Đánh giá tính dễ bị tổn thương của các nhóm cộng đồng

Một phần của tài liệu Đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu trên địa bàn xã Cam Đường, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai. (Trang 55)

Xã Cam Đường nói chung và các nhóm cộng đồng đều chịu tác động của BĐKH. Tuy nhiên, trong phạm vi của đánh giá này, tôi chỉ tập chung xem xét 02 nhóm cộng đồng chịu tác động mạnh mẽ nhất của BĐKH với ảnh hưởng của loại hình thiên tai chính bao gồm: lũ quét và sạt lở đất.

- Nhóm sản xuất nông nghiệp: Có thể nói nguồn nhân lực của xã khá

dồi dào song lao động trong ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ cao và chủ yếu tập trung vào trồng trọt, chăn nuôi và lâm nghiệp. Trong số các sinh kế

này thì trng lúa và hoa màu chiếm t trng cao nht, kế đến là chăn nuôi và cuối cùng là lâm nghiệp. Nhóm sản xuất nông nghiệp tập trung chủ yếu ở các thôn Thác, Suối Ngàn, Dạ 2, Vạch, Nhớn 1, Nhớn 2.

Hình 4.5: Rung lúa thôn Thác (xã Cam Đường) b vùi lp sau trn lũ ngày 26/9/2012

Do đặc thù về sinh kế, cộng đồng sản xuất nông nghiệp thường sống ở các khu vực có rủi ro cao như ven suối Ngòi Đường. Bên cạnh đó các yếu tố khí hậu ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất của họ. Theo thống kê về mức độ thiệt hại trong thời gian vừa qua thì lũ quét, sạt lở đất là các thiên tai nguy hiểm nhất và thường xảy ra trùng với mùa mưa bão khoảng từ tháng 5 đến tháng 9 (bảng 4.4). Trong những năm gần đây, tình hình thiên tai, bão lũ ở địa phương có xu thế xấu đi theo hướng tăng về tần suất và cường độ mà không theo quy luật của quá khứ.

Bảng 4.4. Lịch mùa vụ sản xuất nông nghiệp và lịch thiên tai 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Vụ Mùa Vụ Đông Xuân Vụ Đông Màu Lũ quét Sạt lởđất Rét đậm, rét hại Lốc xoáy Sét Hạn hán, nắng nóng

Xã thuộc vùng địa hình cao, nằm trong khu vực thung lũng sông Hồng, cắt ngang xã là con suối Ngòi Đường chủ yếu chịu ảnh hưởng của sạt lở đất, lũ quét. Đặc biệt, xã chịu tác động tổ hợp của lũ quét và lũ sông Hồng.

Các tác động chính của thiên tai đối với các nhóm cộng đồng này là mất đất sản xuất do ruộng lúa/hoa màu bị đất cát vùi lấp; cuốn trôi thủy hải sản trong các ao nuôi; phá hoại cây trồng, làm mất mùa hoặc giảm năng suất; làm vật nuôi chết, bị thương hoặc nhiễm bệnh do chuồng trại bị sập đổ, do lũ cuốn trôi, hay do bệnh dịch. Bên cạnh đó, hai nhóm sinh kế là trồng lúa nước và hoa màu chịu tác động lớn nhất của biến đổi khí hậu.

Một số loại hình thiên tai khác cũng đang có những tác động đến hoạt động sản xuất nông nghiệp như rét đậm rét hại, gió lốc, nắng nóng kéo dài. Tuy nhiên, tần suất và mức độ tác động trong thời gian vừa qua chưa lớn.

- Nhóm tái định cư: bao gồm những hộ (thường là nhóm sản xuất

nông nghiệp) phải di chuyển nơi ở để dành đất cho các dự án phát triển đô thị và hạ tầng trên địa bàn thành phố hoặc do nơi ở cũ nằm trong vùng có nguy cơ thiên tai cao. Theo thống kê của Ban chỉ PCLB tỉnh thì số hộ tái định cư thuộc các địa bàn ven suối Ngòi Đường là 34 hộ trong năm 2006, 17 hộ năm 2008 và 29 hộ năm 2011.

