Sự tác động của ngôn ngữ tới giao tiếp vợ chồng quan lại địa chủ phong

Một phần của tài liệu Giao tiếp vợ chồng trong gia đình quan lại địa chủ phong kiến giai đoạn 1930 - 1945 ( qua tư liệu một số tác phẩm văn học) (KL06303) (Trang 61)

6. Bố cục khóa luận

2.5.1. Sự tác động của ngôn ngữ tới giao tiếp vợ chồng quan lại địa chủ phong

quan lại địa chủ phong kiến.

Giao tiếp vợ chồng chịu ảnh hƣởng rất lớn từ các yếu tố xung quanh nhƣ ngôn ngữ, văn hóa, xã hội. Bởi trong giao tiếp con ngƣời buộc phải dùng tới ngôn ngữ, mỗi một con ngƣời sinh ra ở một dân tộc, một gia đình nào đó đều mang đậm văn hóa của đất nƣớc và của gia đình ấy, sự ảnh hƣởng đó biểu hiện rõ nét trong quá trình giao tiếp của họ. Đối với xã hội, ở giai đoạn xã hội nào con ngƣời sẽ ảnh hƣởng của những tƣ tƣởng quan niệm của thời kỳ đó.

2.5.1. Sự tác động của ngôn ngữ tới giao tiếp vợ chồng quan lại địa chủ phong kiến. phong kiến.

“Giao tiếp là một hệ thống tín hiệu đặc biệt và quan trọng bậc nhất loài

người, phương tiện tư duy và công cụ giao tiếp”.

[http://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C3%B4n_ng%E1%BB%AFv].

Ngôn ngữ bao gồm cả ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết, trong giao tiếp vợ chồng quan lại địa chủ phong kiến chịu sự ảnh hƣởng rất lớn của ngôn ngữ nói. Bởi đây là những cuộc đối thoại trực tiếp giữa hai ngƣời và qua ngôn ngữ vợ (chồng) muốn truyền đạt suy nghĩ, mục đích của mình cho chồng (vợ ) mình hiểu, từ đó mong muốn ngƣời kia thực hiện. Ngôn ngữ có sự biến đổi linh hoạt và đa nghĩa cho nên con ngƣời có thể sử dụng nó một cách thuận lợi vào những mục đích nói của mình. Điều chúng ta nhận thấy, đôi khi bề mặt ngôn ngữ mang một sắc thái này nhƣng thực chất lại mang một sự tác động khác, từ đó tác động rất lớn tới giao tiếp nếu con ngƣời không chú ý sẽ bị gián đoạn giao tiếp dẫn tới thất bại. Ảnh hƣởng lớn từ ngôn ngữ đó, giao tiếp của vợ chồng quan lại địa chủ phong kiến đã xuất hiện rất nhiều hành vi ngôn ngữ với vai trò thể hiện sự sinh động và thúc đẩy quá trình giao tiếp phát triển.

55 VD:

V: -Tôi cũng muốn nghĩ như cậu lắm. Nhưng cậu khác, tôi khác.

C: -Thế nghĩa là thế nào?

V: - Nghĩa là… tôi chắc không bao giờ cậu nghĩ đến rằng gia đình này chỉ là gia đình cậu mà gia đình cậu chưa hẳn là gia đình của tôi.

(Đoạn tuyệt – Nhất Linh) Cuộc hội thoại xuất hiện bốn hành vi ngôn ngữ ở các lƣợt lời của vợ và chồng. Lƣợt lời đầu tiên, ngƣời vợ đã thực hiện hai hành vi rào đón “Tôi cũng

muốn nghĩ như cậu lắm. Nhưng cậu khác, tôi khác”, ƣớm hỏi ý ngƣời chồng

việc chuyển nơi ở, cũng là chuẩn bị tinh thần cho ngƣời nghe khi mình sắp trình bày vấn đề sau. Lƣợt lời của ngƣời chồng đã thực hiện hành vi hỏi khi thấy vợ mình rào đón trƣớc khi đi vào vấn đề: “Thế nghĩa là thế nào?”. Ở lƣợt lời thứ hai, ngƣời vợ đã thực hiện việc hồi đáp hành vi hỏi của ngƣời chồng đã đặt ra. Nhƣ vậy cứ tiếp diễn với các hành vi ngôn ngữ ngƣời ta kéo dài cuộc hội thoại hơn. Từ đây thấy đƣợc ngôn ngữ đã tác động tới việc duy trì và thúc đẩy giao tiếp vợ chồng quan lại địa chủ phong kiến.

