Đặc điểm cơ bản của truyện ngắn Nguyễn Tuân trước Cách mạng tháng Tám

Một phần của tài liệu Đọc hiểu truyện ngắn Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân) ở trường THPT theo đặc trưng thể loại (Trang 37 - 66)

TUÂN) Ở TRƯỜNG THPT THEO ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI 2.1 Vị trí của Nguyễn Tuân trong đời sống văn học và trong nhà trường

2.2.Đặc điểm cơ bản của truyện ngắn Nguyễn Tuân trước Cách mạng tháng Tám

tháng Tám

2.2.1. Cốt truyện

2.2.1.1. Tình huống trong truyện ngắn Nguyễn Tuân Vấn đề tình huống

Trong văn xuôi tự sự, tình huống có vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc thể hiện tính cách và số phận nhân vật, chủ đề tác phẩm.

Có thể xem tình huống là loại hoàn cảnh bất thường, hoàn cảnh “có vấn đề” đòi hỏi con người trong đó phải xử lí, phải vượt qua. Khi được hoặc bị đặt trong tình huống con người ta mới bộc lộ tính cách, bản chất của mình một cách đầy đủ, chân thực nhất. Nếu cuộc sống là một dòng sông thì tình huống là các xoáy nước. Nó chính là phần đậm nhất của cuộc sống, nơi thể hiện tập trung bản chất một xã hội, một thời đại.

Theo “Từ điển tiếng Việt” thì “tình huống” chính là chỉ “toàn thể các sự việc xảy ra tại một nơi, trong một thời gian hoặc một thời điểm nào đấy buộc người ta phải suy nghĩ, hành động, đối phó, chịu đựng…”

Như vậy: Tình huống là một sự kiện nào đó đã xảy ra và có sức tác động tạo ra một bước ngoặt lớn đối với mỗi con người chúng ta.

Vai trò của tình huống trong truyện ngắn

Đối với thể loại truyện ngắn, tình huống giữ vai trò quan trọng. Nhà văn Nguyễn Kiên, một cây bút truyện ngắn khá tiêu biểu từng viết: “Truyện ngắn cũng có tính cách và số phận như truyện dài. Nhưng vì khuôn khổ của truyện ngắn bị hạn chế nên không thể nói nhiều, nói đầy đủ như truyện dài. Do đó, điều quan trọng đối với truyện ngắn là phải lựa chọn cho được cái tình thế tự nó bộc lộ ra nét chủ yếu của tính cách và số phận, tự nó đặc trưng cho một hiện tượng xã hội. Theo tôi hiểu thì mỗi truyện ngắn chỉ chứa đựng một tình thế như nào đó đã xẩy ra trong đời sống, nếu có hai tình thế trở lên,

truyện ngắn sẽ bị phá vỡ”. Nhà văn Nga A.Tolstoi cũng từng khẳng định tính chất cô đúc, chắt lọc của truyện ngắn: “Truyện ngắn là một hình thức nghệ thuật khó khăn bậc nhất. Trong các tác phẩm thể tài lớn, chúng ta có thể dọn cho độc giả no nê với những món ăn đại loại như miêu tả cho thật sinh động, đối thoại cho thật sắc…Còn trong truyện ngắn, tất cả như trong bàn tay anh. Anh phải thông minh, như anh đã phải hiểu biết. Bởi lẽ, hình thức nhỏ không có nghĩa là nội dung lớn lao. Anh phải biết nói một cách ngắn gọn, như nhà thơ chỉ được làm thơ tứ tuyệt”. Như thế, tình huống đối với truyện ngắn cũng giống như cái tứ đối với bài thơ. Nó chính là cái cốt lõi của nội dung phản ánh, là cơ sở để tổ chức cốt truyện, xây dựng hình tượng. Trong văn xuôi, xây dựng tình huống dường như thành nhiệm vụ tất yếu của nhà văn, trở thành nơi thử thách tài nghệ của nhà văn. Truyện diễn biến theo hướng nào là do việc hình dung, xây dựng tình huống qui định. Nói tóm lại: Tình huống tiêu biểu phải cùng một lúc thực hiện cả nhiệm vụ như gắn kết các nhân vật (vốn gần gũi hoặc xa lạ nhau) cùng tham gia vào sự kiện, biến cố có ý nghĩa nào đó đồng thời góp phần bộc lộ quan hệ và tính cách nhân vật cũng như thể hiện được chủ đề, tư tưởng nhà văn.

