Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác bồi thường và giải phóng mặt bằng dự án cụm Công nghiệp An Khánh số 1 trên địa bàn xã An Khánh, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. (Trang 29)

4.1.1.1. Vị trí địa lý.

Xã An Khánh là một xã miền núi nằm ở phía đông nam huyện Đại Từ, có tổng diện tích tự nhiên 1.446,03ha chiếm 12% diện tích toàn huyện,

Phía Bắc giáp xã Cổ Lũng – huyện Phú Lương.

Phía Đông giáp xã Phúc Hà – thành phố Thái Nguyên.

Phía Tây giáp xã Phúc Xuân, xã Quyết Thắng – thành Phố Thái Nguyên. Phía Nam giáp xã Cù Vân – huyện Đại Từ.

Xã cách trung tâm chính trị – kinh tế – văn hóa huyện 16km, cách thành phố Thái Nguyên 13km, cách Hà Nội 100km, có đường quốc lộ 3 chạy dọc theo chiều dài của xã.

Dự án Cụm công nghiệp số An Khánh số 1 có vị trí nằm tại cuối xã An Khánh nằm giữa các Xóm Tân Tiến, xóm Chàm Hồng, xóm Bãi Chè, xóm Cửa Nghè, giáp quốc lộ 3 thuận lợi cho quá trình GPMB và thi công xây dựng dự án.

4.1.1.2. Địa hình, đất đai.

Địa hình, địa mạo xã An Khánh chủ yếu là đất bằng và đồi bát úp có địa hình nghiêng dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam độ cao trung bình khoảng 110m. Tuy nhiên khu vực GPMB thuộc dự án cụm công nghiệp An Khánh số 1 lại có địa hình tương đối bằng phẳng chủ yếu là các loại đất đất nông nghiệp, và đất ở tại nông thôn.

4.1.1.3. Khí hậu, thủy văn. * Khí hậu.

An Khánh là một xã có đặc điểm chung khí hậu miền núi phía Bắc mang tính chất đặc thù của vùng nhiệt đới gió mùa, hàng năm được chia làm 2 mùa rõ rệt mùa mưa và mùa khô.

* Thủy văn.

Hệ thống thủy văn của xã An Khánh chủ yếu là các con suối nhỏ nằm ở đầu nguồn, các ao, hồ, đập và các vai chắn để giữ nước, nằm rải rác khắp địa bàn xã là nguồn dự trữ nước chính phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp. Tại khu vực xây dựng dự án cụm công nghiệp An Khánh số 1 có các con suối nhỏ chảy qua tạo nguồn nước phục vụ cho quá trình hoạt động sản xuất sau khi dự án đi vào hoạt động.

4.1.1.4. Các nguồn tài nguyên khác.

* Tài nguyên đất.

Tổng diện tích đất tự nhiên là 1446.03ha, trong đó đất đồi núi chiếm 37,62% tổng diện tích đất tự nhiên của xã, phân bố ở các vùng đồi núi. Đất ruộng chủ yếu là đất thịt nhẹ và đất cát pha có tầng đất dày. Đất thung lũng là sản phẩm dốc tụ , phân bố khắp các chân đồi, gò loại đất này có tầng đất dày, độ mùn nhiều tiềm tàng cao.

* Tài nguyên nước.

Nguồn tài nguyên nước mặt của xã An Khánh có 20.08 ha đất sông suối và nước mặt chuyên dùng tập trung chủ yếu lá dòng suối và các ao, hồ, đập đây là nguồn nước mặt phục vụ cho sinh hoạt của nhân dân, cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp.

* Tài nguyên rừng.

Diện tích rừng của xã An Khánh là 549.69ha những năm trước đây do khai thác bừa bãi dẫn đến nhiều diện tích rừng bị phá hủy, cho tới nay được sự quan tâm của các cấp, các ngành rừng đã được khôi phục và bảo vệ điển hình là chương trình trồng rừng 327, PAM

Xã An Khánh có nguồn tài nguyên phong phú đặc biệt là than, đây là nguồn tài nguyên quý góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế của đất nước nói chung và của địa phương nói riêng.

Với nguồn tài nguyên than phong phú phân bố ở khắp các khu vực của xã đáp ứng nguồn nhiên liệu thô phục vụ cho hoạt động sản xuất của nhà máy Nhiệt điện An Khánh thuộc cụm công nghiệp An Khánh số 1.

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác bồi thường và giải phóng mặt bằng dự án cụm Công nghiệp An Khánh số 1 trên địa bàn xã An Khánh, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)