CỦNG CỐ, DẶN DÒ

Một phần của tài liệu Đọc hiểu truyện ngắn Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân) ở trường THPT theo đặc trưng thể loại (Trang 99 - 101)

D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

E.CỦNG CỐ, DẶN DÒ

GV giúp HS củng cố lại nội dung chính: - Tác giả, tác phẩm

- Tình huống truyện - Nhân vật Huấn Cao

- Nhân vật viên Quản ngục và viên Thơ lại - Cảnh cho chữ

Nội dung và nghệ thuật

KẾT LUẬN

Trong phạm vi nghiên cứu của khóa luận, chúng tôi đã triển khai và làm rõ đặc trưng của thể loại truyện ngắn từ hệ đề tài, chức năng đến thi pháp và áp dụng phương pháp đọc - hiểu theo đặc trưng thể loại vào việc giảng dạy của truyện ngắn “Chữ người tử tù” (Nguyễn Tuân) trong chương trình Ngữ văn THPT. Từ kết quả nghiên cứu ban đầu, chúng tôi rút ra một số kết luận.

Cùng với việc đổi mới phương pháp dạy học cùng với các bộ môn khác thì đổi mới phương pháp dạy Văn cũng là một vấn đề cấp thiết được đặt ra. Trong rất nhiều những công trình nghiên cứu về vấn đề này đều cho rằng đọc - hiểu là một trong những phương pháp hữu dụng nhất. Ở đây, chúng tôi mạnh dạn đưa ra phương pháp đọc-hiểu áp dụng vào dạy truyện ngắn “Chữ người tử tù” (Nguyễn Tuân), trong chương trình Ngữ văn THPT với mong muốn giúp HS tiếp nhận được cái hay, cái đẹp của tác phẩm.

Với hướng tiếp cận và dạy học tác phẩm “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân theo đặc trưng loại thể đã đem lại hiệu quả cao, gây được nhiều ấn tượng với học sinh trong quá trình tiếp nhận tác phẩm. Và điều quan trọng là học sinh đã dần thoát khỏi lối học nhớ ý và liệt kê sự kiện một cách đơn thuần. Bài học hướng dẫn học sinh làm quen với những khái niệm lí luận văn học có liên quan, phục vụ cho quá trình làm bài sau này. Học sinh rèn luyện được tư duy lôgíc và khái quát cao, học cách tiếp nhận hình tượng văn học như một chỉnh thể thẩm mĩ trọn vẹn, biết cách thể hiện rung cảm trước những chi tiết văn học ngay tại lớp.

Một phần của tài liệu Đọc hiểu truyện ngắn Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân) ở trường THPT theo đặc trưng thể loại (Trang 99 - 101)