Tình huống trong truyện ngắn Nguyễn Tuân

Nguyễn Tuân là một nhà văn có quan điểm duy mĩ, chỉ cần trọng cái đẹp hình thức không trọng nội dung, chủ chương viết văn không theo khuynh hướng, nghĩa là muốn đặt nghệ thuật lên trên mọi thứ thiện ác ở đời. Bởi vậy, nghệ thuật truyện của Nguyễn Tuân vô cùng đặc sắc. Đặc biệt là cách sử dụng tình huống truyện của ông. Tình huống truyện của ông mang tính kịch, kịch tính đó đã giúp cho tính cách các nhân vật được bộc lộ và giá trị tư tưởng của nhà văn được thể hiện một cách sâu sắc.

Trong truyện ngắn “Chữ người tử tù”, Nguyễn Tuân đã xây dựng hai nhân vật chính, một là ông Huấn Cao có tài viết chữ đẹp, một nữa là viên

quản ngục say mê chữ đẹp của ông Huấn, quyết tìm mọi cách để “xin chữ” treo trong nhà. Lão coi chữ của Huấn Cao như báu vật. Họ đã gặp nhau trong tình huống oái ăm là nhà ngục. Người có tài viết chữ đẹp lại là một tên “đại nghịch” cầm đầu khỏi nghĩa nông dân (triều đình gọi là nổi loạn, giặc) đang bị bắt giam chờ ngày thụ hình. Còn người mê chữ đẹp của ông Huấn Cao lại là một quản ngục đại diện cho cái trật tự xã hội ấy. Trên bình diện nghệ thuật họ là tri âm tri kỉ, trên bình diện xã hội họ ở hai vị trí đối lập.

2.2.1.2.Vai trò của tình huống trong truyện ngắn Nguyễn Tuân

Tình huống truyện giúp truyện của Nguyễn Tuân thể hiện góc nhìn thế giới qua hành động. Với tình huống truyện được xây dựng theo hướng kịch hoá thường lấy một hành động nhân vật làm nòng cốt. Mọi vấn đề của tác phẩm thường xoay quanh việc phân tích hành động giàu xung đột, giàu kịch tính. Từ đó yêu cầu cốt truyện gay cấn: sự kiện, hành động tập trung trong một tình huống điển hình và đòi hỏi kết thúc bất ngờ; lời trần thuật thường ngắn gọn, tính chất khẩu ngữ, tính chất cá thể hoá ngôn ngữ rất đậm nét.

Qua tình huống truyện, nhà văn phản ánh được hoàn cảnh, hiện thực của xã hội nước ta trước Cách mạng tháng Tám, đó là những mâu thuẫn của xã hội, suy đồi của xã hội đương thời.

2.2.1.3. Tình huống trong truyện ngắn “Chữ người tử tù” (Nguyễn Tuân)

Xác định tình huống truyện

Sau khi lướt qua các tình tiết trong truyện ( Huấn Cao rỗ gông, Huấn Cao nhận cơm rượu, Huấn Cao xúc phạm Quản Ngục, Huấn Cao ân hận, Huấn Cao cho chữ…) ta thấy những tình tiết ấy đã họp lại để làm thành một sự kiện lớn hơn, và trong đó mới chứa cái "tình thế nảy ra truyện". Sự kiện lớn ấy là : cuộc gặp gỡ oái oăm giữa Huấn Cao và Quản ngục.

Phân tích tình huống.

