(Drug - induced pancreatitis)
Viêm tụy có thể gặp cả thể cấp hoặc mạn tính nhưng hầu hết các trường hợp do thuốc gây ra đều là cấp tính. Để chẩn đoán viêm tuỵ cấp do thuốc phải có các bằng chứng cận lâm sàng (tăng nồng độ amylase và lipase huyết thanh) và lâm sàng (đau bụng). Kết luận chắc chắn nhất có được khi dùng thuốc lặp lại gây ra viêm tuỵ tái phát (nghĩa là dấu hiệu lặp lại dương tính). Viêm tuỵ đã xảy ra trong khi sử dụng của khá nhiều loại thuốc.
Phần dưới đây liệt kê những thuốc đã có đủ bằng chứng cho thấy là nguyên nhân trực tiếp gây viêm tuỵ khi sử dụng cho bệnh nhân.
Thuốc Thông tin
Alcol Rượu là nguyên nhân hay gặp nhất của viêm tuỵ do thuốc, vượt xa số ca gây ra bởi tất cả các thuốc thuốc khác. Viêm tuỵ cấp xảy ra ở khoảng 5% người nghiện rượu và thường xuất hiện sau vài năm nghiện rượu. Điều này biểu hiện một đợt cấp của viêm tuỵ mạn.
Alpha interferon Mặc dù có ít ca được báo cáo, mối liên hệ giữa dùng thuốc và viêm tuỵ đã được khẳng định khá chắc chắn.
Alkaloid vinca Viêm tuỵ xảy ra trong khi điều trị bằng các alkaloid vinca (ví dụ vincristin) xảy ra chủ yéu ở các bệnh nhân đang dùng đồng thời nhiều thuốc, vì vậy việc xác định mối quan hệ nhân- quả rất khó. Các dữ liệu trên động vật cho thấy alkaloid vinca có thể phấ huỷ cấu trúc tuỵ một cách trầm trọng.
Asparaginase Viêm tuỵ cấp do thuốc ước tính khoảng 1-26% bệnh nhân, tỉ lệ tử vong chiếm 1,8- 4,6% trong số đó. Nhiều trong số các bệnh nhân bị viêm tuỵ khi đang điều trị bằng asparaginase ở trong tình trạng nặng và đang dùng đồng thời các thuốc hoá trị liệu khác. Asparaginase ức chế sản xuất lipase và amylase, làm cho việc chẩn đoán và đánh giá viêm tuỵ do thuốc rất khó.
Azathioprin 1/1000 < ADR < 1/100. Có rất nhiều ca viêm tuỵ do thuốc này đã được công bố, trong đó có ít nhất 11 ca có dấu hiệu lặp lại dương tính. Đa số ca xảy ra ở bệnh nhân có ghép tạng và đang điều trị bằng các thuốc khác cũng được cho là gây viêm tuỵ.
Chống viêm không steroid (NSAID)
Đã có những báo cáo độc lập về viêm tuỵ xẩy ra với hầu hết các NSAID, nhưng sundilac là thuốc hay được báo cáo nhất. Rất nhiều ca có dấu hiệu lặp lại dương tính. Khởi phát triệu chứng từ 2 tuần đến 9 tháng kể từ khi bắt đầu điều trị.
Corticosteroid Mặc dù corticosteroid vẫn được cho là thuốc có thể gây viêm tuỵ nhưng đa số các báo cáo đều là gặp ở hợp bệnh nhân đã có tiền triệu bệnh lý dẫn đến viêm tuỵ. Tuy nhiên, điều mâu thuẫn ở chỗ chính corticosteroid lại là thuốc được dùng trong điều trị viêm tuỵ cấp,
Cyclosporin 1/1000 < ADR < 1/100. Viêm tuỵ do cyclosporin đã được xác định trên 5 trong tổng số 143 bệnh nhân được ghép tim hoặc ghép tim - phổi trong một nghiên cứu. Trong 1 nghiên cứu khác, 4 trong số 105 bệnh nhân được ghép thận dùng cyclosporin bị viêm tuỵ so sánh với 2 trong 180 bệnh nhân khác điều trị bằng azathioprin. Tất cả các ca xảy ra trong vòng 4 tháng đầu tiên điều trị bằng cyclosporin.
Didanosin Ước tính tỉ lệ viêm tuỵ ở bệnh nhân điều trị bằng didanosin là 3-26%. Một nghiên cứu công bố trong 51 bệnh nhân nam, trưởng thành, bị AIDS điều trị bằng didanosin (10- 12mg/kg/ngày), viêm tuỵ trên lâm sàng gặp ở 12 bệnh nhân (24%); tăng lipase và amylase không có triệu chứng gặp ở 10 bệnh nhân khác. 2 bệnh nhân tử vong do viêm tuỵ đột phát. Viêm tuỵ có thể phụ thuộc liều bởi vì trong 1 nghiên cứu, có 7 ca viêm tuỵ trong số 60 trẻ em nhiễm HIV dùng thuốc với liều ≥ 360mg/m2/ngày mà không hề có ca nào xảy ra với 35 bệnh nhân khác dùng thuốc với liều ≤
270mg/m2/ngày.
