ĐỘC TÍNH TRÊN MẮT DO THUỐC (Drug Induced oculotoxicity)

Một phần của tài liệu BỆNH DO SỬ DỤNG THUỐC GÂY RA (Trang 35)

(Drug - Induced oculotoxicity)

Nhìn mờ không đặc hiệu thỉnh thoảng có thể xảy ra với hầu hết các thuốc. Các thông tinh trong phần này chỉ đề cập đến những tình trạng đặc hiệu biểu hiện độc tính trên thị giác của thuốc khi dùng đường toàn thân.

Thuốc Thông tin

Allopurinol Ngoại trừ việc phát hiện thấy allopurinol trên thuỷ tinh thể của bệnh nhân đục thuỷ tinh thể điều trị bằng thuốc kéo dài (trên 2 năm), thì chưa có bằng chứng trên lâm sàng cho thấy allopurinol làm tăng tỉ lệ đục thuỷ tinh thể ở bệnh nhân dùng thuốc.

Amantadin Có ít nhất 9 ca đục mờ lan toả, trắng, dưới nội mô giác mạc đã được ghi nhận. Những dấu hiệu mờ đục này thường hồi phục trong vòng vài tuần sau khi ngừng thuốc.

Amiodaron Hầu hết bệnh nhân dùng amiodaron đều bị lắng cặn vi thể ở giác mạc cả hai bên (75% sau 1 năm điều trị). Triệu chứng về thị lực xảy ra ở 6- 14% bệnh nhân. Nhìn thấy quầng sáng vào ban đêm hay được báo cáo nhất, bệnh nhân cũng đã phàn nàn vì chứng sợ ánh sángvà nhìn mờ. Sự lắng cặn này phụ thuộc liều và có khả năng hồi phục, sẽ mất đi sau khi ngừng thuốc 3-7 tháng.

Bromocriptin ADR>1/100. Cận thị là biến chứng hay gặp khi điều trị bằng bromocriptin kéo dài và thường không được phát hiện ra cho tới khi bệnh nhân phàn nàn bị nhìn mờ. Nguyên nhân chưa được xác định rõ nhưng có thể do phù nề thể thuỷ tinh. Chứng cận thị sẽ hồi phục trong vòng 1-2 tuần sau khi ngừng thuốc.

Busulfan Điều trị kéo dài với busulfan (thường trên 1 năm) thường liên quan tới sự xuất hiện đục thuỷ tinh thể dưới bao phía sau ở 10% bệnh nhân.

Các chất kháng cholin

Nhìn mờ có thể xảy ra do liệt cơ thể mi. Các thuốc này gây giãn đồng tử, gây chứng sợ ánh sáng và dẫn tới glôcôm góc hẹp. Dùng đường toàn thân, giãn đồng tử xảy ra khi dùng thuốc với liều lớn, hay gặp nhất với các thuốc kháng cholin mạnh như atropin, scopolamin, benztropin. Các bệnh nhân đang điều trị glôcôm góc hẹp thường có thể dung nạp các thuốc kháng cholin toàn thân, nhưng tốt hơn hết là nên tránh dùng các thuốc này nếu không thật cần thiết. Các bệnh nhân glôcôm góc mở, đặc

biệt là nếu đã được điều trị, có thể sử dụng các thuốc kháng cholin vì nguy cơ ít hơn. Bệnh nhân dùng ipratropium phun mù bằng mặt nạ có nguy cơ tăng nhãn áp và dẫn tới glôcôm góc hẹp, nguyên nhân chắc chắn là do mặt nạ không khít và ảnh hưởng tới mắt. Tất cả các tác dụng trên thị giác của các thuốc kháng cholin đều phụ thuộc liều và có thể hồi phục.

Chống co giật (Thuốc)

Chứng song thị và rung giật nhãn cầu xảy ra thường xuyên. Nhìn mờ có thể là hậu quả của giãn đồng tử (phenytoin) hoặc liệt cơ thể mi (carbamazepin). Tất cả các tác dụng này đều phụ thuộc liều.

Chống trầm cảm dị vòng (Thuốc)

Các thuốc này có tính chất kháng cholin; có thể dẫn tới glôcôm góc hẹp và liệt cơ thể mi ở liều thông thường. Khoảng 10-30% bệnh nhân bị nhìn mờ do liệt cơ thể mi, nhưng ít khi đáng ngại và thường sẽ hết sau khi ngừng thuốc. Nhìn mờ cũng sẽ hết mặc dù không cần ngừng thuốc chống trầm cảm nhờ mắt trở nên dung nạp tác dụng này của thuốc. Các thuốc kháng thu hồi serotonin chọn lọc có vẻ không gây tác dụng nào đáng kể trên mắt.

Chẹn beta- giao cảm (Thuốc)

Thuốc làm giảm sự tạo thành nước mắt, gây ra cảm giác nóng, khô, như có sạn trong mắt. Tác dụng này nhanh chóng hồi phục sau khi ngừng thuốc.

