Hướng dẫn học sinh đọc-hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.

Một phần của tài liệu Đọc hiểu truyện ngắn Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân) ở trường THPT theo đặc trưng thể loại (Trang 66)

TUÂN) Ở TRƯỜNG THPT THEO ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI 2.1 Vị trí của Nguyễn Tuân trong đời sống văn học và trong nhà trường

2.3. Hướng dẫn học sinh đọc-hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.

2.3.1. Hướng dẫn học sinh Đọc thông - Đọc thuộc 2.3.1.1. Đọc thông

Yêu cầu học sinh đọc văn bản “Chữ người tử tù” - Đọc không vấp, như vậy học sinh sẽ có những tri giác đầu tiên về văn bản, có được cảm nhận đầu tiên về toàn bộ văn bản. Đọc văn bản “Chữ người tử tù” là yêu cầu đầu tiên, nhưng cũng là yêu cầu cần thiết để học sinh tiếp nhận văn bản một cách đầy

đủ nhất. Vì vậy, yêu cầu đặt ra cho học sinh là đọc trước văn bản, có sự chuẩn bị bài trước khi tới lớp.

2.3.1.2. Đọc thuộc

Đối với văn xuôi: Đọc thuộc có nghĩa là nhớ được những nội dung chủ yếu, những tình tiết, những chi tiết tiêu biểu, có khả năng tóm tắt văn bản một cách ngắn gọn nhưng đầy đủ những nội dung cơ bản. Bởi vậy, trong văn bản

“Chữ người tử tù”, đọc thuộc nghĩa là nắm được diễn biến của tình huống truyện - sự gặp gỡ giữa Huấn Cao và viên Quản ngục, viên thơ lại; cuộc gặp gỡ giữa kẻ “phiến loạn” và kẻ coi ngục, đại diện của hai đối cực trong xã hội. Từ đó, yêu cầu học sinh có thể kể lại truyện (từ khi Huấn Cao được giải đến cho tới cảnh cho chữ).

Yêu cầu học sinh tóm tắt văn bản: Nội dung cần đạt:

Huấn Cao - khí phách hiên ngang, nổi tiếng tài viết chữ đẹp, cầm đầu cuộc nổi loạn chống lại triều đình phong kiến nhưng thất bại, bị bắt giải đến đề lao. Quản ngục - người phục vụ cho triều đình phong kiến, vốn say mê chữ đẹp, từng ao ước có được chữ của ông Huấn.

Viên quản ngục đã biệt đãi với Huấn Cao với tấm lòng đầy ngưỡng mộ nhưng thái độ lạnh nhạt, khinh bạc của Huấn Cao làm cho quản ngục rất khổ tâm, lại càng cháy bỏng đam mê được chữ.

Vào một buổi chiều lạnh, hiểu được nỗi lòng và sở nguyện của quản ngục, Huấn Cao đồng ý cho chữ và khuyên ngục quan bỏ nghề, về quê và giữ lấy thiên lương cho lành vững.

2.3.2. Hướng dẫn học sinh đọc kĩ - đọc sâu 2.3.2.1. Đọc kĩ

Yêu cầu học sinh đọc văn bản “Chữ người tử tù” nhiều lần, từ đó phát hiện ra bố cục, kết cấu của văn bản (hình thức sắp xếp văn bản); phát hiện (ý thức) được nội dung đề cập tronng văn bản để có được cái nhìn bao quát cả trên hai phương diện: nội dung và hình thức.

Đối với văn bản “Chữ người tử tù”, học sinh cần nắm được:

Ý nghĩa nhan đề tác phẩm và nghệ thuật thư pháp.

GV tổ chức để HS phát biểu cảm xúc và những ấn tượng ban đầu về nhan đề tác phẩm. GV có thể giao nhiệm vụ trước cho HS tìm hiểu về nghệ thuật thư pháp của người xưa, nhấn mạnh những ý cơ bản để HS tạo tâm thế tốt khi tiếp nhận tác phẩm ( đặc biệt là vẻ đẹp của các hình tượng nhân vật)

Như vậy nhan đề “Chữ người tử tù” đầy sức gợi và độc đáo - tác giả dùng “người tử tù” chứ không dùng “kẻ tử tù, tên tử tù” như mọi người thường gọi. Đó là thái độ tôn trọng của nhà văn.

