(Drug- induced octotocixity)
Độc tính trên tai do thuốc có thể ảnh hưởng tới sức nghe (chức năng thính giác hay chức năng ốc tai) hoặc sự thăng bằng (chức năng tiền đình) hoặc cả 2 chức năng, tuỳ thuộc từng loại thuốc. Những thuốc liệt kê dưới đây là những thuốc gây độc với tai có thể đo được mức độ tổn thương về chức năng nghe và thăng bằng khi sử dụng thuốc theo đường toàn thân.
Thuốc Thông tin
Aminoglycosid (AMG)
Các kháng sinh nhóm AMG có thể gây độc với ốc tai và tiền đình.
- Tổn thương ốc tai do thuốc được biểu hiện bằng giảm sức nghe tiến triển, khởi đầu bằng âm lượng cao và dần đến âm lượng thấp hơn. Tổn thương có thể xảy ra trước khi bệnh nhân tự nhận thấy.
- Tổn thương tiền đình biểu hiện bằng chóng mặt, hoa mắt hoặc thất điều.
Cả 2 dạng ngộ độc tai do AMG thường biểu hiện cả 2 bên và có khả năng hồi phục, nhưng cũng thường gặp tổn thương vĩnh viễn hoặc thậm chí tiến triển nặng hơn ngay cả khi đã dừng thuốc.
Azithromycin Khoảng 15 - 25% bệnh nhân già hoặc bệnh nhân AIDS bị giảm sức nghe do sử dụng azithromycin 600mg/ngày để điều trị nhiễm Mycobacteriun avium complex (MAC) hoặc
Toxoplasma. Giảm khả năng nghe ở mọi tần số, nhưng ảnh
hưởng nhiều nhất là âm ở tần số thấp hơn (trong vùng âm của giọng nói). Ngừng thuốc hoặc giảm liều tới 300mg/ngày có thể hồi phục tình trạng giảm sức nghe.
Rối loạn tiền đình và ù tai cũng thường gặp.
Carboplatin Mặc dù carboplatin được coi là gây độc với tai ít hơn nhiều so với cisplatin, nhưng nó có thể gây giảm sức nghe khi sử dụng trong giai đoạn điều trị duy trì sau khi đã điều trị cisplatin. Tiêm tĩnh mạch muối thiosulfat liều 16 - 20 g/m2 2 giờ sau khi tiêm tĩnh mạch carboplatin đã cho thấy có thể dự phòng giảm sức nghe ở những bệnh nhân bị bệnh ác tính ở hệ thần kinh trung ương.
Chống viêm phi steroid (NSAIDs)
Các salicylat gây độc tính này phổ biến nhất trong số các NSAID. Độc tính có thể là rối loạn thính giác và điếc, một số trường hợp bị vĩnh viễn. ù tai và rối loạn tiền đình cũng đã
được ghi nhận.
Chống trầm cảm dị vòng
Khoảng 1% bệnh nhân sử dụng các thuốc chống trầm cảm 3 vòng bị ù tai. ù tai có thể mất đi mặc dù vẫn tiếp tục điều trị.
Cisplatin ADR>1/100. ù tai thường xảy ra và và giảm đi trong vòng 1 tuần sau khi ngừng thuốc. Không thể tiên đoán khả năng gây độc với tai. Giảm thính lực thường xảy ra ở những bệnh nhân dùng cisplatin và điều này làm hạn chế liều dùng. Những rối loạn về thính lực có thể phát hiện được ở hầu hết các bệnh nhân và xuất hiện trong vòng vài ngày sau khi bắt đầu dùng thuốc. Giảm thính lực ở tần số cao xuất hiện đầu tiên. Nếu vẫn tiếp tục điều trị, hầu hết các bệnh nhân sẽ bị mất thính lực ở tần số lời nói. Độc tính này phụ thuộc liều, và không hồi phục. Điều trị kéo dài với liều thấp thì khả năng xẩy ra độc tính trên tai sẽ ít hơn so với điều trị liều cao trong thời gian ngắn. Nguy cơ ngộ độc tai xảy ra với tần xuất cao ở trẻ em, người già và những người có tiền sử giảm thính lực.
Cloroquin ADR<1/1000. Điều trị bằng cloroquin có thể gây điếc. Biểu hiện này thường xuất hiện chậm, khó hồi phục và thường đi kèm với điều trị kéo dài.
Deferoxamin ADR<1/1000. Rối loạn chức năng thính giác liên quan tới liều xảy ra khi điều trị deferoxamin kéo dài. Tỷ lệ rối loạn chức năng thính giác do deferoxamin từ 6 - 57%, khác nhau tuỳ theo từng nghiên cứu. Chức năng cảm nhận âm thanh ở tần số cao xuất hiện đầu tiên, sau đó là điếc có hồi phục hoặc không hồi phục.