Estrogen Điều trị bằng estrogen làm tăng nguy cơ bị viêm tuỵ ở bệnh nhân đã sẵn bị tăng lipid huyết, đặc biệt là tăng triglycerid. Điều trị bằng estrogen làm tăng triglycerid huyết và tăng triglycerid huyết đã được biết là một nguyên nhân gây viêm tuỵ. Trong một nghiên cứu, 4 trong 7 bệnh nhân nữ có nồng độ triglycerid huyết thanh >1500 mg/dL (17mmol/L) dùng estrogen điều trị thay thế hormon sau mãn kinh đã bị viêm tuỵ. Có một số ca cũng được báo cáo với những bệnh nhân trẻ hơn dùng thuốc tránh thai đường uống. Estrogen được chống chỉ định tương đối trong điều
trị thay thế hormon ở bệnh nhân có triglycerid huyết thanh >350mg/dL (4mmol/L) và chống chỉ định tuyệt đối khi triglycerid >750mg/dL (8,5 mmol/L).
Furosemid Có một vài ca viêm tuỵ do furosemid được ghi nhận. Liều dùng trong các trường hợp này là 40- 160mg/ngày và hầu hết các ca xảy ra trong vài tuần đầu tiên điều trị. Tuy nhiên điều này cũng không chắc chắn vì rất ít ca có dấu hiệu lặp lại dương tính.
Lợi tiểu thiazid Mặc dù có ít nhất 25 ca viêm tuỵ do thiazid đã được ghi nhận nhưng chứng cứ thì chưa có tính thuyết phục. Một số trường hợp, bệnh nhân bị tăng calci huyết, một yếu tố nguy cơ dẫn đến viêm tuỵ đã được xác định.
Mercaptopurin Bệnh viêm ruột đi kèm với viêm tuỵ. Trong một nghiên cứu trên 400 bệnh nhân viêm ruột, 13 bệnh nhân (4,25%) bị viêm tuỵ trong khi đang điều trị bằng mercaptopurin với liều 50- 100mg/ngày. 7 trong số 13 bệnh nhân này được dùng liều lặp lại và tất cả điều bị viêm tuỵ tái phát, điều này chứng tỏ mối quan hệ nhân - quả giữa thuốc và bệnh viêm tuỵ. Viêm tuỵ khởi phát trong tháng đầu tiên điều trị với bệnh nhân dùng thuốc lần đầu và trong vòng 24h với 4 trong số 7 bệnh nhân dùng liều lặp lại.
Mesalamin và dẫn chất Bệnh viêm ruột đi kèm với viêm tuỵ, tuy nhiên mesalamin, sulfasalazin, olsalazin là những thuốc gây viêm tuỵ cấp đã được khẳng định bằng dấu hiệu lặp lại. Dấu hiệu lặp lại dương tính trong cả trường hợp dùng đường trực tràng.
Metronidazol Viêm tuỵ thỉnh thoảng xảy ra với metronidazol. Một nghiên cứu gồm 6485 bệnh nhân HMO cho thấy tỉ lệ bệnh nhân phải nhập viện vì viêm tuỵ do dùng metronidazol là 3,9-4,6/10000. Không thấy đề cập gì tới các trường hợp không nhập viện.
Muối Calci Viêm tuỵ hay đi kèm với tăng calci huyết do nguyên nhân bệnh lý và có vẻ như tăng calci huyết do đưa calci từ ngoài vào cũng có thể gây viêm tuỵ. Có ít nhất 6 ca viêm tuỵ do tăng calci huyết khi nuôi dưỡng nhân tạo bằng đường tiêm đã được ghi nhận.
Pegaspargase Nguy cơ bị viêm tuỵ do pegaspargase tương đương hoặc cao hơn asparaginase. Khởi phát thường trong vòng vài ngày tới 2 tuần sau khi bắt đầu dùng thuốc những cũng có thể xảy ra tới 6 tuần sau.
Pentamidin Pentamidin dùng đường tiêm và đường hô hấp đã gây ra viêm tuỵ, một vài ca tử vong đã được báo cáo. Phần lớn các bệnh nhân đều bị AIDS, một lí do có thể dẫn tới viêm tuỵ.
Propofol Ít nhất 25 ca viêm tuỵ do propofol đã được báo cáo. Rất nhiều, nhưng không phải tất cả, các bệnh nhân này có tăng triglycerid huyết được cho là do thành phần lipid có trong dung môi của thuốc tiêm propofol.
Thuốc cản quang Có tới 11% bệnh nhân dùng thuốc cản quang trong thủ thuật chụp ống mật- tuỵ bằng nội soi (endoscopic retrograde cholangiopancreatagraphy) đã bị viêm tuỵ. Sử dụng các thuốc có nồng độ thẩm thấu thấp hơn làm giảm tỉ lệ viêm tuỵ.
Ức chế men chuyển dạng angiotensin (ACEI)
ADR< 1/1000. Có rất nhiều ca viêm tuỵ do nhóm thuốc này đã được ghi lại trong y văn và trong dữ liệu của nhà sản xuất. Captopril, elanapril, lisinopril là những thuốc đã gây ra tác dụng này. Không thể ước tính được tần xuất. Một vài ca đã được khẳng định bằng dùng thuốc lặp lại.
Valproic acid ADR<1/1000. Trong một nhóm 72 bệnh nhân thiểu năng trí tuệ điều trị bằng valproat, 5 bệnh nhân bị viêm tuỵ. Có ít nhất 50 ca khác được công bố bao gồm cả các ca tử vong. Tỉ lệ tăng amylase- huyết thanh không có triệu chứng có thể cao tới 20%. Không có mối liên hệ rõ ràng nào tới liều lượng và thời gian dùng, mặc dù một nửa số ca xảy ra trong 3 tháng đầu và 2/3 số ca xảy ra trong năm đầu tiên dùng thuốc. Khi được phát hiện, bệnh nhân sẽ nhanh chóng hồi phục sau khi ngừng thuốc.