Diện mạo của tình huống. Nó oái oăm vì ba lí do sau :

Lí do thứ nhất: Không gian và thời gian diễn ra cuộc gặp gỡ. Không gian là nhà tù. Đây không phải là nơi dành cho những cuộc gặp gỡ. Người ta vẫn nói : có hai nơi mà con người không nên gặp nhau là nhà tù và bệnh viện. Vì thế nhà tù chỉ là nơi gặp gỡ ngoài ý muốn, trái khoáy, bất đắc dĩ. Thời gian là những ngày cuối cùng trước khi ra pháp trường của Huấn Cao. Không gian và thời gian như thế đã góp phần tạo nên kịch tính cho tình huống.

Thứ hai: Sự éo le trong thân phận hai nhân vật. Trước hết, xét ở bình diện xã hội, họ là hai kẻ đối địch : Huấn Cao là "giặc" của triều đình - Quản ngục lại là quan của triều đình. Nói một cách khác : Một người dám cầm đầu cuộc khởi nghĩa chống lại triều đình mục nát - Một người lại là viên quan đại diện cho bộ máy cai trị của chính triều đình mục nát ấy. Sau nữa, xét ở bình diện nghệ thuật, họ lại là tri kỉ… Huấn Cao có tài hoa và khí phách còn Quản ngục lại ngưỡng mộ khí phách và tài hoa. Huấn Cao chỉ cúi đầu trước “thiên lương” cao khiết của con người, trong khi đó Quản ngục lại là "một tấm lòng trong thiên hạ". Người nào cũng có những phẩm chất cao quí mà người kia khát khao ngưỡng mộ. Sự éo le càng tăng gấp bội, bởi lẽ, Quản ngục bị đẩy đến trước một lựa chọn nghiệt ngã đầy tính xung đột. Ông ta chỉ được chọn một trong hai cách hành động, mà không thể dung hoà cả hai : Một là, muốn tròn chức phận quan lại thì chà đạp lên lòng tri kỉ. Nếu hành động theo hướng này, Quản ngục là kẻ tầm thường. Vì ông ta không dám thuỷ chung với những gì mình cho là cao quí, sẵn sàng phản bội lại những gì mình tôn thờ. Và câu chuyện sẽ là khúc bi ca hoặc trang phẫn nộ về thực tại chỉ có chỗ cho sự tầm thường. Thực tại này chỉ có sự tầm thường ngự trị. Hai là, nếu trọn đạo tri kỉ thì phải phớt lờ chức phận quan lại. Nếu hành động theo hướng này, Quản ngục là người cao quí. Vì thuỷ chung với những giá trị cao quí mình tôn thờ, ông ta đã dám bất chấp sự thiệt thòi về quyền lợi lẫn sự an nguy

đến tính mệnh. Và câu chuyện sẽ là khúc ca ca ngợi chiến thắng của cái đẹp. Từ tình huống như vậy, có thể đặt thêm cho truyện ngắn này một phụ đề nữa :

Số phận của cái đẹp.

Thứ ba: Cuộc đối mặt ngang trái. Nhìn phía này, đó là cuộc giáp mặt giữa hai loại tù nhân. Huấn Cao là tử tù, theo nghĩa đen. Còn Quản ngục là kẻ bị “tù chung thân”, không hoàn toàn theo nghĩa bóng. Trước đến giờ, bề ngoài Quản ngục vẫn là một viên quan của cái triều đình thối nát, nhưng bên trong lại tôn thờ những giá trị cao quí tương phản với triều đình ấy (thuộc về những người chống đối triều đình). Con người chức phận trói buộc cầm tù con người khát vọng. Quản ngục vẫn sống theo lối "xanh vỏ đỏ lòng". Không phải ngẫu nhiên Nguyễn Tuân đã chọn một so sánh rất đẹp để viết về Quản ngục :"Giữa cái chốn người ta sống bằng lừa lọc phản trắc, thì tấm lòng biết giá người của viên quan cai tù là một thanh âm trong trẻo lạc vào giữa một bản nhạc mà nhạc luật đã trở nên hỗn loạn xô bồ". Ông ta bị cầm tù chính trong môi trường sống của mình. Nếu không gặp Huấn Cao chẳng phải ông ta cứ bị cầm tù thế đến chung thân sao ? Nói cách khác : người này bị cầm tù về nhân thân nhưng luôn tự do về nhân cách, còn người kia tự do về nhân thân nhưng lại bị cầm tù về nhân cách. Nhìn phía kia, đó là cuộc đối chứng giữa hai thứ nhà tù. Huấn Cao bị cầm tù trong cái nhà tù hữu hình. Còn Quản ngục bị cầm tù trong cái nhà tù vô hình. Điều này cũng dẫn đến một kết cục không kém phần oái oăm : thoát khỏi cái nhà tù hữu hình đã khó, nhưng thoát khỏi cái nhà tù vô hình còn khó hơn ; Quản ngục không cứu được Huấn Cao và cũng không tự cứu được mình, còn Huấn Cao chẳng những không cần giải cứu, mà trước khi ra pháp trường lại còn cứu được Quản ngục.

