Tình hình nợ đọng thuế GTGT qua các năm 2012 2014

Một phần của tài liệu Công tác quản lý thuế giá trị gia tăng tại Chi cục thuế thành phố Lạng Sơn (Trang 65)

Bảng 4.5: Sự thay đổi nợ khó thu qua các năm 2012-2014

Đơn vị: Đồng Kỳ nợ Tổng nợ Phân loại Không có khả năng thu Nợ đọng còn lại 12/2011 15.690.913.953 3.517.576.292 12.173.337.661 12/2012 21.544.633.392 7.976.579.184 13.568.054.208 12/2013 26.450.156.236 9.632.248.434 16.817.907.802 12/2014 34.755.694.456 - 34.755.694.456

(Nguồn: Chi cục thuế thành phố Lạng Sơn)

Nợ do các nguyên nhân:

-Ý thức chấp hành nghĩa vụ nộp thuế còn thấp, tình trạng nợ thuế gối đầu còn phố biến.

-Người nộp thuế cố tình dây dưa trong việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế. -Người kinh doanh trong năm gặp khó khăn về tài chính.

-Do người kinh doanh còn nợ thuế bỏ trốn, tự ý ngưng ngang...

-Có thời điếm lãi suất vay ngân hàng cao hơn tiền phạt chậm nộp thuế, nên các công ty, doanh nghiệp sẵn sàng để nợ tiền thuế và chịu phạt chậm nộp.

-Người nộp thuế nợ đọng tiền thuế bị xử phạt chậm nộp đa số chỉ nộp phần tiền thuế nợ mà chưa chấp nhận việc nộp tiền phạt chậm nộp.

-Số thuế truy thu sau quyết toán lớn nên các Công ty, doanh nghiệp... nộp phân kỳ.

4.1.4. Tình hình tuân thủ pháp luật về thuế của DN điều tra

Bảng 4.6: Tình hình tuân thủ pháp luật về thuế

STT Nội dung câu hỏi Số lượng

DN điều tra

Số lượng câu trả lời

Tỉ lệ (%)

1 Nguyên nhân nợ thuế 30 30 100

Khó khăn về tài chính 19 63,33

Cơ quan thuế không đôn đốc, cưỡng chế 8 26,67

Do phát sinh ít, không muốn nộp nhiều lần 3 10

2 Thời gian gia hạn thu nợ 30 30 100

Ngắn 10 33,33 Đủ thời gian 16 53,34 Dài 4 13,33 3 Thủ tục quản lý nợ 30 30 100 Còn rườm rà 23 76,67 Phù hợp 7 23,33

(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra)

Đa số người nộp thuế nhận thức đúng và hoàn thành tốt nghĩa vụ về thuế thì vẫn còn một bộ phận người nộp thuế có hành vi hoặc ý định vi phạm pháp luật về thuế.

Về câu hỏi nguyên nhân nợ thuế, có hơn 63% số câu trả lời là do khó khăn về tài chính. Còn lại do không có sự đôn đốc cưỡng chế của cơ quan thuế và không muốn nộp nhiều lần. Điều này cho thấy còn một bộ phận không nhỏ người nộp thuế chưa có ý thức, thiếu trách nhiệm trong việc tuân thủ pháp luật về thuế.

Về vấn đề quản lý nợ, phần lớn câu trả lời thủ tục quản lý còn rườm rà khiến doanh nghiệp gặp khó khăn. Đây là một trong những căn cứ để cơ quan thuế điều chỉnh và hoàn thiện lại cơ chế quản lý nợ và cưỡng chế nợ.

4.1.5. Quản lý hoàn thuế giá trị gia tăng

Việc hoàn thuế GTGT là một trong những chính sách được Chính phủ đưa ra nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh vượt qua khó khăn. Nhờ thực hiện tốt chính sách đổi mới của Nhà nước về hoàn thuế, công tác hoàn thuế đã được triển khai nhanh và hiệu quả hơn. Nhìn chung, các doanh nghiệp thực hiện tương đối tốt trong việc kê khai xin hoàn thuế GTGT.

Khi kiểm tra hoàn thuế, đối với bảng kê hàng hóa dịch vụ mua vào thực hiện việc đối chiếu, lập phiếu đề nghị xác minh hóa đơn đối với các hóa đơn

giá trị lớn, có nghi vấn.