Cloramphenicol ADR<1/1000. Viêm thần kinh thị giác, phù gai thị, và thiếu hụt trong thị trường thỉnh thoảng được báo cáo. Những tác dụng này xảy ra khoảng vài tuần tới vài năm từ khi bắt đầu điều trị nhưng phổ biến nhất sau khi dùng thuốc vài tháng. Phần lớn các ca được báo cáo là trên trẻ em bị xơ nang nhưng mối liên hệ với bệnh này chưa được xác định, có lẽ điều này chỉ phản ánh thực tế là các bệnh nhân bị xơ nang phải dùng choloramphenicol dài ngày. Giảm thị lực vĩnh viễn và phục hồi sau khi ngừng thuốc được báo cáo. Có một số báo cáo cho rằng dùng liều lớn vitamin B12 và B6 có thể làm giảm bớt tác dụng bất lợi của thuốc trên mắt.

Cloroquin Độc tính của cloroquin trên mắt làm hạn chế việc sử dụng thuốc này. Hai loại tác hại tới mắt là lắng cặn giác mạc và bệnh võng mạc. Khoảng 50% bệnh nhân bị lắng cặn giác mạc và khoảng gần một nửa số bệnh nhân bị giảm thị lực là do sự lắng cặn này. Mờ đục biểu hiện bằng những nốt chấm hoặc hình xoáy. Chúng thường xuất hiện sau 2 tháng và không làm ảnh

hưởng đến thị lực, hồi phục 6-8 tuần sau khi ngừng thuốc. Những thay đổi sớm trên võng mạc (lắng đọng sắc tố trên điểm vàng) thường không có triệu chứng và có thể hồi phục được. Những tổn thương nghiêm trọng hơn gồm có chứng tăng sắc tố mô của điểm vàng, bao quanh bởi một vòng loại sắc tố và tăng sắc tố võng mạc (bệnh võng mạc “mắt bò”). Bệnh nhân phàn nàn vì đọc khó, nhìn mờ, thiếu hụt thị trường, sợ ánh sáng; một số trường hợp nhìn sai màu và loá mắt. Tần xuất gặp từ 3% - 45% tuỳ theo từng nghiên cứu. Cần phải ngừng thuốc nếu xuất hiện các triệu chứng nêu trên. Bệnh nhân điều trị chloroquin kéo dài với liều 3mg/kg/ngày cần kiểm tra mắt định kỳ: lúc đầu 6 tháng một lần, về sau có thể mỗi năm một lần nếu thị lực bệnh nhân vẫn ổn định. Bệnh nhân dùng liều >3mg/kg/ngày phải kiểm tra mắt 6 tháng một lần. Liều dùng hàng ngày của thuốc có liên quan đến bệnh võng mạc nhiều hơn là tổng liều hoặc thời gian dùng; giới hạn liều dùng hàng ngày dưới 4mg/kg với liều tối đa là 250mg ở người lớn giúp giảm bớt nguy cơ. Tiên lượng bệnh võng mạc do chlorquin không chấc chắn. Dùng cloroquin mỗi tuần để phòng bệnh sốt rét có lẽ không gây ra bệnh võng mạc.

Cidofovir Viêm màng mạch nho phía trước xảy ra ở khoảng 1/3 số bệnh nhân AIDS dùng thuốc đường tiêm tĩnh mạch để điều trị viêm võng mạc do Cytomegalovirus (CMV). Khởi phát thường sau 4- 5 ngày điều trị. Viêm màng mạch nho thường đáp ứng tốt với các corticoid và thuốc làm liệt cơ thể mi dùng tại chỗ và không cần phải ngừng cidofovir

Cisplatin 1<1/1000. Nhìn mờ và thay đổi cảm nhận màu sắc thường xảy ra khi dùng liều cao cisplatin. Chứng nhìn mờ dần dần hồi phục sau khi ngừng thuốc, mặc dù thay đổi cảm nhận màu sắc vẫn còn. Bệnh sắc tố võng mạc cũng được báo cáo.

Clomiphen ADR>1/100. Rối loạn thị lực, phổ biến nhất là nhìn mờ, thường xảy ra với clomiphen. Vấn đề này thường hết khi ngừng thuốc, tuy nhiên có một báo cáo về 3 bệnh nhân bị dư ảnh kéo dài, thị trường ngoại vi bị mờ và chứng sợ ánh sáng.

Kháng histamin H1 Ngoại trừ loratadin và fexofenadin, các thuốc này có một số tính chất kháng cholin và có thể gây ra glôcôm góc hẹp và liệt cơ thể mi. Các tác dụng này rất nhẹ và hồi phục sau khi ngừng thuốc. Các thuốc kháng histamin (đáng chú ý nhất là

diphenhydramin) làm giảm khả năng nhìn trong bóng tối.

Tránh thai dạng uống

Có rất nhiều các rối loạn về mạch máu võng mạc được cho là gây ra bởi thuốc tránh thai đường uống tuy chưa chứng minh được mối liên quan.

Một phần của tài liệu BỆNH DO SỬ DỤNG THUỐC GÂY RA (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w