Cũng chính thông qua ngôn ngữ ngƣời nói và ngƣời nghe có thể bộc lộ đƣợc tâm trạng và cảm xúc của mình, từ đó truyền đạt đƣợc những gì mình muốn nói và nắm bắt đƣợc những gì mà ngƣời đang nói muốn mình sẻ chia. VD:

Ngẫm nghĩ một lát, nàng lại nói:

V: - Đền Vân có tiếng anh linh lắm, cậu ạ.

C: - Thế à?

V: - Tôi xin theo hầu mẹ, nhưng mẹ không cho đi.

C: - Đi làm quái gì?

(Nửa chừng xuân – Nhất Linh và Khái Hƣng)

Dựa vào ngôn ngữ của ngƣời chồng, ta nhận thấy sự thờ ơ, thậm chí là để ngoài tai lời vợ nói nên anh ta chỉ đáp lại hời hợt cho qua chuyện của vợ

56

mình. Từ đây cho ta cảm nhận tình cảm vợ chồng của đôi bạn trẻ không thắm thiết và vì thế câu chuyện đã nhanh chóng đến hồi kết khi ngƣời chồng gạt toẹt sự than thở của vợ bằng câu nói đầy vô tâm: “Đi làm quái gì?”. Từ đây thấy đƣợc ngôn ngữ tác động rất lớn trong việc thể hiện tình cảm của con ngƣời, giúp ta nhận biết mức độ chân thành của ngƣời đối thoại.

Việc sử dụng ngôn ngữ ở mỗi giới khác nhau, nữ giới sử dụng ngôn ngữ bao giờ cũng tinh tế và khéo léo hơn nam giới, bởi phụ nữ thích dùng những ngôn ngữ mềm dẻo, dễ thuyết phục ngƣời nghe còn nam giới thƣờng dùng những từ ngữ ít bóng bẩy, chú trọng vào vấn đề mình cần nói.

VD:

V: - Ông đã biết chưa. Ông nuông con ông nữa đi! Bao giờ bụng nó bằng cái thúng thì ông mới biết thế nào là nữ quyền, là văn minh, là tối tân, là giải phóng! Phương ngôn có câu nói: Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà! Ông là hại nó, ông làm nó hư hỏng, để cho tôi, tôi phải nghe lời thiên hạ chửi rủa... bới móc!

Trước những lý luận bảo thủ rất trở ngại cho cuộc giải phóng phụ nữ của nhà nước như thế, cụ chỉ nhắm nghiền mắt lại đáp:

C: - Biết rồi! Biết rồi! Khổ lắm, nói mãi!

(Số đỏ - Vũ Trọng Phụng) Ở lƣợt lời của ngƣời vợ là một lời buộc tội “nuông con” của chồng, trƣớc đi đến buộc tội, thì bà đã có thái độ mỉa mai, sau đó là trách móc và cuối cùng là kết luận: “Ông là hại nó, ông làm nó hư hỏng, để cho tôi, tôi phải nghe lời thiên hạ chửi rủa... bới móc!”. Đứng trƣớc lời buộc tội đó, đàn ông thƣờng không có thói quen dài dòng trong việc tranh luận nên chỉ nói ngắn gọn và mong vợ đừng nói nữa “Biết rồi! Biết rồi! Khổ lắm, nói mãi!”. Nhƣ vậy cùng trong một cuộc hội thoại lƣời lời này ít hơn lƣợt lời của ngƣời kia nhiều là do việc sử dụng ngôn ngữ ở mỗi ngƣời là khác nhau. Có ngƣời sử dụng ngôn ngữ

57

giao tiếp rất tốt, nhƣng cũng có ngƣời sử dụng chƣa tốt. Và trong giao tiếp vợ chồng cũng vậy, ai là ngƣời sử dụng tốt ngôn ngữ thì ngƣời đó sẽ thành công trong việc truyền đạt đầy đủ nội dung thông tin cho ngƣời khác.

Một phần của tài liệu Giao tiếp vợ chồng trong gia đình quan lại địa chủ phong kiến giai đoạn 1930 - 1945 ( qua tư liệu một số tác phẩm văn học) (KL06303) (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)