Bảng 4.7: Kết quả hoàn thuế và kiểm tra hoàn thuế GTGT qua các năm 2012 – 2014 Đơn vị: Triệu đồng STT Nội dung 2012 2013 2014 1 Số hồ sơ đề nghị hoàn 70 79 13 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2 Kiểm tra trước hoàn thuế sau

Số hồ sơ đã kiểm tra 11 10 3 Số thuế GTGT đề nghị hoàn 6166,27 6601,463 1925 Số thuế GTGT không hoàn 329,66 26,561 144 Số thuế GTGT đã hoàn 5836,61 6574,9 1781

3 Hoàn thuế trước, kiểm tra sau

Số hồ sơ đã kiểm tra 54 69 10 Số thuế GTGT đề nghị hoàn 92273,05 167925,156 21212 Số thuế GTGT không được hoàn

- 22758,488 -

Số thuế GTGT đã hoàn

92273,05 145166,668 21212

(Nguồn: Chi cục thuế thành phố Lạng Sơn)

Năm 2012 có 70 hồ sơ xin hoàn thuế GTGT, năm 2013 tăng lên 79 bộ và 2014 giảm còn 13 bộ. Chi cục thuế thành phố Lạng Sơn đã giải quyết hoàn thuế theo đúng thủ tục cho các doanh nghiệp.

Đối với hồ sơ hoàn thuế của các doanh nghiệp chưa từng được kiểm tra hoàn thuế hoặc những doanh nghiệp có dấu hiệu gian lận thì Chi cục tiến hành kiểm tra trước hoàn thuế sau.

Đối với hồ sơ hoàn thuế của các doanh nghiệp nghiệp chấp hành tốt trong việc kê khai, nộp thuế GTGT hoặc đã kiểm tra hoàn thuế trước đó, thì

Chi cục tiến hành hoàn trước kiểm tra sau.

Bảng 4.8: Ý kiến về hoàn thuế của doanh nghiệp điều tra

ST

T Nội dung câu hỏi

Số lượng DN điều tra Số lượng câu trả lời Tỉ lệ (%)

1 Nhận xét về hành vi trốn thuế qua hoàn thuế 30 30 100

Cơ quan thuế không thể phát hiện 16 53,33

Không muốn nhưng có nhiều kẽ hở để trốn thuế 12 40,00

Nếu khai đủ thì phải nộp thuế nhiều hơn 2 6,67

2 Về thủ tục hoàn thuế GTGT 30 30 100

Nhanh 25 83,33

Chậm 5 16,67

(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra)

Đối với câu hỏi về hành vi trốn thuế, có 60% câu trả lời cho rằng sẵn sang trốn thuế nếu có điều kiện. Trong đó 40% còn lại cho rằng Luật thuế còn nhiều kẽ hở để trốn thuế.

Về câu hỏi về thủ tục hoàn thuế, có hơn 83% câu trả lời là thủ tục hoàn thuế đã nhanh, đây là một trong những điểm cộng của Chi cục.

4.2 Những kết quả đạt được

Nhờ điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội thuận lợi cùng với sự cố gắng nỗ lực của toàn thể cán bộ ngành thuế nên công tác quản lý thuế GTGT đã hoàn thành nhiệm vụ được giao. Ngoài ra, công tác thuế còn được sự lãnh đạo của Thành uỷ, HĐND, UBND thành phố, Tổng cục thuế và Bộ Tài chính, cùng với sự phối hợp, giúp đỡ của các cấp, các ngành cũng như sự chấp hành nghĩa vụ nộp thuế của các ĐTNT ngày càng cao, công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách thuế, phí và lệ phí đã đi vào lòng dân, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho cơ quan thuế hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.

động sản xuất, kinh doanh. Năm 2011, Chi cục đã đưa gần hết hộ thực tế có kinh doanh vào sổ bộ quản lý thu thuế, đảm bảo thu đúng, thu đủ và kịp thời số thuế GTGT cho ngân sách Nhà nước. Chi cục đã hoàn thành vượt mức dự toán thu thuế GTGT, hạn chế tình trạng thất thu thuế và giảm tình trạng nợ đọng thuế GTGT. Điển hình là đã tăng cường kiểm tra việc niêm yết giá và bán hàng theo đúng giá niêm yết.

Thứ hai, Công tác thu, nộp, xử lý tờ khai đã được thực hiện nghiêm túc, chất lượng được nâng cao. Việc chấp hành kê khai, tính thuế của ĐTNT đã đi vào nề nếp, giảm bớt tình trạng sai sót phải sửa chữa. Tăng cường công tác hạch toán, kế toán. Việc quản lý hoá đơn, chứng từ đã dần đi vào ổn định, biểu hiện là số trường hợp sai sót, vi phạm về hoá đơn, chứng từ của năm sau thấp hơn năm trước, việc thực hiện đóng dấu mã số thuế, tên doanh nghiệp tại đội quản lý ấn chỉ trước khi giao hoá đơn cho doanh nghiệp đã hạn chế đáng kể số doanh nghiệp vi phạm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thứ ba, Chi cục đã thực hiện tốt việc khấu trừ thuế, hoàn thuế GTGT cho các doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi về vốn cho doanh nghiệp, đồng thời vẫn đảm bảo chặt chẽ và đúng quy định, hạn chế tình trạng gian lận làm thất thoát thuế. Chi cục đã giải quyết kịp thời các trường hợp miễn, giảm thuế GTGT trong những năm đầu áp dụng thuế GTGT nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp.