Về nghệ thuật thư pháp:

Chữ người tử tù nói về thú chơi chữ của người xưa.

Ngày trước ông chủ yếu sử dụng chữ Hán để viết câu đối, văn thơ hay văn kiện. Chữ Hán là chữ tượng hình được viết bằng bút lông và mực tàu. Mỗi chữ đều nằm trong khối mỏng có nét đậm, nét nhạt, nét cứng, nét mềm.

Có 4 kiểu chữ Hán: Chân, Thảo, Triện, Lệ. Từ xưa người Trung Quốc và Việt nam đã có thú chơi chữ; mời người viết chữ đẹp nhất viết lên bức lụa hay chạm vào phiến gỗ để treo ở trong nhà (bức hoành phi hoặc câu đối). Bộ môn nghệ thuật viết chữ Nho ấy gọi là thư pháp. Tất nhiên thú chơi chữ này là của người có ít nhiều chữ nghĩa, có văn hóa và khiếu thẩm mĩ.

Vẻ đẹp của cốt truyện

GV tổ chức cho HS tóm tắt cốt truyện một cách ngắn gọn (có thể chuẩn bị trước ở nhà); sau đó phát biểu cảm nhận về cốt truyện. GV có thể so sánh với truyện ngắn của Thạch Lam mà HS mới tiếp nhận ở các tiết học trước để dễ dàng nhận ra sự độc đáo trong việc tổ chức cốt truyện của Nguyễn Tuân.

Cốt truyện hấp dẫn đầy kịch tính, kích thích mạnh mẽ trí tưởng tượng của người đọc. Tác giả đã tạo ra một tình huống éo le: người tử tù có chữ đẹp, còn người coi tù khát khao có chữ đẹp. Người tử tù trong tay viên quản ngục nhưng ông ta không thể bắt người tử tù cho chữ.

Mỗi con người có hai danh phận: Huấn Cao vừa là tử tù, vừa là nghệ sĩ. Viên quản ngục vừa là một người quản giáo vừa là người yêu cái đẹp. Về phương diện xã hội, họ là kẻ thù, về phương diện nghệ thuật, họ là người bạn tri âm.

Kịch tính lên tới đỉnh điểm vào đêm cuối cùng trước khi Huấn Cao bị dẫn vào kinh lĩnh án. Qũy thời gian của Huấn Cao càng ngắn thì lòng khát khao xin chữ đẹp của viên quản ngục càng lên cao. Truyện kết thúc khi Huấn Cao quyết định cho chữ và nhận ra thiên lương nơi viên quản ngục.

Chính kết thúc ấy đã làm cho giá trị của tác phẩm, ý nghĩa của tác phẩm không chỉ khuôn lại ở việc chơi chữ mà nó còn mở rộng ra với nhiều ý nghĩa nhân văn sâu sắc.

Vẻ đẹp của kết cấu

Kết cấu cũng góp phần tăng kịch tính và chất lãng mạn cho câu chuyện. Nếu xét về mặt lí luận, đây là một vấn đề tương đối khó. Tuy nhiên GV có thể hướng dẫn Hs tiếp một số khía cạnh cơ bản.

* Lối “vẽ mây nẩy trăng" cổ mà mới.

Vẽ mây nẩy trăng là bút pháp thường dùng của các nhà văn trung đại. Ta đã có một Thúy Vân làm nền cho Thúy Kiều, nay là một quản ngục làm

nền cho Huấn Cao. Nhưng nếu như Thúy Kiều và Thúy Vân giống nhau ở địa vị thì Huấn Cao và quản ngục là hai thế giới vừa tương đồng vừa đối lập: Hai con người ấy biết trọng cái đẹp nhưng họ thuộc về hai thái cực: một người phục vụ cho điều chỉnh còn một người còn lại là kẻ phản nghịch. Điều đó cũng tạo nên chất kịch cho tác phẩm.

