Nhận định chung về năng lực thích ứng của xã Cam Đường

Một phần của tài liệu Đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu trên địa bàn xã Cam Đường, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai. (Trang 49)

- Về khả năng tài chính: Có thể nói, năng lực tài chính hỗ trợ cho hoạt

động thích ứng với BĐKH của thành phố Lào Cai nói chung, xã Cam Đường nói riêng còn rất hạn chế. Hàng năm, tỉnh đã có phân bổ nguồn kinh phí để khắc phục hậu quả thiên tai. Tuy nhiên, dòng ngân sách này chủ yếu mới đáp ứng được sử nhu cầu cứu trợ khi thiên tai xảy ra mà chưa đủ nguồn lực đầu tư cho công tác chủ động phòng ngừa. Ngoài ra, phần kinh phí cho nâng cấp cơ sở hạ tầng phòng chống thiên tai hoặc các chương trình phòng ngừa thiên tai hiện vẫn chưa được quan tâm đúng mức do nguồn ngân sách hạn hẹp.

Bên cạnh đó, hiện chưa có một cơ chế tài chính nào được xác định cũng như nguồn nào được phân bổ cho các hoạt động ứng phó với BĐKH (ngoại trừ một vài sự hỗ trợ nhỏ từ Chương trình mục tiêu Quốc gia ứng phó với BĐKH thông qua Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và PTNT). Theo kết quả đánh giá thể chế thì năng lực tài chính hỗ trợ thích ứng với BĐKH chỉ đạt cấp độ 2 trên mức tối đa là 5 [Tham khảo Báo cáo đánh giá thể chế].

- Về nhận thức, hiểu biết liên quan đến phòng tránh thiên tai và thích ứng với BĐKH:

Hàng năm, tỉnh Lào Cai chỉ đạo các ban ngành mở các lớp tập huấn,

nâng cao năng lực cho cán bộ trong ngành như các cuộc diễn tập về phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn, quản lý khai thác công trình thuỷ lợi, các lớp phòng chống dịch bệnh… với tỷ lệ tham gia của cán bộ các xã là 60% [8]. Tuy nhiên, mức độ nhận thức về BĐKH, các tác động tiềm tàng của nó cũng như các giải pháp làm giảm thiệt hại thì vần còn nhiều hạn chế.

Nhìn chung, nhóm cộng đồng sản xuất nông nghiệp của xã Cam Đường thuộc địa bàn ven đô có nhận thức, hiểu biết và khả năng tiếp cận thông tin kém hơn các nhóm đối tượng khác.

- Về chất lượng cơ sở hạ tầng: Trong năm qua cùng với xu thế phát

triển chung của thành phố Lào Cai, quá trình phát triển cơ sở hạ tầng trên địa bàn xã Cam Đường cũng có những thay đổi về nhiều mặt, nhiều hạng mục công trình đầu tư xây dựng: bê tông hóa đường làng, ngõ xóm, đường giao thông liên thôn; xây dựng nhà văn hóa trong các điểm dân cư; kiên cố hóa kênh mương. Tuy nhiên, về cơ bản cơ sở hạ tầng kỹ thuật vẫn còn chưa đảm

bảo, hệ thống cầu cống giao thương chưa đáp ứng tốt nhu cầu đi lại. Về cấp nước, nguồn nước cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trên địa bàn được cung cấp bởi hệ thống của thành phố, nước được lấy từ sông Nậm Thi và giếng khoan phường Bắc Lệnh. Tuy nhiên, còn nhiều nơi chưa được cấp nước máy, phải sử dụng nước giếng, nhưng nước giếng cũng bị ô nhiễm nhiều trong thời gian gần đây (do hoạt động khai thác khoáng sản). Một số địa bàn do hoạt động khai thác khoáng sản làm thay đổi dòng chảy (Khu vực thôn Sơn Cánh) nước không về được để phục vụ canh tác.

Bên cạnh đó, thành phố Lào Cai nói chung và xã Cam Đường nói riêng vẫn chưa có hệ thống cảnh báo lũ, biển cảnh báo sạt lở. Ngoài ra, thành phố hiện vẫn thiếu các phương tiện cứu hộ, cứu nạn khi có bão lũ, thiên tai xảy ra. Vì thế, khi thiên tai xảy ra thì rủi ro về thiệt hại cho người dân vẫn là rất lớn.

- Về năng lực thể chế: Công tác phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu

nạn tại địa bàn được thực hiện theo phương châm 4 tại chỗ (Phương tiện tại chỗ: chủ yếu là cuốc xẻng và các dụng khác do nhân dân tự chuẩn bị; nhân lực tại chỗ; chỉ đạo tại chỗ; hậu cần tại chỗ). Tổ chức PCLB: Phường có 1 ban PCLB, trưởng ban là Chủ tịch UBND xã, Ban CH PCLB thường trực 24/24 vào mùa mưa bão, đảm bảo công tác phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn, hỗ trợ người dân mỗi khi thiên tai xảy ra.

Hiện nay, tỉnh Lào Cai chưa hình thành được một tổ chức chuyên biệt phục vụ công tác thích ứng với BĐKH. Trong khuôn khổ của Dự án Triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH, trong thời gian qua Ban chỉ đạo ứng phó với BĐKH của tỉnh được thành lập.

- Về chính sách, quy hoạch, kế hoạch: Hàng năm thành phố Lào Cai

bám sát chương trình kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai và Kế hoạch nhiệm vụ công tác PCLB và TKCN của tỉnh, để xây dựng và thực hiện phương án, kế hoạch phù hợp với đặc thù riêng của mình. Mới đây, một kế hoạch ứng phó với BĐKH cho toàn tỉnh Lào Cai, bao gồm cả Tp Lào Cai cũng mới được xây dựng và phê duyệt. Trên các cơ sở đó, thành phố đã bước đầu có xem xét lồng ghép ảnh hưởng của thiên tai bất thường trong việc thiết kế, xây dựng hệ thống kè, quy hoạch dân cư vùng ven sông, suối, vùng có nguy cơ sạt lở, lũ quét, ngập lũ, chuyển

đổi cơ cấu mùa vụ và cơ cấu sử dụng đất trồng trong nông nghiệp, dự trữ vật liệu và các nguồn lực khác để ứng phó khi thiên tai xảy ra. Ngoài ra, thành phố đã có các chính sách giúp người dân phục hồi sau thiên tai như: hỗ trợ đối với người chết, bị thương, nhà sập, hư hỏng tuỳ từng mức có sự hỗ trợ khác nhau, hỗ trợ thóc giống cho hộ nghèo phát triển nông nghiệp, hỗ trợ lương thực, cho vay để phát triển sản xuất [9].

Một phần của tài liệu Đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu trên địa bàn xã Cam Đường, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai. (Trang 49)