Thứ tư, Công tác kiểm tra, thanh tra ĐTNT cũng như nội bộ ngành thuế đã được tăng cường, đã phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm thuộc thẩm quyền của Chi cục góp phần hạn chế tình trạng gian lận về thuế GTGT.

Thứ năm, Nâng cao hiểu biết và ý thức chấp hành nghĩa vụ nộp thuế cho nhân dân, khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển sản xuất, góp phần khuyến khích đầu tư, sản xuất xuất khẩu, điều tiết vĩ mô nền kinh tế.

thu trong nền kinh tế và ngày càng được hoàn thiện phù hợp với cơ chế thị trường. Chính sách thuế đã thực sự trở thành công cụ điều tiết vĩ mô có hiệu lực và hiệu quả đối với nền kinh tế. Hệ thống chính sách thuế từng bước đơn giản hoá, rõ ràng, minh bạch, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, phù hợp với yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, khuyến khích mở cửa thu hút đầu tư nước ngoài.

Từng bước cải tiến các quy trình, biện pháp nghiệp vụ, ứng dụng công nghệ tin học vào quản lý thuế, đưa công tác quản lý thu thuế dần đi vào nề nếp theo hướng hiện đại hoá.

Xây dựng được bộ máy và đội ngũ cán bộ ngày càng trưởng thành và lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng.

Về công tác nghiên cứu xây dựng chính sách Thuế: đã tham gia với Bộ Tài chính trong việc thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hệ thống chính sách thuế theo đúng chủ trương của Đảng và Nhà nước, phù hợp với yêu cầu hội nhập.

Công tác quản lý thuế đã không ngừng được đổi mới: công tác tuyên truyền, hướng dẫn, giải thích các chính sách, hỗ trợ tư vấn cho người nộp thuế đã được triển khai trên cả nước. Công tác thanh tra, kiểm tra xử lý các vi phạm về thuế đã được đẩy mạnh để chống thất thu thuế và bảo đảm công bằng xã hội. Chú trọng phát triển các ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả quản lý thuế và chất lượng phục vụ cho người nộp thuế. Đội ngũ cán bộ thuế cũng đã được từng bước đào tạo và đào tạo lại, cả về trình độ, nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức.

4.3 Hạn chế

Mặc dù việc triển khai thực hiện luật thuế GTGT trong những năm qua đã đạt được nhiều thành công đáng khích lệ, nhưng một số khâu trong công tác quản lý thuế GTGT vẫn còn những điểm hạn chế, yếu kém cần khắc phục;

tình trạng thất thu thuế và nợ đọng thuế vẫn chưa được khắc phục triệt để, đặc biệt là trong công tác hoàn thuế GTGT.

Kết quả thu thuế GTGT chưa tương xứng với điều kiện và khả năng của thành phố

Tuy kết quả thu thuế GTGT luôn hoàn thành vượt mức kế hoạch và có tốc độ tăng cao, nhưng số thu đó vẫn chưa tương xứng với khả năng và điều kiện của thành phố, chưa khai thác hết nguồn thu. Ở một số lĩnh vực, vẫn còn xảy ra tình trạng thất thu cả về doanh thu lẫn ĐTNT và mức thuế, số thuế GTGT nợ đọng có giảm nhưng vẫn còn lớn, năm 2014 còn nợ đọng hơn 34 tỷ đồng. Trong một số lĩnh vực như: kinh doanh xe máy, kinh doanh vật liệu xây dựng cao cấp, xây dựng, bất động sản, nhà cho thuê... đã được tăng cường quản lý nhưng vẫn còn thất thu lớn. Tình trạng bỏ sót cơ sở kinh doanh chưa lập bộ quản lý thu thuế đã giảm đi rất nhiều nhưng vẫn chưa triệt để, năm 2014 vẫn còn khoảng 5% các cơ sở kinh doanh chưa được đưa vào diện quản lý thu thuế GTGT.

Công tác triển khai nghiệp vụ chưa hiệu quả

Việc triển khai thực hiện luật thuế GTGT còn gặp một số khó khăn, vướng mắc do luật thuế nảy sinh một số vấn đề bất hợp lý chưa được điều chỉnh hoặc điều chỉnh chưa phù hợp với điều kiện thực tế hiện tại. Mặc dù công tác quản lý thuế có tiến bộ nhưng ở một số khâu vẫn còn yếu kém và lúng túng, chưa phát huy hết năng lực và hiệu quả công việc. Việc thực hiện các biện pháp quản lý ở một số bộ phận chưa được coi trọng đúng mức, chưa quản lý thu thuế triệt để các cơ sở sản xuất, kinh doanh.

