Nhóm công trình cơ sở hạ tầng chịu ảnh hưởng của thiên tai được xem xét trong đánh giá này bao gồm: các công trình giao thông; các công trình thủy lợi và thoát nước, các công trình công cộng (Trụ sở Ủy ban nhân dân, bệnh viện, trường học, v.v) và nhà cửa. Các công trình này đều chịu ảnh hưởng của 3 loại hình thiên tai chính như đề cập ở trên là lũ quét, sạt lở đất và ngập lụt.
* Tác động của thiên tai đến cơ sở hạ tầng xã Cam Đường
Cam Đường là một trong những địa bàn chịu tác động mạnh của các thiên tai. Lũ quét và sạt lở đất gây ngập, bồi đắp (có khi lên tới 50 cm đất, cát) và chia cắt nhiều tuyến đường ở Cam Đường, đặc biệt là ở các khu vực như thôn Thác, thôn Vạch, Sơn Cánh và thôn Dạ 2. Hạ tầng tại toàn bộ khu vực thôn Thác và Suối Ngàn thường xuyên chịu tác động của lũ quét và sạt lở đất. Theo số liệu của Ban chỉ huy PCLB tỉnh Lào Cai, trong 2-3 năm vừa qua, thiên tai đã làm hư hỏng toàn bộ 1200m mương ở Thôn Vạch và làm sạt lở trên 50% chiều dài đê, kè trên địa bàn thôn Thác.
Nhà cửa và các công trình công cộng ở Cam Đường cũng chịu ảnh hưởng nặng nề của thiên tai. Nhà cửa của 35 hộ thôn Suối Ngàn, 26 hộ thôn Thác nằm dọc theo suối Ngòi Đường thường xuyên bị đe dọa khi lũ quét xảy ra. Đặc biệt, tại thôn Thác có một ngôi nhà được xây dựng kiên cố có giá trị hàng tỉ đồng nhưng đã có dấu hiệu bị rạn nứt, kè ven nhà đã bị sạt lở (điều này cho thấy mức độ nghiêm trọng của thiên tai cũng như cho thấy đối tượng có tiềm lực kinh tế cũng dễ bị tác động chứ không chỉ riêng người ngèo). Bên cạnh đó, bệnh viện y học cổ truyền của tỉnh đóng trên địa bàn xã cũng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi lũ quét. Trận lũ tháng 5/2011 đã tràn vào phòng khám bệnh, kho chứa thuốc và phòng để máy siêu âm 4D, máy sinh hóa, nội soi và
làm hỏng toàn bộ thiết bị và thuốc chữa bệnh. Sau lũ, để lại lớp bùn đất dày
trên 0,5m. (Nguồn: tuoitre.vn - Hồng Thảo)
Hình 4.4.Hình ảnh thiệt hại do lũ gây ra tại xã Cam Đường
Ngoài ra, hoạt động khai thác quặng, (bắt đầu từ năm 1986) lấy toàn bộ diện tích rừng, khi mưa lớn gây lũ quét, sạt lở đất. Các bãi thải mỏ phân bố khắp nơi, chưa có các biện pháp xử lý đảm bảo nên mỗi khi mưa lớn, một lượng đất đá thải chảy tràn vào nhà dân, đường xá bồi lấp ao, kênh, mương, suối… Khi mưa lũ, giảm khả năng thoát lũ, dẫn đến nước tràn ngập các tuyến đường, quét qua nhà dân, ruộng vườn mang theo bùn đất, cát lớn. Do hoạt động xây ngầm tràn ở thôn Vạch, thôn Dạ 2 chưa đảm bảo khẩu độ thoát lũ, nước không thoát được tràn sang 2 bên đập. Nhiều khu vực sinh sống của người dân có tính nhạy cảm cao, nằm giữa 2 khe đồi, khe nước lớn, khả năng thoát nước kém, sát suối Ngòi Đường có lưu tốc dòng chảy lớn. Hoạt động thi công xây dựng tuyến đường cao tốc Lào Cai - Nội Bài và hoạt động khái thác mỏ làm thay đổi hướng dòng chảy khu vực thôn Thác. Hai thôn Tát 1 và Dạ 2 là hai thôn liền kề nằm dưới chân khai trường khai thác quặng của khai trường 11 mỏ Apatit. Hoạt động vận chuyển khoáng sản rơi vãi nhiều bùn đất, phá huỷ các tuyến đường gây khó khăn cho việc đi lại của người dân đặc biệt là mùa mưa bão. Hiện có 01 hộ gia đình có khả năng bị ảnh hưởng sạt lở. Khu vực thôn Sơn Lầu, Sơn Cánh nằm trên dải khai trường 7 mỏ Apatit đang khai thác, hiện có 06 hộ có khả năng chịu ảnh hưởng sạt lở lớn.
Vết lởđất ăn sâu vào Ngôi nhà xây trên 3
tỷ tại thôn Thác.
Tình trạng bệnh viện cổ truyền sau lũ tháng 5-2011
* Năng lực thích ứng của hệ thống cơ sở hạ tầng
Năng lực thích ứng của hệ thống cơ sở hạ tầng được xác định thông qua khả năng thích ứng của bản thân các công trình hạ tầng cũng như của các cơ quan liên quan tham gia vào công tác thiết kế, quy hoạch, triển khai, bảo trì và nâng cấp các hệ thống cơ sở hạ tầng.
