0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Cơ sở thực tiễn

Một phần của tài liệu ĐỌC HIỂU TRUYỆN NGẮN CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ (NGUYỄN TUÂN) Ở TRƯỜNG THPT THEO ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI (Trang 32 -35 )

Môn Ngữ văn là một môn học chủ đạo của chương trình giáo dục phổ thông. Bởi đúng như M.Gorki nói: “Văn học là nhân học” - dạy văn là dạy người, dạy cái hay cái đẹp cho con người. Bởi vậy, học sinh học văn không chỉ học những kiến thức của văn học mà còn phải nhận ra được chất nhân văn của bộ môn. Tuy nhiên, xã hội ngày nay phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa…sự bùng nổ của thời đại bên cạnh những mặt thành tựu xuất sắc vẫn tồn tại những điểm hạn chế, và trong dạy học Văn cũng đã chịu ảnh hưởng rõ nét. Học sinh xem nhẹ việc học Văn, sự đam mê, thích thú của các em đối với môn Ngữ văn đã giảm. Các em học Ngữ văn một cách uể oải, học để đối phó…điều đó đòi hỏi PPDH Ngữ văn đưa ra những phương thức giảng dạy mới, những phương thức phù hợp với xu hướng của thời đại. Từ đó nhằm đem lại những hiệu quả tốt nhất cho quá trình giảng dạy và đặc biệt là trau dồi tâm hồn thế hệ trẻ.

Đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn là điều tất yếu. Dạy học lấy học sinh làm trung tâm, học sinh phải phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo…Nhưng thực tế, việc giảng dạy Ngữ văn vẫn còn nhiều bất cập; quá trình giảng dạy vẫn theo lối cũ - thầy giáo đọc, học sinh ghi chép. Với cách học như vậy, học sinh trở nên thụ động trong kiến thức, trở nên lười nhác, lười vận động trí não…điều đó đã khiến tư duy của các em kém nhạy bén, linh hoạt. Môn Ngữ văn cũng do đó mà trở nên tẻ nhạt, nặng nề.

Xét đến cùng, nguyên nhân của hiện tượng trên một phần do nếp nghĩ “cũ kĩ” đã in sâu vào trong tâm thức giáo viên và học sinh, rất khó xóa bỏ nhưng một phần cũng do khách quan… Việc giảng văn hiện nay chủ yếu là ghi ý - giáo viên đọc, trò ghi bài mà xa rời vẻ đẹp của hình tượng. Việc giảng

văn hiện nay giáo viên chưa xác định rõ “tính chất của loại trong thể” của tác phẩm văn học. Do đó việc khai thác tác phẩm còn hạn chế.

Như vậy, yêu cầu cấp thiết hiện nay là phải đổi mới cách dạy học, giáo viên và học sinh có mối quan hệ qua lại trong đó học sinh đóng vai trò chủ thể. Người giáo viên không những giỏi chuyên môn mà còn phải nhạy bén với các phương pháp dạy học mới, nhất là trong thời đại công nghệ thông tin như hiện nay.

Trong thực tế giảng dạy tác phẩm “Chữ người tử tù” ngày nay, phần nhiều giáo viên chỉ đi vào phân tích hình tượng nhân vật. Nhưng “Chữ người tử tù” đâu chỉ có thế. Cái gì làm nền cho Huấn Cao và viên quản ngục bộc lộ phẩm chất của mình nếu không phải là bức tranh không gian thời gian, là hệ thống ngôn ngữ giàu tính tạo hình của tác phẩm. Lâu nay, nhiều giáo viên phân tích “cảnh cho chữ” như là “cảnh tượng hiếm có” với những tương phản gay gắt giữa không gian nhà tù với “tấm lụa bạch”, giữa người cho chữ và người xin chữ, giữa cái đẹp và cái tầm thường nhưng dường như họ chưa xác định được tính kịch của đoạn văn này. Vì vậy học sinh có thể hiểu được những hình ảnh đối lập nhưng đỉnh cao của nó là chất kịch - đó là sự thăng hoa của cái đẹp trong một hoàn cảnh không dễ để cái đẹp tồn tại, là sự chiến thắng của thiên lương khi thiên lương không dễ gì có được ở chốn ngục tù.

Điều đáng lưu ý là bấy lâu nay, giáo viên dạy cho học sinh là dạy

“chữ” chứ không phải dạy cho học sinh thấy cái tư tưởng của nhà văn Nguyễn Tuân, cái tư tưởng mà nhà văn muốn gửi gắm đến bạn đọc: “Chữ người tử tù” không chỉ là “chữ”, không chỉ là Mĩ, mà “là những hoài bão tung hoành của một đời người”. Đây là sự chiến thắng của ánh sáng đối với bóng tối. Đấy là sự chiến thắng của cái đẹp, cái cao thượng, đối với sự phàm tục nhơ bẩn, cũng là sự chiến thắng của tinh thần bất khuất trước thái độ cam chịu nô lệ. Sự hòa hợp giữa Mĩ và Dũng trong hình tượng Huấn Cao là đỉnh

cao nhân cách theo lí tưởng thẩm mĩ của Nguyễn Tuân, theo triết lí “duy mĩ” của Nguyễn Tuân.

Như vậy, không thể tiếp nhận “Chữ người tử tù” như một truyện ngắn tự sự cần khai thác nó trên những cơ sở lãng mạn trữ tình giàu kịch tính. Và đưa tư tưởng của Nguyễn Tuân tới bạn đọc nói chung, cũng như đến với học sinh một cách trọn vẹn.

Với khóa luận này, người viết hi vọng sẽ phần nào làm thay đổi được quan niệm chưa đúng về vai trò, vị trí của truyện ngắn “Chữ người tử tù” và đề xuất được những giải pháp để khắc phục được khó khăn trong giảng dạy

Chương 2

Một phần của tài liệu ĐỌC HIỂU TRUYỆN NGẮN CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ (NGUYỄN TUÂN) Ở TRƯỜNG THPT THEO ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI (Trang 32 -35 )

×