Vẻ độc đáo mà truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân có được phải chăng chủ yếu do tình huống đặc sắc này đem lại ? Và cũng chính nó sẽ chi phối những thành tố khác tạo nên chỉnh thể tác phẩm.

Diễn biến của tình huống.

Nhìn chung, diễn biến của tình huống là : cuộc kì ngộ thành cuộc hạnh ngộ. Sở dĩ như vậy là do sự chuyển biến trong quan hệ giữa Huấn Cao và Quản ngục : quan hệ có phần đối địch nhường chỗ cho quan hệ tri kỉ hoàn toàn. Nhìn trong mạch truyện thì diễn biến này gắn liền với hai phiến trát mà Quản ngục phải tiếp nhận. Trước tiên là chuyển biến trong thái độ, về sau là trong hành động.

Ban đầu. Quản ngục vẫn có một tấm lòng, nhưng Huấn Cao chưa biết. Tấm lòng ấy chính là "biệt nhỡn liên tài", nó bộc lộ chủ yếu ở tâm nguyện lớn này : vừa nương nhẹ và biệt đãi, vừa muốn xin chữ Huấn Cao. Nhưng sở nguyện ấy, xem ra khó đạt được, vì Huấn Cao tuy có tài viết chữ, song lại khoảnh, nghĩa là rất khí khái. Ông chỉ cho chữ người nào là tri kỉ. Nên, người muốn có chữ Huấn Cao, trước hết phải bước qua một khó khăn là phải được Huấn Cao "kết nạp" vào số tri kỉ hiếm hoi của ông đã rồi hãy nghĩ đến việc xin chữ. Trong khi đó, thái độ của Huấn Cao dành cho Quản ngục là khinh bỉ không cần giấu diếm, vì bấy giờ ông mới chỉ coi Quản ngục là một kẻ tiểu nhân làm nghề thất đức. Một người như thế làm sao có thể thành tri kỉ của Huấn Cao ? Thái độ đối địch của Huấn Cao đã tạo ra một vực sâu ngăn cách giữa họ.

Về sau. Quan hệ đã hoàn toàn biến đổi. Nhận được phiến trát thứ hai, Quản ngục đã choáng váng : thế là con người cao quí mà ông cảm phục ngưỡng mộ đã không thoát khỏi được cái chết, và thế là ông sẽ chẳng bao giờ có được chữ của Huấn Cao nữa rồi. Tình thế ấy buộc Quản ngục phải hành động gấp. Ông cần bày tỏ con người thật của mình cho Huấn Cao hiểu. Bằng cách nào ? Thông qua viên Thơ lại. Việc này cho thấy tâm nguyện lớn đã khiến Quản ngục bất chấp mối nghi ngại vây khốn bao năm, không còn nghĩ đến cảnh giác, giữ thân như trước đó nữa. Thế là thoạt tiên tấm lòng Quản

