Độ tin cậy của thang đo được đánh giá thông qua hệ số Cronbach alpha tính được từ việc phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS. Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008)“Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng khi Cronbach’s alpha từ 0.8 trở lên đến gần 1 thì thang đo lường là tốt, từ 0.7 đến gần 0.8 là sử dụng được. Cũng có nhà nghiên cứu đề nghị rằng Cronbach’s alpha từ 0.6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm thang đo lường là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu (Nunnally, 1978; Peterson, 1994; Slater, 1995)”. Đối với luận văn này, các biến quan sát có hệ số tương quan biến – tổng lớn hơn hoặc bằng 0.3 thì biến đó đảm bảo ý nghĩa thống kê và Cronbach’s alpha lớn hơn hoặc bằng 0.6 thì thang đo có thể chấp nhận được về mặt độ tin cậy. Kết quả phân tích như sau:
Tiền lương: thang đo này có Cronbach’s Alpha bằng 0.808 (≥0.6), các hệ số tương quan biến – tổng hiệu chỉnh của các biến quan sát đều ≥0.3 nên thang đo này
đảm bảo ý nghĩa thống kê và Cronbach’s Alpha khi loại bỏ biến cũng nhỏ hơn Cronbach’s Alpha ban đầu, do đó 3 biến thành phần của Tiền lương đều được đưa vào phân tích EFA.
Sự hỗ trợ của lãnh đạo: thang đo Sự hỗ trợ của lãnh đạo có Cronbach’s Alpha bằng 0.748 (≥0.6), các hệ số tương quan biến – tổng hiệu chỉnh của các biến quan sát đều ≥0.3 nên thang đo này đảm bảo ý nghĩa thống kê, do đó 3 biến thành phần của Sự hỗ trợ của lãnh đạo đều được đưa vào phân tích EFA. Tuy nhiên, cũng cần chú ý đến biến quan sát LD1 có hệ số tương quan biến- tổng hơi thấp (0.498) và hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo Sự hỗ trợ của lãnh đạo sẽ tăng nếu loại trừ biến này (0.759).
Bảng 4.2 Độ tin cậy của thang đo
STT Thang đo Cronbach’s Alpha
1 Tiền lương 0.808 2 Sự hỗ trợ của lãnh đạo 0.748 3 Sự hỗ trợ của đồng nghiệp 0.776 4 Cơ hội đào tạo và thăng tiến 0.808 5 Bản chất công việc 0.563 6 Phúc lợi 0.819 7 Khen thưởng 0.894 8 Lòng trung thành 0.849 (Nguồn: kết quả phân tích của tác giả)
Sự hỗ trợ của đồng nghiệp: thang đo Sự hỗ trợ của đồng nghiệp có Cronbach’s Alpha bằng 0.776 (≥0.6), các hệ số tương quan biến – tổng hiệu chỉnh của các biến quan sát đều ≥0.3 nên thang đo này đảm bảo ý nghĩa thống kê, do đó 4 biến thành phần của Sự hỗ trợ của đồng nghiệp đều được đưa vào phân tích EFA. Tuy nhiên, cũng cần chú ý đến biến quan sát DN4 có hệ số tương quan biến- tổng hơi thấp (0.535) và hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo Sự hỗ trợ của đồng nghiệp sẽ tăng nếu loại trừ biến này (0.789).
Cơ hội đào tạo và thăng tiến: thang đo này có Cronbach’s Alpha bằng 0.808 (≥0.6), các hệ số tương quan biến – tổng hiệu chỉnh của các biến quan sát đều ≥0.3 nên thang đo này đảm bảo ý nghĩa thống kê do đó 3 biến thành phần của Cơ hội đào tạo và thăng tiến đều được đưa vào phân tích EFA.