* Không gian đêm tối và thời gian đêm tối - mảnh đất của những tâm trạng.

Ngay từ nhan đề tác phẩm đã gợi không gian - đó là không gian nhà tù. Không gian ở đây khép kín trong phòng của quản ngục, phòng giam của Huấn Cao. Với những băn khoăn xé riêng trong tâm trạng của nhân vật - nó gợi lên cuộc sống lặng lẽ tăm tối khác hẳn với cuộc đời đang trôi chảy ngoài kia.

Không gian phòng ở của quản ngục

Màu sắc: Nơi góc chiếc án thư đã nhợt màu vàng son, cây đèn leo lét.

Âm thanh: Tiếng trống thành phủ bắt đầu thu không, tiếng kiểng và tiếng mõ đều đặn thưa thớt, tiếng chó cắn ma.

Ngục quan băn khoăn ngồi bóp thái dương.

Những ngôi sao nâng đỡ ngôi sao chính vị muốn từ biệt vũ trụ.

Bức tranh phòng ở của Quản ngục hiện lên bằng bút chấm phá và lấy động tả tĩnh. Đây là cảnh nghệ thuật thường dùng của họa sĩ vẽ tranh cổ.

Chỉ bằng một chi tiết “nơi chiếc án thư màu vàng đã nhạt, màu son đã mờ” mà tất cả sự hiu tàn, héo úa, hắt hiu của một thời xưa cũ hiện lên trọn vẹn. Ở đây tác giả không chỉ nghe bằng tai, nhìn bằng mắt mà còn cảm nhận bằng tâm hồn nhạy cảm. Đoạn văn không chỉ giàu chất tạo hình mà còn gợi cảm giác tinh vi. Đó là sự tương giao giữa trời và đất. Cảnh vật và âm thanh có đường nét, có sự sinh sôi nhưng lại đầy bí hiểm. Cái tĩnh lặng của không

gian được gợi qua mô tả âm thanh phức tạp như dự báo, dự cảm một điều gì đó bất ổn không thành. Và đó là cái án chém đầu của Huấn Cao ở cuối truyện.

Không gian phòng giam của Huấn Cao

Suốt nửa đêm trong buồng tối Cảnh cho chữ

Thời gian đêm tối bao trùm lên tác phẩm: Đó là lúc quản ngục trăn trở về việc tìm cách xin chữ Huấn Cao. Đó là lúc Huấn Cao suy nghĩ về hành động của viên quản ngục. Đó cũng là lúc điều kì diệu xảy ra: Cảnh cho chữ.

* Ngôn ngữ nghệ thuật

Ngôn ngữ cổ: Hệ thống các từ cổ gợi không khí cổ xưa Ngôn ngữ hiện đại:

Những dòng độc thoại nội tâm của nhân vật. Lời bình luận trữ tình ngoại đề của tác giả Câu văn dài, giàu nhạc tính.

Ngôn ngữ độc thoại nội tâm trong tác phẩm là những dòng suy nghĩ trăn trở của hai nhân vật chính: quản ngục tự hỏi về mình, về thầy thơ lại và Huấn cao, Huấn Cao tự hỏi về việc làm của quản ngục. Những dòng suy nghĩ ấy làm cho nhân vật có hồn, có tâm hơn. Bên cạnh đó lời bình luận trữ tình ngoại đề của tác giả là sự trải nghiệm thấu hiểu nhân vật biết nhường nào. Đó là tiếng lòng, là sự trân trọng, đề cao của tác giả với những lời tâm huyết.