Các hộ tái định cư là một nhóm tương đối đặc thù do có sự chuyển đổi sinh kế, nơi ở trước và sau khi tái định cư. Về nguyên tắc, sau khi di chuyển, các hộ này được đến sống ở những vùng an toàn hơn, có điều kiện tốt hơn và chịu ít tác động của thiên tai và Biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, theo kết quả điểu tra khảo, sát thực tế của tổ công tác DA 4200LC một số hạn chế chủ quan và khách quan trong quá trình thực hiện công tác tái định cư đã góp phần làm giảm khả năng thích ứng của nhóm này. Một số vấn đề có thể kể đến là:

- Thu nhập giảm sút do gặp khó khăn về sinh kế sau khi chuyển đến nơi ở mới. Do không có quỹ đất để sản xuất, chăn

Tại thôn Thác, Cam Đường có 23 hộ thường phải hứng chịu 3-4 trận lũ ống hàng năm làm cho ruộng lúa bị bồi cát, nhà bị hư hỏng nặng – như trường hợp nhà bà Sầm Thị Loan, ông Nguyễn Văn Đinh, bà Nguyễn Thị Ngại. Năm 2012 các hộ này được di chuyển một khu vực cao hơn trong cùng thôn. Tuy nhiên tất cả các hộ tái định cư không được bố trí đất sản xuất mới do quỹ đất không còn

(đất nông nghiệp đã được lấy để

phục vụ công tác tái định cư).

(Nguồn: đánh giá TDBTT cộng

đồng)

Sạt lở đất năm 2004 ảnh hưởng trực tiếp đến 148 người dân, 37 hộ buộc phải di dời, 12,74ha diện tích đất sử dụng bị mất, ảnh hưởng.

Tại xã Cam Đường từ năm 2011 đến nay, những người trồng lúa và hoa màu ở ven suối Ngòi Đường đã chịu 4 trận lũ quét gây thiệt hại nghiêm trọng. Trong đó Lũ quét lịch sử tháng 5/2011 được đánh giá là lớn nhất trong vòng 34 năm trở lại đây gây thiệt hại tại khu vực xã Cam Đường: 100 hộ ngập nước, 1 nhà trôi, 26 nhà ảnh hưởng, rau màu bị thiệt hại nặng. (Nguồn: Ban chỉ huy PCLB & TKCN thành phố Lào Cai)

nuôi, người dân phải kiếm sống qua các ngành nghề có tính chất thời vụ và thiếu ổn định (thợ xây, thu mua đồng nát...) Ngoài ra họ còn phải mua những loại lương thực, thực phẩm mà trước đây họ có thể tự cung cấp và phải chi trả nhiều khoản phí trước đây không phải chi trả (dịch vụ môi trường, cấp nước...).

- Chất lượng các cơ sở hạ tầng đô thị và xã hội còn nhiều hạn chế. Do yêu cầu về tiến độ di chuyển khi tình trạng đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng đa phần còn thiếu đồng bộ, chưa hoàn thiện đã tiến hành bố trí, sắp xếp dân cư.

- Về mặt thể chế chính sách, các hộ tái định cư còn gặp khó khăn về đền bù giải phóng mặt bằng, chính sách chuyển đổi sinh kế, nghề nghiệp.

Năng lc thích ng:

* Sinh kế: Khu vực xã Cam Đường chủ yếu vẫn tập trung vào sản xuất nông nghiệp, đời sống nhân dân vẫn còn gặp nhiều khó khăn, thu nhập bình quân đầu người thấp, số hộ nghèo còn chiếm tỷ lệ lớn.

Các khu vực tập trung tỷ lệ hộ nghèo chủ yếu của xã Cam Đường: Thôn Thác 8/71 hộ; thôn Sơn Lầu 6/45 hộ; thôn Dạ 2 8/76 hộ; thôn Suối Ngàn 9/81 hộ; thôn Vạch 8/56 hộ.

* Nhà ở: 100% hộ gia đình được ngói hóa, nhà dân cư đạt tiêu chí nông thôn mới. Hiện trên địa bàn xã Cam Đường đang quy hoạch nhiều khu tái định cư (thôn Vạch 23/71 hộ di chuyển, thôn Sơn Cánh 30/65 hộ). Ngoài cấp điện, đa phần các khu tái định cư chưa được đầu tư các cơ sở hạ tầng thiết yếu: nước, thoát nước ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người dân. Một số khu vực bãi chứa quặng ngay phía sau nhà nên mối khi mưa lũ, một lượng lớn bùn đất sạt lở vào nhà ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người dân. Bên cạnh đó, đa phần các hộ dân di chuyển đến khu tái định cư sinh kế bằng nông nghiệp nên dẫn tới không có công ăn việc làm, ảnh hưởng đến sinh kế, nguy cơ tái nghèo cao.

Tỷ lệ người dân tộc thiểu số lớn (gần 50%) với các phong tục tập quán khác nhau. Nhận thức của một bộ phận về thiên tai bão lũ, biến đổi khí hậu chưa đồng đều. Các biện pháp ứng phó của các hộ gia đình còn hạn chế vì khả năng tài chính chưa đảm bảo, các biện pháp thông thường thực tế không khả thi vì lưu lượng nước vào mùa mưa bão lớn, đa phần người dân theo giải pháp sống chung với lũ.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu trên địa bàn xã Cam Đường, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai. (Trang 55)