Eflornithin Rối loạn chức năng nghe ở tần số âm thanh cao và tần số âm thanh thấp cũng thường gặp, ngoài ra có thể gặp trường hợp bị choáng váng
Erythromycin ADR <1/1000. Mất khả năng nghe có thể xảy ra sau khi uống hoặc dùng đường tiêm liều cao ( > 4g/ ngày). Nguy cơ độc với tai tăng lên khi bị rối loạn chức năng gan hoặc chức năng thận, tuổi cao. Mất khả năng nghe ở tần số âm thanh lời nói và thường có hồi phục nhưng cũng có trường hợp không hồi phục. Sự hồi phục thường bắt đầu khoảng 24 h sau khi ngừng thuốc.
Interferons ù tai và điếc thường xảy ra khi điều trị interferon bằng đường tiêm. Những biểu hiện này thường mất đi sau 1 - 2 tuần ngừng thuốc. Interferon β thường hay gây độc với tai hơn so với interferon α.
Lợi tiểu quai ADR <1/1000. Mất chức năng nghe khởi phát nhanh là biểu hiện thường gặp khi sử dụng furosemid liều cao và tiêm tĩnh mạch nhanh. Khởi phát có thể biểu hiện sớm nếu sử dụng acid ethacrynic. Yếu tố nguy cơ có thể dự đoán trước dẫn đến độc tính trên tai là suy thận, nhưng chỉ xảy ra với bệnh nhân suy thận có sử dụng liều cao đường tĩnh mạch. Sử dụng đồng thời thuốc lợi tiểu quai với các aminoglycosid dẫn tới tăng nguy có độc tính với tai. Bệnh nhân thường bị điếc tạm thời nhưng có những trường hợp bị điếc vĩnh viễn đã được báo cáo, tỷ lệ gặp nhiều hơn ở những người sử dụng acid ethacrynic so với furosemid. Mất khả năng nghe và rối loạn tiền đình sau khi uống lợi tiểu quai cũng đã được báo cáo. Bumetanid hoặc torsemid ít gây độc trên tai hơn so với acid ethacrynic hoặc furosemid
Minocyclin Rối loạn tiền đình có hồi phục, thường biểu hiện đầu tiên bằng chóng mặt, mất thăng bằng, điếc nhẹ. Những tác dụng không mong muốn này đã được ghi nhận qua 6 nghiên cứu với tỷ lệ mắc trung bình là 76%, trong đó 12 - 56% bệnh nhân phải ngừng thuốc hoặc ngừng làm việc. Một số nghiên cứu khác cho thấy tỷ lệ bệnh nhân bị rối loạn tiền đình do minocycline thấp hơn các báo cáo trên nhưng vẫn ở mức cao so với các thuốc khác. Nữ bị tác dụng phụ này nhiều hơn nam. Khởi phát thường biểu hiện trong vòng 2 ngày điều trị đầu tiên, hồi phục sớm ngay sau khi ngừng thuốc.
Quinin 1/1000 < ADR < 1/1000. Thường gặp ù tai và rối loạn chức năng nghe ở tần số âm thanh cao. Mặc dù những biểu hiện trên thường dễ hồi phục nhưng vẫn có thể bị rối loạn chức năng nghe vĩnh viễn khi điều trị kéo dài. Rối loạn tiền đình cũng đã được mô tả.
Salicylat ù tai, mất khả năng nghe ở tần số âm thanh cao và chóng mặt là biểu hiện thường gặp của ngộ độc salicylat. Mất khả năng nghe liên quan tới nồng độ salicylat tự do trong huyết tương, điều này giải thích tại sao lại có sự khác nhau rất lớn về nồng độ salicylat toàn phần trong huyết tương giữa các bệnh nhân bị ngộ độc. Đa số những bệnh nhân biểu hiện độc tính trên tai do salicylat là do điều trị kéo dài, liều cao như trong bệnh viêm khớp dạng thấp. Ngộ độc salicylat mặc dù nặng nhưng thường hồi phục trong vòng 48 - 72h; tuy nhiên, đã có trường
hợp bị mất khả năng nghe vĩnh viễn.
Vancomycin 1/1000 < ADR < 1/100. Có thể điếc tạm thời hoặc vĩnh viễn, ù tai, choáng váng. Rối loạn chức năng nghe thường hiếm khi xảy ra với nồng độ vancomycin trong huyết tương dưới 30mg/L (21mol/L). Trong nhiều trường hợp ngộ độc được báo cáo, bệnh nhân thường dùng phối hợp với các thuốc khác có độc tính với tai, đặc biệt là kháng sinh nhóm aminoglycosid. Tỷ lệ độc tính trên tai do van comycin tinh khiết chưa biết rõ nhưng thường thấp, đặc biệt là các sản phẩm vancomycin hiện nay có độ tinh khiết cao.
Zidovudin Đo thính lực cho thấy mất khả năng nghe xảy ra ở 29% bệnh nhân trong số 99 bệnh nhân sử dụng thuốc kháng retrovirus, đa số có kết hợp với zidovudin. Tỷ lệ mất khả năng nghe cao ở những bệnh nhân > 35 tuổi.