ngục đã chinh phục được khoảng cách với viên Thơ lại. Rồi, sau khi nghe viên Thơ lại kể tường tận, Huấn Cao đã vô cùng cảm động và ân hận. "Ta cảm cái tấm lòng biệt nhỡn liên tài của các người. Ta biết đâu một người như thầy Quản đây lại có được một sở thích cao quí đến thế. Thiếu chút nữa ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ"- Đúng là sự ân hận của Huấn Cao- rất chân thành nhưng cũng rất kiêu sang. Có thể nói, kể từ câu nói ấy, Quản ngục đã trở thành tri kỉ trong lòng Huấn Cao. Tấm lòng thuần khiết của Quản ngục đã xoá bỏ hoàn toàn vực sâu ngăn cách giữa hai nhân cách ấy. Thế là quan hệ có phần đối địch đã nhường chỗ cho một quan hệ tri kỉ hoàn toàn. Quản ngục cúi đầu trước Huấn Cao, mà Huấn Cao cũng cúi đầu trước Quản ngục. Cả hai đều cúi đầu trước những vẻ đẹp cao quí mà mình tôn thờ.

Nhưng dầu sao đó mới chỉ ở trong thái độ. Sự đổi thay thực sự trong quan hệ phải được biểu hiện quyết định bằng hành động. Và Huấn Cao thuận cho chữ. Việc này cho ta thấy một diễn biến rất tinh vi và rất cao đẹp trong cơ chế tinh thần và tâm lí sáng tạo nghệ thuật. Từ xúc động lớn, Huấn Cao đã cho chữ. Nghĩa là cái Tâm xúc động đã khiến Huấn Cao mang cái Tài ra để thực hiện. Trong sự xúc động chân thành và mãnh liệt kia thấy có cả hai bình diện : Đó là mối xúc động đạo đức của con người tri kỉ Huấn Cao trước những nghĩa cử mà Quản ngục dành riêng cho mình, nó khiến ông phải cầm lấy bút để viết như một hành vi đáp nghĩa. Đó cũng là mối xúc động thẩm mĩ của con người nghệ sĩ Huấn Cao bởi bất ngờ đối diện với cái đẹp mà mình suốt đời tôn thờ, nó khiến ông phải cầm lấy bút để viết như một hành vi sáng tạo. Tức là, trong hưng phấn sáng tạo ấy, cái Tâm và cái Tài đang chuyển hoá sang nhau để sinh thành cái Đẹp. Thiếu một trong hai phía đó thì không thể có được cảnh cho chữ này. Và, nhìn kĩ, cái đẹp nghệ thuật (của những bức thư pháp đó) có ngọn nguồn từ cái đẹp của tình người.

Cuối cùng, cảnh cho chữ là tình tiết sau chót hoàn tất cuộc gặp gỡ oái oăm này. Đến đây mọi khía cạnh mới bộc lộ trọn vẹn. Nguyễn Tuân gọi đó là

"cảnh tượng xưa nay chưa từng có". Lí do trước hết có lẽ thuộc về không gian và thời gian diễn ra cảnh cho chữ. Cho chữ vốn là cử chỉ văn hoá của những tao nhân mặc khách nên thường diễn ra ở những địa chỉ văn hoá, chẳng hạn thư phòng, văn phòng, trà thất, xưởng họa… Còn ở đây nó lại diễn ra giữa nhà tù. Nghĩa là nơi ngự trị của Bóng Tối và Cái Ác. Nơi thù địch với Cái Đẹp. Thế mà Cái Đẹp lại chọn đúng chỗ thù địch với mình để diễn ra, để chào đời. Khía cạnh bất thường này đã phần nào chứa đựng một tinh thần nổi loạn. Về thời gian, cho chữ vốn là việc đường đường chính chính bạch nhật thanh thiên, ở đây lại diễn ra vào canh khuya. Canh khuya đã đem lại cho cảnh

Một phần của tài liệu Đọc hiểu truyện ngắn Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân) ở trường THPT theo đặc trưng thể loại (Trang 37 - 66)