương thức và chiến lược hoạt động thích hợp hơn, tránh được các sai lầm mà nhiều nước đã gặp phải..

- Bộ máy và tổ chức hoạt động BHXH từng bước hoàn thiện theo hướng tập trung, độc lập và thống nhất trên phạm vi toàn quốc. Trong BHXH đã hình thành được hai lĩnh vực tách biệt đó là quản lý Nhà Nước về BHXH và hoạt động nghiệp vụ của sự nghiệp BHXH. Đây là một tiền đề quan trọng để chuẩn bị cho sự phát triển tương xứng với vai trò xã hội đặc biệt quan trọng của sự nghiệp này.

- Trải qua thời gian dài hoạt động, BHXH Việt Nam trong đó có cả chế độ hưu trí đã tích luỹ được những kinh nghiệm nhất định. Hệ thống các cơ quan BHXH được tổ chức từ TW đến địa phương là một trong những thuận lợi quan trọng trong quản lý hoạt động của ngành.

- Trình độ của cán bộ làm công tác BHXH ngày một tốt hơn. Trang bị và tài sản cho hoạt động của ngành được tăng cường tương đối đày đủ và hiện đại... đã làm cho năng lực của ngành ngày càng nâng lên rõ rệt.

Như vậy cố thể nói rằng cơ hội cho sự phát triển của BHXH và chế độ hưu trí ở Việt Nam là rất lớn. Cần nắm bắt tốt những cơ hội này làm cho BHXH và chế độ hưu trí phát triển tốt hơn.

2. Khó khăn.

Ngoài những thuận lợi như chúng ta vừa đề cập tới thì BHXH nói chung và chế độ hưu trí cũng gặp phải rất nhiều khó khăn. Cụ thể là :

- Bản thân chế độ hưu trí đang bị cạnh tranh khá quyết liệt của các loại hình bảo hiẻm thương mại khác có liên quan tới con người như bảo hiểm con người, bảo hiểm nhân thọ...

- Nhận thức nói chung trong xã hội về BHXH và chế độ hưu trí trong 1 bộ phận lớn lao động xã hội chưa đầy đủ. Hởu quả của cơ chế cũ làm

cho đơi sống người về hưu thấp...làm cho BHXH chưa thực sự hấp dẫn, chưa có sức lôi cuốn đông đảo các tầng lớp trong xã hội tham gia. - Hệ thống các văn bản pháp lý, các qui định trong ngành còn chưa đầy

đủ, không đồng bộ và chưa nhất quán đã làm cho quá trình thực hiện còn nhiều vướng mắc. Quan niệm và quan điểm về BHXH trong thời kỳ đổi mới còn chưa thống nhất nền định hướng cho sự phát triển của ngành chưa rõ, nhất là trong thực tế triển khai thực hiện.

- Tổ chức bộ máy, nhất là ở cấp cơ sở chưa mạnh, thiếu về số lượng người làm việc, chức năng chồng chéo, chưa đủ điều kiện trang bị cho hoạt động và cơ sở hạ tầng cho làm việc như văn phòng, phương tiện đi lại và bảo đảm an toàn cho hoạt động BHXH còn thiếu nhiều.

- Hầu hết cán bộ làm công tác BHXH đều có thời gian dài hoạt động dưới chế độ bao cấp nên vẫn còn nhiều ảnh hưởng của cơ chế cũ, chưa thật năng động, ảnh hưởng đến công tác của BHXH.

Những hạn chế thuộc về bản thân ngành BHXH và chế độ hưu trí như đề cập ở trên là một trong những nguyên nhân làm cho hoạt động của ngành vẫn chưa đạt được yêu cầu mà xã hội mong muốn, làm giảm đi tiến độ phát triển của ngành trong thời gian qua và có thể là cả trong thời gian tới.

Vì vậy, nhận thức rõ được những thách thức để phát huy hết khả năng, thế mạnh và tận dụng tốt cơ hội để vượt qua những khó khăn thách thức đó để phát triển sự nghiệp BHXH, để mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động của chế độ hưu trí là rât quan trọng.

Một phần của tài liệu Thực trạng chế độ bảo hiểm hưu trí tại BHXH Việt Nam (Trang 39 - 46)