( Nguồn: BHXH Việt Nam)
Như vậy cùng với sự chuyển nền kinh tế từ kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường với nhiều thành phần kinh tế cùng tham gia cho nên đã có sự chuyển dịch về lao động. Đặc biệt là mở rộng đối tượng tham gia BHXH ngày càng tăng, góp phần vào tăng trưởng quỹ.
Nhìn chung, BHXH Việt Nam đã đạt được những kết quả rất đáng khích lệ. Kết quả này bắt nguồn từ việc thực hiện nghiêm chỉnh đúng luật về BHXH, công tác quản lý và đôn đốc tốt hơn.
Mặc dù vậy, BHXH vẫn chưa đạt được những mục tiêu đề đưa ra, số lao động ngoài quốc doanh nhất là lao động trong doanh nghiệp tư nhân tham gia BHXH rất ít. Đó là do các nguyên nhân sau:
- Lao động trong khu vực này đại đa số thu nhập và tiền lương thấp nên nhu cầu BHXH với họ chưa phải là nhu cầu cấp bách. Mặt khác, nhận thức của họ về BHXH còn chưa cao, quy trình tham gia và hưởng BHXH lại phức tạp, mức lương thấp.. nên chế độ hưu trí theo hệ thống BHXH chưa thực sự hấp dẫn họ.
- Chủ sử dụng lao động trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh 1 phần vì mục tiêu lợi nhuận, phần chưa hiểu biết rõ về nghĩa vụ và lợi ích của việc tham gia BHXH đối với doanh nghiệp. Vì vậy, chủ doanh nghiệp tìm cách né tránh hay trì hoãn tham gia BHXH. - Ngành BHXH chưa có các biện pháp tích cực trong quản lý và đôn
đốc nguồn thu. Ngành BHXH chưa có thẩm quyền pháp lý đủ mạnh trong xử lý các trường hợp vi phạm quy định về BHXH nhất là đối với các doanh nghiệp và chủ sử dụng lao động.
- Ngành BHXH chưa sẵn sàng cho hình thức BHXH tự nguyện. Hiện nay, đối tượng tham gia BHXH đã mở rộng nhưng mới chỉ chiếm 11% lực lượng lao động. Lao động trong nông nghiệp (bao gồm cả lâm, ngư nghiệp, diêm điền, lao động tự làm ăn, lao động độc lập). Hay nói cách khác là đại đa số người lao động ở khu vực không có quan hệ lao động (chủ thợ) hoặc các doanh nghiệp có
dưới 10 lao động vẫn chưa được tham gia BHXH, mặc dù có nhiều người trong số họ có nhu cầu tham gia BHXH. Hơn nữa, nước ta gần 80% dân số sinh sốngở nông thôn nên đối tượng tham gia tiềm năng ở đây là rất lớn. Do đó, cần có chế độ hưu trí tự nguyện cho người già ở nông thôn, nhằm đảm bảo quyền lợi chung cho toàn xã hội.
1.3. Công tác quản lý thu
Trước năm 1995, vấn đề thu BHXH không phải là vấn đề quan trọng vì BHXH thời kỳ này không có quỹ BHXH, quỹ do Nhà nước đóng và Nhà nước trả. Do vậy, công tác quản lý thu rất kém và không được quan tâm. Nó chỉ là một nội dung rất nhỏ trong công tác lao động tiền lương ở các doanh nghiệp cũng như trong các cơ quan quản lý Nhà nước về lao động tiền lương như các sở Lao động-Thương binh và Xã hội, phòng Lao động-Thương binh và Xã hội và Công đoàn các cấp. Quản lý tiền thu BHXH cũng rất phân tán, thiếu chặt chẽ và khó theo dõi do sự tách biệt tương đối lớn giữa hai cơ quan quản lý đó là Tổng liên đoàn lao động Việt Nam và Bộ lao động-Thương binh và Xã hội. Thu không gắn với chi, tiền thu cho các chế độ ngắn hạn do Tổng liên đoàn lao động quản lý vẫn thừa để chi, trong khi đó quỹ BHXH do Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội quản lý lại thiếu nghiêm trọng.
Từ khi ban hành NĐ12/CP (26/1/1995) và Điều lệ về BHXH Việt Nam chính thức ra đời, hoạt động với tư cách là một ngành độc lập, quỹ BHXH tách khỏi NSNN. Thu BHXH đã được coi là vấn đề quan trọng nhất, ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của sự nghiệp này. Vì vậy, công tác thu ngày càng được chú trọng hơn. Phương thức thu nộp cũng đơn giản hơn nhờ thực hiện qua hệ thống kho bạc Nhà nước và công tác quản lý đối tượng cũng ngày càng chặt chẽ. Một trong những tiến bộ vượt bậc trong công tác thu là việc cấp sổ BHXH cho đối tượng tham gia BHXH. Điều này giúp cho việc quản lý đối tượng chặt chẽ và thuận tiện hơn, khuyến khích người lao động tham gia BHXH.