Quản lý khai thuế và nộp thuế GTGT qua các năm 2012-2014

Một phần của tài liệu Công tác quản lý thuế giá trị gia tăng tại Chi cục thuế thành phố Lạng Sơn (Trang 62)

4.1.2.1 Tình hình chấp hành khai thuế GTGT giai đoạn 2012 – 2014

Kết quả về tình hình chấp hành khai thuế GTGT được trình bày trong bảng 4.2 Bảng 4.2: Tình hình chấp hành khai thuế GTGT 2012 - 2014 STT Chỉ tiêu 2012 2013 2014 So sánh(%) 2013/201 2 2014/2013 1 Số tờ khai phải nộp 68977 68845 44491 99.8 64.62 2 Số tờ khai đã nộp 64268 64148 41955 99.81 65.4 3 Tỷ lệ số tờ khai đã nộp so với số phải nộp(%) 93.17 93.18 94.29 100.01 101.19 4 Số lượng tờ khai nộp đúng hạn 52050 53242 36920 102.3 69.3

5 Tỷ lệ số tờ khai nộp đúng hạn(%)

80.98 83 88 102.5 116.5

(Nguồn: Chi cục thuế thành phố Lạng Sơn)

Nhận xét: Ta thấy qua các năm, tỷ lệ tờ khai đã nộp so với số tờ phải nộp đã tăng lên. Số tờ khai đã nộp so với số phải nộp qua năm 2012: 93.17%, năm 2013: 93.18%, năm 2014: 94,29%.

Nhìn chung, công tác quản lý kê khai thuế GTGT đã thu được kết quả nhất định, tỷ lệ người nộp thuế đúng hạn tăng lên, được kết quả đó là do trong năm đã triển khai thực hiện rà soát, lập danh sách người nộp thuế HSKT làm căn cứ đôn đốc và xử lý vi phạm. Mặt khác các trường hợp chậm nộp HSKT đều tiến hành lập biên bản theo quy định.

Bảng 4.3: Tình hình khai thuế giá trị gia tăng tại doanh nghiệp điều tra

STT Nội dung câu hỏi Số lượng

DN điều tra

Số lượng câu trả lời

Tỉ lệ (%)

1 Nguyên nhân kê khai thuế bị thiếu sót 30 30 100

Kê khai đầy đủ phải nộp thuế nhiều hơn 6 20,00

Biểu mẫu kê khai phức tạp 8 26,67

Thủ tục nộp HSTK chưa thuận lợi 12 40,00

Chính sách thuế thay đổi 4 13,33

2 Tự giác kê khai khi không có phát sinh thuế 30 30 100

Không kê khai 2 6,67

Kê khai nếu bị nhắc nhở 6 20,00

Phải kê khai vì đây là nghĩa vụ 22 73,33

(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra)

Qua kết quả điều tra ta thấy, có 40% câu trả lời về nguyên nhân kê khai thuế GTGT thiếu là do thủ tục nộp HSKT chưa thuận lợi, trong khi đó vẫn còn một bộ phận (chiếm 20%) chưa có ý thức chấp hành pháp luật thuế khi trả lời nguyên nhân là do phải nộp thuế nhiều hơn.

Về câu hỏi tự giác kê khai thuế GTGT khi không phát snh thuế GTGT đầu vào và đầu ra, có tới 73.33% trả lời kê khai vì đây là nghĩa vụ. Còn lại 26.67% chưa có ý thức đầy đủ về nghĩa vụ nộp thuế.

4.1.2.2 Kết quả thu thuế GTGT qua các năm 2012 - 2014

Bảng 4.4: Kết quả thu thuế GTGT 2012-2014

Đơn vị: Tỷ đồng

Năm Dự toán pháp lệnh Dự toán phấn đấu Thực thu

2012 167,350 168,0 101,4249

2013 169,0 169,0 110,2517

2014 60,2 61,0 58,4397

(Nguồn: Chi cục thuế thành phố Lạng Sơn) Ta thấy thuế GTGT thực thu từ năm 2012-2013 tăng nhẹ và giảm vào năm 2014. Cụ thể là năm 2013, số thu thuế GTGT là 110,2517 tỷ đồng(tăng 8,7% so với năm trước). Năm 2014, số thu thuế GTGT là 58,4397 tỷ đồng (giảm 47% so với năm trước).

Lạm phát thực tế có ảnh hưởng đến thuế GTGT mà NNT phải nộp cho nhà nước, nhưng ta không xác định được hướng tăng bao nhiêu.Lý do là thuế GTGT thực thu bằng thuế GTGT đầu ra trừ thuế GTGT đầu vào. Khi lạm phát tăng, thuế GTGT đầu vào chắc chắn tăng, nhưng thuế GTGT đầu ra ta không thể xác định được do một số yếu tố chủ quan của NNT tạo nên như gian lận thuế (khi bán hàng không xuất hoá đơn; có xuất hoá đơn nhưng không đúng số tiền đã thu của người mua...).

Thuế GTGT chiếm một phần quan trọng trong tổng thu NSNN của thành phố. Cụ thể là đến năm 2014, số thu thuế GTGT của Chi cục thuế thành phố Lạng Sơn chiếm 39,48% so với tổng NSNN thu vào. Từ đó, ta thấy công tác thu thuế GTGT của cán bộ quản lý trong thành phố đã chặt chẽ hơn.

Ngoài ra, nguyên nhân khác ảnh hưởng đến số thu thuế GTGT là do có những hộ mới ra kinh doanh nên những tháng đầu được ưu đãi miễn thuế. Nhưng trên thực tế những hộ mới là dựa trên hộ cũ được đối tên lại do chuyển

địa điểm; thay đổi qui mô. Số lượng này ít nên ảnh hưởng không đáng kể.

Một phần của tài liệu Công tác quản lý thuế giá trị gia tăng tại Chi cục thuế thành phố Lạng Sơn (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w