2.3.2.2. Đọc sâu

Sau khi cảm nhận khái quát về toàn bộ văn bản “Chữ người tử tù”, học sinh phải đọc tập trung chi tiết, hình ảnh vào một đoạn, một số nhân vật có vai trò trong văn bản, một số yếu tố có vai trò đưa đẩy; hiểu được cấu trúc bên trong tác phẩm, sự vận động tất yếu của sự kiện, của hình tượng. Học sinh phải huy động kinh nghiệm, những hiểu biết của người đọc về những lĩnh vực

có liên quan đến văn bản, tác phẩm, để lí giải được cấu trúc nội tại của hình tượng nghệ thuật hoặc ý tưởng mà Nguyễn Tuân đã thể hiện trong đó.

* Bên cạnh nhân vật Huấn Cao cũng cần lưu ý học sinh vẻ đẹp của hình tượng viên quản ngục với những trăn trở trong con đường hướng thiện.

Quản ngục hiện ra trước mắt người đọc không phải là con người của uy quyền nhưng lại luôn bứt phá để thoát khỏi uy quyền để vươn tới ánh sáng thiên lương. Là một vị quan coi ngục, quản ngục thừa sức trừng trị kẻ tử tù, nhưng không, trước mặt kẻ tử tù ấy, ông luôn kính trọng.

Quản ngục mong muốn được xin chữ Huấn Cao, băn khoăn, trăn trở nghĩ cách thực hiện ước vọng đó.

Quản ngục biệt đãi Huấn Cao hai lần ông cúi lạy người tử tù.

Những trăn trở trong tâm hồn khi đối diện với đêm tối. Sự thay đổi hiện lên trên nét mặt của viên quản ngục được Nguyễn Tuân diễn đạt một cách hình ảnh “mặt nước ao xuân băng lặng, kín đáo và êm nhẹ”. Người đọc có thể đoán được viên quản ngục đã tìm ra được một cách hợp lí, kín đáo mà tỏ được tấm lòng biệt đãi kẻ tử tù. Chúng ta chú ý đến chi tiết quan coi ngục ngấc đầu - lấy que hương thêu thêm một con bấc. Ba cái tim bấc chụm nhau lại cháy bùng to lên, soi tỏ mặt người ngồi đấy. Dường như có một sự cộng hưởng giữa ba ngọn bấc. Nếu như hai ngọn đuốc đầu “lép bép nổ” yếu ớt thì ngọn thứ ba làm cho chúng có sức mạnh để cháy bùng lên. Ba ngọn nến đã xua tan cái mịt mù của đêm tối.

Lời độc thoại nội tâm của quản ngục - tâm sự hé mở với những băn khoăn, day dứt, mâu thuẫn :

Quản ngục lâm vào tình huống giàu kịch tính: Đó là cuộc hội ngộ giữa Huấn Cao - Quản ngục trong nhà tù vào những ngày cuối cùng trước khi Huấn Cao bị tử hình. Giữa họ, về mặt xã hội là sự đối lập ; một người được coi là kẻ phản nghịch - một người đại diện cho bộ máy cai trị triều đình.

Nhưng về nghệ thuật, họ lại có chung ý tưởng là tôn thờ cái đẹp, quản ngục là người biết thưởng thức cái đẹp. Nhận ra được mâu thuẫn ấy cũng chính là lúc quản ngục thấy “mình chọn nhầm nghề mất rồi”.

Quản ngục lâm vào sự lựa chọn có tính xung đột.

Một là làm tròn bổn phận của viên quan thì phải trà đạp lên nhân cách của mình, hoặc là muốn bảo toàn nhân cách thì phải chống lại triều đình - bất chấp phép tắc xã hội - bất chấp nơi mà ông kiếm miếng ăn, manh áo cho gia đình mình. Rõ ràng sự lựa chọn của quản ngục là có cơ sở “Muốn biệt đãi Huấn Cao nhưng lại khó ở yên”

Quản ngục đã chọn con đường đúng với thiên lương của mình: Biệt đãi Huấn Cao có nghĩa là đứng về cái đẹp và dám thách thức với triều đình. Biệt đãi Huấn Cao, dâng rượu và đồ nhắm cho người tử tù là một sự thách thức; biết nhẫn nhịn và kính trọng người tù , đó là thách thức thứ hai. Quản ngục hiện lên là con người dám chịu, biết trọng người tài và trọng cái đẹp. Trong hoàn cảnh lao tù, nhân cách ấy thật đáng quý.