Bản chất công việc: thang đo này có hệ số Cronbach’s alpha thấp (0.563), đồng thời, hệ số tương quan biến – tổng của các biến quan sát rất thấp (bảng 4.3), do đó thang đo này không đạt độ tin cậy. Tác giả cũng đã tiến hành nghiên cứu định tính lại bằng cách thảo luận với một số nhân viên khai thác dầu khí trên biển để tìm hiểu nguyên nhân tại sao hệ số Cronbach’s Alpha tại sao lại thấp như thế. Kết quả cho thấy những người tham gia khảo sát đều hiểu nội dung của các biến quan sát. Nhưđã phân tích ở mục 2.2.2.2 vềđặc thù công việc, công việc của nhân viên khai thác dầu khí trên biển rất vất vả, áp lực về thời gian làm việc, các nguy cơ cháy nổ, ảnh hưởng xấu của thời tiết, sự nặng nề của máy móc… do đó, có thể họ thỏa mãn với bản chất công việc (phân tích ở mục 4.2) nhưng yếu tố này hoàn toàn không có ảnh hưởng đến lòng trung thành của họ.
Bảng 4.3 Độ tin cậy của yếu tố công việc Trung bình thang đo nếu loại biến Phương sai thang đo nếu loại biến Tương quan biến-tổng hiệu chỉnh Cronbach's Alpha nếu loại biến CV1 15.46 4.069 0.233 0.553 CV2 15.88 3.161 0.560 0.383 CV3 16.26 3.128 0.360 0.486 CV4 16.74 3.570 0.171 0.611 CV5 16.38 3.292 0.366 0.482 (Nguồn: kết quả phân tích của tác giả)
Phúc lợi: thang đo này có Cronbach’s Alpha bằng 0.819 (≥0.6), các hệ số tương quan biến – tổng hiệu chỉnh của các biến quan sát đều ≥0.3 nên thang đo này đảm bảo ý nghĩa thống kê và Cronbach’s Alpha khi loại bỏ biến cũng nhỏ hơn Cronbach’s Alpha ban đầu, do đó 5 biến thành phần của Phúc lợi đều được đưa vào phân tích EFA.
Khen thưởng: thang đo này có Cronbach’s Alpha bằng 0.894 (≥0.6), các hệ số tương quan biến – tổng hiệu chỉnh của các biến quan sát đều ≥0.3 nên thang đo này đảm bảo ý nghĩa thống kê. Biến quan sát KT1 có Cronbach’s Alpha tăng (0.916) khi loại biến, tuy nhiên, tương quan biến-tổng hiệu chỉnh cao (0.609) nên được giữ lại để nghiên cứu tiếp, do đó 4 biến thành phần của Khen thưởng đều được đưa vào phân tích EFA.
Lòng trung thành: thang đo Lòng trung thành có Cronbach’s Alpha bằng 0.849 (≥0.6), các hệ số tương quan biến – tổng hiệu chỉnh của các biến quan sát đều ≥0.3 nên thang đo này đảm bảo ý nghĩa thống kê. Biến quan sát TT2 có Cronbach’s Alpha tăng (0.865) khi loại biến, tuy nhiên, tương quan biến-tổng hiệu chỉnh cao (0.645) nên được giữ lại để nghiên cứu tiếp, do đó 3 biến thành phần của Lòng trung thành đều được đưa vào phân tích EFA.
Kết luận về Cronbach’s Alpha
Cronbach’s Alpha của các biến Tiền lương, Sự hỗ trợ của lãnh đạo, Sự hỗ trợ của đồng nghiệp, Cơ hội đào tạo và thăng tiến, Phúc lợi, Khen thưởng và Lòng trung thành đều khá cao nên được tiếp tục đưa vào nghiên cứu, các biến quan sát của từng thang đo không thay đổi. Thang đo Bản chất công việc có hệ số Cronbach’s Alpha thấp (0.563), hệ số tương quan biến tổng của từng biến cũng thấp (bảng 4.3) nên không đảm bảo ý nghĩa thống kê, không tiếp tục đưa vào nghiên cứu.