a, Khu vực kinh tế nông nghiệp * Về trồng trọt:
- Cây lúa: trong giai đoạn 5 năm, diện tích chuyển đổi đất lúa năng suất kém sang nuôi trồng thủy sản là 4ha, trồng rau màu là 5ha; thu hồi thực hiện dự án đường cao tốc là 2,4ha, năng xuất bình quân đạt 47,5 tạ/ha, sản lượng 3.047 tấn.
- Cây ngô: năng xuất bình quân đạt 32 tạ/ha, sản lượng 1.112 tấn. Đưa tổng sản lượng cây lương thực có hạt là 41.559 tạ/ha.
- Cây ăn quả: diện tích đất trồng cây ăn quả lâu năm trên địa bàn xã năm 2010 có 12,05 ha; sản lượng cây ăn quả năm 2010 đạt 290 tấn.
* Chăn nuôi
Giữ vị trí quan trọng trong cơ cấu nội ngành nông lâm nghiệp, chủ yếu đàn trâu, bò, lợn. gia cầm và nuôi trồng thủy sản.
Năng suất ngành nuôi trồng thủy sản năm 2010 đạt 2,75 tấn/ha.
* Lâm nghiệp
Trong giai đoạn 2006 - 2010 đã trồng mới được 90,2ha, trong đó: 13,6ha rừng cảnh quan, 75,6ha rừng kinh tế và 01 ha cây trám ghép trồng thí điểm. Đưa diện tích đất lâm nghiệp năm 2010 của xã lên 367,59ha.
b) Khu vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
Xã Cam Đường tập trung hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản (quặng Apatit) của Công ty TNHH MTV Apatít Việt Nam. Ngoài ra có 1 doanh nghiệp sản xuất gạch tuynel.
Khu vực kinh tế Tiểu thủ công nghiệp đang trong quá trình chuyển đổi còn nhiều hạn chế, chiếm tỷ trọng 5%.
c) Khu vực dịch vụ - thương mại:
Cam Đường là một xã sản xuất nông lâm nghiệp chủ yếu nên ngành thương mại, dịch vụ - tiểu thủ công nghiệp còn phát triển chậm, cơ sở vật chất còn thấp, giao thông đi lại khó khăn, xuất phát điểm kinh tế thấp.
Giá trị sản xuất ngành thương mại dịch vụ và du lịch ngày một tăng xong vẫn còn chậm, nguyên nhân do chợ Làng Nhớn chưa được quan tâm mở rộng, các loại hình dịch vụ chưa được khai thác, một số điểm chợ trên địa bàn chưa được quản lý [8].