Quản ngục vẫn không khỏi những băn khoăn, day dứt. Con đường đi tìm đến cái thiện, cái đẹp vẫn còn những vật cản của chính mâu thuẫn trong lòng. Quản ngục nhận ra sự khác biệt giữa mình - “kẻ tiểu lại” với “ông Huấn” người trọc trời khuấy nước. Quản ngục mong ước có được chữ Huấn Cao trong nhà. Quản ngục khổ tâm vì chưa nghĩ cách để xin chữ Huấn Cao, sẽ ân hận suốt đời nếu kịp xin được chữ của ông. Trong tâm trạng của ông đang dâng lên những thổn thức bật thành tiếng nấc: “y sẽ nhờ ông viết cho… cho mấy chữ trên trục vuông lụa”, thành ước muốn thanh cao và tinh khiết: “muốn xin chữ Huấn Cao”.

Mâu thuẫn càng lớn khi quản ngục nhận được tin Huấn Cao bị giải đi “ông tái nhợt người” dường như đó không chỉ là sự bất ngờ, sửng sốt mà còn là một nỗi đau về sự mất mát quá đột ngột.

Thái độ của viên quản ngục đã làm thay đổi thái độ của Huấn Cao. Huấn Cao đã đồng ý cho chữ quản ngục và nhận ra “thiếu chút nữa ta đã phụ một tấm lòng trong thiên hạ” có bao nhiêu điều chất chứa trong ba chữ “một tấm lòng” ấy. Đó là biểu tượng của thiên lương của cái đẹp còn sót lại trong môi trường đen tối, nhơ nhuốc. Đó còn là sự đồng cảm của một tấm lòng với một tấm lòng. Con đường hướng thiện của quản ngục đã mở - người đọc có quyền thở phào nhẹ nhõm nhưng có lẽ sẽ ám ảnh mãi hình ảnh quản ngục day dứt, đấu tranh giai dẳng như thế nào để đến được với nó.

Có thể mượn lời bình luận trữ tình ngoại đề của Nguyễn Tuân để tổng kết cho phẩm chất của viên quản ngục đó là con người “biết giá người, biết trọng người ngay, là thanh âm trong trẻo, là ánh sáng thiên lương, là người có tâm hồn tốt và thẳng thắn.

* Hướng học sinh đến vẻ đẹp của hình tượng hình tượng Huấn Cao với con đường tri ngộ “một tấm lòng trong thiên hạ” hay sự phát triển từ tài hoa khí phách đến thiên lương.

Từ cái đẹp của tài năng nghệ sĩ …

Huấn cao được biết đến như một huyền thoại. Ông được giới thiệu từ nhiều phía qua lời của viên quản ngục

Dưới con mắt của triều đình Huấn Cao là một tên phản nghịch, một tên tù có tiếng là nguy hiểm.

Dưới con mắt của nhân dân, Huấn Cao là người mà cả vùng Tỉnh Sơn vẫn khen cái tài viết chữ nhanh và đẹp, ngoài tài viết chữ tốt còn có tài bẻ khóa và vượt ngục. Hóa ra con người này văn võ toàn tài cả. Nhưng ở ông có sự mâu thuẫn, cái tài thuộc về nhân dân và cái nghịch lại giành về phía triều đình và ông bị kết tội tử hình chờ ngày ra pháp trường. Vậy là, con người tài hoa ấy đã bị trà đạp.

Vẻ đẹp tài hoa của Huấn Cao chủ yếu thể hiện ở tài viết chữ nghệ thuật thư pháp.

“Chữ trong tác phẩm thư pháp không phải là sản nghề của một người thợ. Trái lại mỗi lần đặt bút đối với nhà thư pháp là một lần sáng tạo. Mỗi nét

Một phần của tài liệu Đọc hiểu truyện ngắn Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân) ở trường THPT theo đặc trưng thể loại (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)