Việc thực hiện chương trình quản lý thuế trên mạng máy tính hiệu quả triển khai chưa cao.

Trình độ và nhận thức về thuế GTGT đã được nâng cao nhưng vẫn còn hiện tượng sai sót phải chỉnh sửa trong kê khai nộp thuế, lập hồ sơ xin

miễn, giảm, hoàn thuế; vẫn còn một số ĐTNT nộp chậm hoặc cố tình không nộp tờ khai.

Công tác kiểm tra còn hạn chế

Công tác kiểm tra chưa phát huy được hết khả năng, chưa triệt để. Tình trạng gian lận thuế vẫn còn nhiều, tình trạng thất thu vẫn còn xảy ra. vẫn còn nhiều doanh nghiệp cố tình vi phạm luật thuế đế gian lận trốn thuế, một số doanh nghiệp chấp hành chế độ quản lý, sử dụng hoá đơn, báo cáo quyết toán thuế chưa nghiêm, chưa đúng quy định. Việc sử dụng hoá đơn ở một số doanh nghiệp còn tuỳ tiện, kê khai chưa chính xác, việc hạch toán, kế toán báo cáo còn mang tính hình thức, đối phó, thậm chí kê khai không trung thực, gian lận để trốn thuế, thậm chí còn có tình trạng bán hoá đơn trắng cho khách hàng gây tổn thất rất lớn cho ngân sách Nhà nước, gây thiệt hại cho những doanh nghiệp chân chính, trong khi công tác kiểm tra, thanh tra chưa phát hiện kịp thời và triệt để.

Tình trạng gian lận, trốn lậu thuế vẫn còn xảy ra và ngày càng nghiêm trọng, tinh vi hơn, mà nguyên nhân chủ yếu là do hạn chế của hệ thống thuế, sự non kém trong lĩnh vực quản lý và sự phức tập trong các hoạt động KT- XH. Trong khi đó, công tác kiểm tra cũng còn những mặt hạn chế, chưa thể phát hiện một cách đầy đủ, kịp thời các trường hợp vi phạm.

Công tác tổ chức bộ máy quản lý thuế còn nhiều thiếu sót

Đối chiếu yêu cầu công tác quản lý thuế và yêu cầu cải cách hành chính, Bộ máy quản lý thuế còn chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu, dẫn đến công tác quản lý thuế còn những tồn tại cơ bản như sau:

- Công tác tuyên truyền, hỗ trợ chưa thật tốt nên sự hiểu biết về thuế của cộng đồng xã hội, tính tuân thủ, tự giác của người nộp thuế còn nhiều hạn chế, nhiều người nộp thuế chưa có ý thức tự giác thực hiện đầy đủ trách nhiệm pháp luật trong việc kê khai và nộp đủ nghĩa vụ thuế cho nhà nước.

- Tình trạng trốn thuế, gian lận về thuế diễn ra khá phổ biến ở một số khoản thu, sắc thuế, ở các địa phương vẫn chưa được ngăn chặn đẩy lùi có hiệu quả.

4.4 Yếu tố ảnh hưởng

Trong thời gian đầu thực hiện, mặc dù đã đạt được nhiều thành công to lớn nhưng công tác quản lý thuế GTGT không thể tránh khỏi vẫn còn một số điểm hạn chế, yếu kém. Những yếu kém đó là do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có những nguyên nhân chủ quan và cũng có những nguyên nhân khách quan

4.4.1 Yếu tố chủ quan

Một số nguyên nhân chủ quan cơ bản của những hạn chế, yếu kém trong công tác quản lý thuế GTGT là: quy trình quản lý thuế chưa hiệu quả; các quy định về công tác kiểm tra chưa phù hợp, chưa hiệu quả; cơ quan thuế chưa phát hiện và xử lý triệt để các trường hợp vi phạm; ý thức trách nhiệm và năng lực của một số cán bộ còn kém; sự phối hợp với các cơ quan quản lý Nhà nước chưa chặt chẽ, chưa chủ động; công tác tư vấn, tuyên truyền chưa phát huy hết hiệu quả; trình độ tin học chưa cao, việc áp dụng công tác quản lý thuế trên máy tính chưa đồng bộ.

Những tồn tại và hạn chế trên là do nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân do tổ chức bộ máy còn những tồn tại chủ yếu sau đây: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một số chức năng, nhiệm vụ quan trọng trong công tác quản lý thuế chưa được Chính phủ giao cho cơ quan thuế, vì vậy chưa có bộ phận chuyên trách để thực hiện.

Chức năng quản lý thu nợ và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính

Một phần của tài liệu Công tác quản lý thuế giá trị gia tăng tại Chi cục thuế thành phố Lạng Sơn (Trang 65)