Cam Đường là xã vùng ven đô, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, có thể nói nhận thức và năng lực của cán bộ địa phương về công tác xây dựng và quản lý hạ tầng về biến đổi khí hậu, các giải pháp tăng cường khả năng thích ứng cho hệ thống công trình hạ tầng còn hạn chế. Hơn nữa, BĐKH là một vấn đề mới và tác động đến rất nhiều ngành, lĩnh vực và các cấp khác nhau.
- Tính từ năm 1991 trở lại đây, để giải quyết vấn đề xói lở bờ sông dọc theo tuyến sông Hồng, Nậm Thi, Ngòi Đum, Ngòi Đường, v.v, mỗi năm tỉnh/thành phố Lào Cai đã đầu tư nâng cấp và làm mới hàng nghìn mét kè với chiều dài khoảng 20 km. Tuy nhiên, do nguồn vốn có hạn nên mới chỉ nâng cấp xây dựng được một số vị trí trọng yếu và chỉ có khoảng 60% là tương đối hoàn chỉnh.
Về lĩnh vực giao thông, hiện nay, các yếu tố BĐKH vẫn chưa được lồng ghép trong các kế hoạch phát triển của ngành. Vì vậy, khả năng thích ứng với thiên tai do BĐKH gây ra của hệ thống giao thông là khá hạn chế, nhất tuyến đường Cao tốc Nội Bài - Lào Cai.
Công tác quy hoạch, xây dựng thiếu các phân tích đanh giá đến tình hình thiên tai, tác động của biến đổi khí hậu: Xây dựng đường giao thông và cống thoát nước tại Thôn Sơn Cánh; xây đường cao tốc làm thay đổi dòng chảy, khai thác khoáng sản khoét sâu khu vực đầu nguồn nước thôn Sơn Cánh làm nước không về được thôn, xây ngầm tràn làm cho các loại hình thiên tác tác động theo hướng trầm trọng hơn...
Hoạt động khai thác khoáng sản chưa được kiểm soát nghiêm ngặt, chưa có phương án xử lý chất thải, quặng dự trữ hợp lý nên tăng nguy cơ sạt lở đất. Mỗi khi mưa lũ, một lượng đất đá lớn bị cuốn trôi bồi lấp dòng chảy, tắc nghẽn kênh mương, thu hẹp dòng chảy, trầm trọng thêm nguy cơ lũ quét.
Mỗi khi lũ về tạo nên từng lớp bùn đất ảnh hưởng đến tài sản, sinh hoạt, chất lượng đất sản xuất của người dân.
Hệ thống điện: Chiến lược phát triển ngành điện cho Tp Lào Cai nói chung và xã Cam Đường nói riêng đến năm 2020 vẫn chưa đưa ra được các giải pháp hoàn chỉnh để ứng phó với tác động của BĐKH như chưa ngầm hóa hệ thống điện để tránh mưa bão lốc, chưa tính toán cân bằng giữa cấp điện và tiêu thụ điện trong những điều kiện nắng nóng kéo dài.
* Nhận định tổng hợp về tính DBTT của các hệ thống cơ sở hạ tầng
Qua phân tích và tổng hợp phía trên chúng ta có thể thấy cơ sở hạ tầng các công trình thủy lợi, thoát nước là nhóm đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất do các thiên tai liên quan đến BĐKH, tiếp theo là cơ sở hạ tầng giao thông, công trình công cộng và cuối cùng là nhà ở. Việc xếp hạng này căn cứ trên mức độ thiệt hại trong thời gian qua, quy mô thiệt hại (ví dụ khi mưa lũ, hệ thống thủy lợi tại hầu hết các khu vực trong xã đều bị ảnh hưởng, trong khi chỉ hệ thống giao thông của các thôn thuộc phía Nam xã chịu ảnh hưởng của thiên tai).
Bảng dưới đây tóm lược các vấn đề cần lưu ý về tác động của lũ quét, sạt lở đất và ngập úng đối với công trình cơ sở hạ tầng của xã Cam Đường. Các ký hiệu dấu cộng thể hiện mức độ tác động của thiên tai trong đó ký hiệu có nhiều dấu cộng hơn được hiểu là mức độ tác động cao hơn.
Bảng 4.3. Tổng hợp tính DBTT của thiên tai đến công trình cơ sở hạ tầng TT Loại Công trình Mức độ tác động Loại hình thiên tai Khu vực có công trình hạ tầng chịu ảnh hưởng mạnh nhất của thiên tai
1 Thủy lợi,
thoát nước ++++
Lũ quét
- 7 thôn ven suối Ngòi Đường: Thôn Sơn Lầu, Làng Thác, Sơn Cánh, Dạ 2, Suối Ngàn, Dạ 1, Vạch.
Sạt lở đất - Thôn Sơn Cánh, Sơn Lầu, Dạ 1 (gần bãi thải khai trường)
2 Giao thông +++
Lũ quét
- Các tuyến đường bị phủ lớp bùn dày khoảng 30-50cm.
- Toàn bộ hệ thống giao thông phía Nam xã bị cô lập.
Sạt lở đất - Đường liên xã gần khu khai thác và bãi thải mỏ Apatit. 3 Hệ thống nhà ở của người dân ++ Lũ quét
- Nhà ở dọc theo khu vực suối Ngòi Đường. Sạt lở đất
- Thôn Sơn Cánh, Sơn Lầu, Dạ 1. 4
Công trình
công cộng + Lũ quét
- Bệnh viện Y học cổ truyền bị ngập nước. Sạt lở đất
+ Tác động ở mức độ nhẹ tương đương mức 1 ++ Tác động tương đương mức 2
+++ Tác động tương đương mức 3 ++++ Tác động ở mức độ mạnh nhất