6. Bố cục khóa luận
2.2.5. Các mối quan hệ xung quanh
Gia đình quan lại địa chủ phong kiến thƣờng có nhiều mối quan hệ trong gia đình và xã hội. Bởi họ là giai cấp thƣợng lƣu, gia đình bề thế với nhiều thế hệ sống chung một không gian và giao lƣu với nhiều ngƣời trong xã hội nên ngƣời thân và bạn bè, thậm chí là kẻ thù… nhiều lần đã trở thành chủ đề giao tiếp của các cặp vợ chồng quan lại địa chủ phong kiến trong cuộc giao tiếp. VD:
C: - Thật là một người sung sướng nhất đời! Có danh vọng, có học thức, có tiền bạc lại không phải làm việc cho Tây, lại không bận bịu vợ con! Tự do đủ mọi đường, sướng thật.
V: - Nhưng mà chắc chơi bời lắm…. Trông mặt cũng đủ biết!
C: - Điều ấy tôi cũng không rõ, vì bao lâu nay hôm nay anh em mới lại gặp nhau…. Nhưng mà chắc hẳn thế. Người con giai thời buổi này, ai mà không ăn chơi? Ở vào địa vị ấy không ăn chơi thì Thần Giữ của à?
(Làm đĩ – Vũ Trọng Phụng) Họ đang nói chuyện về Tân – một ngƣời bạn lâu ngày mà chồng Huyền mới gặp lại. Ngƣời chồng ca ngợi cuộc sống của ngƣời bạn: “Thật là một người sung sướng nhất đời!”, bởi anh ta không vƣớng bận điều gì, còn chị vợ lại nhận xét ngƣời đó “Nhưng mà chắc chơi bời lắm…”. Hai ngƣời với hai cách nhận xét khác nhau, cho thấy cả hai ngƣời đều rất quan tâm tới ngƣời bạn này vì thế Tân là chủ đề trong cuộc giao tiếp cũng là điều dễ hiểu.
28
Gia đình quan lại địa chủ phong kiến thƣờng có thói quen thích bàn luận về ngƣời khác khi mà có thời gian nhàn rỗi, nhất là với những ngƣời có liên quan mật thiết với họ, hoặc là đã hằn sâu trong quá khứ của họ.